Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017

Thông tin tổng quát về gia hạn visa tại Nhật

Gia hạn visa ở Nhật là một thủ tục quan trọng khi bạn sinh sống ở Nhật, chuỗi bài viết về gia hạn visa ở Nhật sẽ bắt đầu từ các thông tin tổng quát trước khi đi sâu vào các trường hợp cụ thể hơn.



I. Quy định về đối tượng được gia hạn visa

Bạn có thể gia hạn visa bắt đầu từ thời điểm 3 tháng trước khi hết hạn visa và bắt buộc phải gia hạn trước khi hết thời hạn lưu trú. Những trường hợp vắng mặt ở Nhật trong thời gian dài do lý do đặc biệt có thể liên hệ với Cục Quản lý xuất nhập cảnh địa phương(Nyukan) để xin gia hạn sớm trước 3 tháng so với thời điểm hết hạn tư cách lưu trú.

Bạn có thể tự làm thủ tục hoặc thông qua người đại diện pháp luật.

II. Lưu ý về thủ tục, chi phí

Nơi nộp đơn xin gia hạn: Cục Quản lý xuất nhập cảnh địa phương ở nơi mình sinh sống. Xem địa chỉ tại:


Thời gian nộp đơn: 9:00~12:00, 13:00~16:00 các ngày trong tuần.

Phí gia hạn: 4000 yên

Thời gian chờ kết quả: 2 tuần đến 1 tháng

Trong thời gian chờ gia hạn visa bạn có thể xuất nhập cảnh khỏi nước Nhật nhưng cần thông báo với Cục Quản lý xuất nhập cảnh.

Khi làm thủ tục gia hạn bạn nhớ nộp luôn đơn xin phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú trong trường hợp muốn. đi làm thêm.

III. Tài liệu chuẩn bị cần thiết

Giấy tờ cần chuẩn bị có thể tải xuống từ trang chủ của Bộ Pháp vụ Nhật


a. Đơn xin gia hạn visa

Mẫu cho từng loại visa


b. Ảnh 30×40 (mm)

c. Thẻ Zairyuu

d. Giấy tờ chứng minh tư cách lưu trú ứng với từng loại visa

Xem chi tiết cho từng loại tại

e. Hộ chiếu.

(Còn tiếp)

Cùng đón đọc các thủ tục về gia hạn visa tại Nhật trong bài viết tiếp theo của ABC nhé!

Thứ Hai, 10 tháng 4, 2017

Bạn trẻ nào cũng nói muốn làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, nhưng có ai hiểu "chuyên nghiệp" là gì?

"99/100 em đi phỏng vấn đều chém câu đó. Nghe thì hay, nhưng khi đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài, nó phản ánh tính hài hước không giới hạn của các em".



Có thể chính bạn cũng đã từng rơi vào trường hợp này, lúc mới ra trường, khi đi phỏng vấn xin việc, khi được nhà tuyển dụng hỏi về mong muốn của mình, bạn trả lời rằng "tôi muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp".Thế nhưng lúc đó, "chuyên nghiệp" theo bạn là gì?

Rồi tới lúc đi làm ở những nơi đầu tiên, cũng rất có thể bạn đã không ít lần than phiền "cần được vào một môi trường làm việc chuyên nghiệp ở đây". Lúc đó, định nghĩa "chuyên nghiệp" là gì, theo bạn?

Mới đây, rất nhiều cư dân mạng đang cùng đọc và chia sẻ một bài viết với tiêu đề "Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp". Sau khi được đăng tải, bài viết này đã tạo ra sự chú ý không hề nhỏ. Không chỉ cắt nghĩa từ "chuyên nghiệp", bài viết còn đánh trúng tâm lý của các bạn trẻ khi đi xin việc và đưa ra lời khuyên.

Dưới đây chính là bài viết đang gây ra sự chú ý cũng như bàn luận từ mọi người:

"Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!"

99/100 em đi phỏng vấn đều chém câu đó. Nghe thì hay, nhưng khi đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài, nó phản ánh tính hài hước không giới hạn của các em.

Trước hết, phải dịch nôm "môi trường chuyên nghiệp" theo tưởng tượng của các em:

- Công ty lớn, văn phòng đẹp

- Lương cao, thưởng đều, nghỉ mát đầy đủ.

- Nhân viên ăn mặc đẹp, thơm tho.

- Sếp hiền như bà tiên, ông bụt.

- Không quản lý về thời gian, nhưng cũng đừng quản lý cả hiệu suất.

- Làm việc bất đắc kỳ tử, hứng lên: làm như trâu chó, hết hứng: không làm.

Kiểu kiểu thế.

Các em xem nhiều phim, đọc nhiều tiểu thuyết, theo dõi nhiều show truyền hình thực tế nên chắc bị lậm. Thực tế "môi trường làm việc chuyên nghiệp" nó như này:

1. Quy trình chuyên nghiệp: nghĩa là em biết công việc cần làm bắt đầu từ đâu, kết thúc thế nào, phối hợp với ai, trong bao lâu phải hoàn thành. Em là một mắt xích trong cái quy trình đó, em làm việc đúng, làm việc đủ để đảm bảo quy trình vận hành trơn tru, vì ngoài em, những em khác cũng tham gia vào quy trình này, một đứa phá thối, cả quy trình sẽ rối loạn. Như cái chợ ấy, sẽ không còn chuyên nghiệp nữa.

2. Chính sách minh bạch: nghĩa là thưởng phạt phân minh, em biết em làm tốt được gì, làm tồi sẽ mất gì.

3. Con người chuyên nghiệp: chính là em, là tôi, là các bạn đồng nghiệp khác. Con người chuyên nghiệp là việc đã giao thì phải hoàn thành. Em có hứng thú hay không hứng thú, sức khoẻ tâm sinh lý có ổn định hay không em vẫn phải hoàn thành công việc. Cái đó còn được gọi là thái độ chuyên nghiệp.

Em hình dung như mình đang ở trong nhà máy sản xuất gà chiên, em phụ trách công đoạn vặt lông gà, bạn tiếp theo làm công đoạn chặt gà v.v... Hôm nay trái gió trở giời, mặt trời không đủ sáng để em quang hợp tạo ra hứng, em không làm việc vặt lông gà. Dây chuyền vẫn phải chạy, vậy là hoặc là không có gà để chiên, hoặc sẽ có món gà chiên cả lông, khách không mua, công ty không có doanh thu, nhưng em vẫn đòi hưởng lương bình thường. Undecided

Đấy, chuyên nghiệp nó chỉ thế thôi. Làm đúng, làm đủ là được, không cần "làm quá". Các em đi làm việc, không phải nghệ sĩ (mà nghệ sĩ họ cũng có nguyên tắc chứ không vô tội vạ như em tưởng). Các em làm việc tuỳ hứng, vô tội vạ. Xong các em đòi hỏi cái này mới quá đáng này: Sếp phải tâm lý, không được nổi cáu mà phải khéo léo tìm cách motivate em. Đùa, Sếp chứ có phải phường chèo mua vui cho các em đâu. Em thích Sếp phải như Tây còn bản thân mình thì cứ như... Ta. Chẳng bao giờ tự hỏi mình đã làm đúng, làm đủ chưa, chỉ thích mộng mơ và hờn dỗi.

Như thế là lừa đảo em ạ, em lừa người phỏng vấn để vào công ty. Em lừa nguyên cả một đám đồng nghiệp vì làm họ tưởng em là người có thể kề vai sát cánh, cùng làm-cùng hưởng-cùng chịu trách nhiệm. Xong rồi em lật lọng, giở mặt, em hiện nguyên hình là một thành phần vô trách nhiệm, làm ăn chả ra gì, em để lại đống hổ lốn em gây ra, và để lại trên vai họ thêm vài gánh nặng.

Lần sau đi phỏng vấn, thay vì nói "em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp" em hãy tự hỏi "mình đã chuyên nghiệp đủ với môi trường đó hay chưa" em nhé.

Nguồn: Facebook

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Các từ mang nghĩa khích lệ trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật không có từ ngữ nào có thể chuyển đổi sang từ “cố lên”, do vậy người Nhật không dùng từ mang nghĩa cố lên mà thay vào đó, họ sử dụng những câu nói, từ ngữ mang hàm ý khuyến khích và tạo động lực cho người nghe.



Những câu chúc, động viên cố lên ý nghĩa.

Một trong những cách nói cố lên tiếng Nhật phổ biến nhất là nói từ Ganbatte 頑 張 っ て (gan-bat-te).

Từ này được hiểu là "hãy cố gắng nhé" hay "cố lên nhé". Học giao tiếp thông thường, bạn sẽ chỉ nghe hầu như là câu nói này; tuy nhiên trong một số trường hợp mà sử dụng câu này có thể sẽ khiến người nghe cảm thấy bị thương hại hay có cảm giác người nói không tin tưởng mình sẽ làm được.

Do vậy, bạn cần phải chú ý và sử dụng lời khích lệ sao cho đúng với trường hợp khác nhau, sau đây là một số câu nói khích lệ tiếng Nhật khác mà bạn cần phải biết để có thể thay thể cho từ Ganbatte 頑 張 っ て.

1. う ま く い く と い い ね (Umaku Ikuto Iine)

う ま く い く と い い ねđược dịch là "chúc may mắn" .

Cụm từ này mang sắc thái khuyến khích và mức độ tin tưởng cao hơn Ganbatte 頑 張 っ . Người nghe sẽ cảm thấy tốt hơn và vui vẻ hơn.

2. じ っ く り い こ う よ (Jikkuri Ikouyo)

じ っ く り い こ う よđược hiểu là "từ từ thôi/ thoải mái đi nào".

Đối với những người đã cố gắng hết sức mình nhưng vẫn không đạt được hoàn toàn mục tiêu, thì bạn không thể nói Ganbatte như thể thức giục người khác làm một lần nữa. Thay vào đó, bạn có thể khuyến khích sự tiến bộ một cách dần dần bằng câu nói じ っ く り い こ う よ. Từ từ thôi, dù có tiến 10 bước hay 1 bước vẫn là đang tiến lên.

3. 無理 は し な い で ね (Muri Wa Shinaidene)

無理 は し な い で ね nghĩa đen có nghĩa là "đừng quá áp lực/ đừng nghĩ nó quá khó", nhưng nó cũng có thể được dịch thành "bảo trọng".

Đây là một cụm từ phổ thông được dùng khi người khác đã cố gắng làm gì đó rồi và đang chờ đợi kết quả.

4. 元 気 出 し て ね / 元 気 出 せ よ! (Genki Dashite ne / Genki Daseyo!)

Hai cụm từ này có nghĩa là "Thôi nào! Vui lên! " Nếu bạn của bạn rõ ràng đang đánh mất niềm tin và cảm thấy tồi tệ khi làm một việc gì đó, tại sao không nói với anh ta một cách vui vẻ để khuyến khích tâm trạng họ tốt hơn?

Không bao giờ nên nói với anh ấy "Ganbatte" vào thời điểm tồi tệ nhất vì nó có thể làm cho anh ta cảm thấy rằng anh ta đã không làm tốt việc của mình.



5. 踏 ん 張 っ て / 踏 ん 張 れ (Funbatte / Funbare)

Câu này được hiểu là "hãy tiếp tục cố gắng/ đừng từ bỏ".

Nếu chúng ta nói "Ganbatte", nó làm cho mọi người cảm thấy như họ phải cố gắng hơn nữa, vì họ chưa làm tốt.

Nhưng 踏 ん 張 っ て là một cụm từ hay để nói với mọi người rằng tình hình không tệ lắm đâu, và bạn đang làm rất tốt, hãy giữ tiến độ như vậy và cố gắng nhé.

6. 気 楽 に ね / 気 楽 に い こ う よ! (Kirakuni ne / Kirakuni Ikouyo!)

"Dễ thôi mà" là một cách nói cố lên tiếng Nhật. Hãy hiểu câu này như một lời an ủi, mọi thứ sẽ ổn cả thôi.

7. ベ ス ト を 尽 く し て ね

"Cố gắng hết sức là được" Câu nói này có vẻ rất giản dị và mạnh mẽ, tuy nhiên, đáng tiếc trong tiếng Nhật, câu nói này mang âm sắc khá lịch sự, nghiệm nghị. Điều này có thể khiến người nghe cảm thấy hời hợt, rằng bạn đang không quá chân thành cổ vũ họ, hoặc họ có thể cảm thấy mình làm chưa đủ tốt.

Tuy nhiên "ベ ス ト を 尽 く し て ね" vẫn là một cụm từ tốt để khuyến khích mọi người để đạt được một cái gì đó. Bạn nên sủ dụng khi khuyến khích một người làm công việc lớn, lâu dài.



Hi vọng những từ này sẽ hữu ích đối với các bạn, cùng động viên nhau cố gắng nhé!

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Người Việt đầu tiên bị dính liền cơ thể trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Nhật Bản

Anh Đức sẽ chính thức trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima vào tháng 4 năm nay. 8X Việt sẽ giảng bài cho sinh viên về hòa bình và tầm quan trọng của cuộc sống.

 Mới đây, trang NHK đã đăng tải thông tin Nguyễn Đức (36 tuổi), người em trong ca phẫu thuật tách rời cặp song sinh dính liền nổi tiếng lịch sử y học Việt Nam, được mời làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima (Nhật Bản).



Với vai trò Đại sứ hòa bình tại Nhật Bản, nằm trong ban chấp hành Hội hữu Nghị Việt Nam- Nhật Bản (2016 – 2021), anh Đức đã có dịp đế thăm thành phố Hiroshima vào tháng 10/2016. Tại buổi gặp gỡ, anh bày tỏ nguyện vọng được làm việc tại Nhật Bản với bà Kubota Tomik, phó hiệu trưởng trường Đại học.

Anh Đức sẽ chính thức trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc tế Hiroshima vào tháng 4 năm nay. 8X Việt sẽ giảng bài cho sinh viên về hòa bình và tầm quan trọng của cuộc sống.

Trong chuyến thăm của Nhật Hoàng đến Việt Nam vào tháng 3 vừa qua, anh Đức được vinh dự là người tiếp đón và diện kiến những nhân vật cấp cao này.

Nguyễn Đức (sinh 25/2/1981) là em trai song sinh của Nguyễn Việt (sinh25/2/1981 mất 6/10/2007). Hai anh em Việt – Đức là cặp sinh đôi đầu tiên dính liền nhau ở phần bụng – bộ phận sinh dục – hậu môn và trọng lượng chỉ 2,2 kg, được sinh ra ở Sa Thầy, Kon Tum, Việt Nam.

Ngày 4/10/1988, Việt và Đức được phẫu thuật tách rời thành công tại TP.HCM, do bác sĩ Trần Đông A làm trưởng kíp mổ. Đức và Việt từng có thời gian điều trị tại Nhật Bản và được các bác sĩ ở đất nước mặt trời mọc giúp đỡ tận tình. Để tỏ lòng biết ơn, sau khi kết hôn và sinh con khỏe mạnh, Đức đã đặt tên 2 cháu là Phú Sĩ và Anh Đào.




Hiện tại, anh Đức và vợ con sống ở một con hẻm nhỏ trên đường Điện Biên Phủ, quận 10, TP HCM. Anh là trụ cột của gia đình, nuôi 5 thành viên trong nhà bằng công việc hành chính tại làng Hòa Bình của Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM).

Dù mất một chân, đi lại khó khăn nhưng anh Đức vẫn tự mình giải quyết mọi vấn đề từ cá nhân đến công việc.

Theo chia sẻ của một thành viên trong trường Đại học Quốc tế Hiroshima, Nguyễn Đức vô cùng vui mừng và vinh hạnh khi có cơ hội giảng dạy tại Nhật Bản. Anh sẽ đến Nhật Bản vài lần một năm để hoàn thành vai trò giáo sư thỉnh giảng của mình.

Đây là niềm vinh dự lớn cho cá nhân anh Đức, gia đình nhỏ của anh nói riêng và những người Việt khuyết tật nói chung.

Thiên Ái (Tri Thức Trẻ)

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2017

Khác biệt trong cách dạy con của người Nhật khiến cả thế giới ngưỡng mộ

Người Nhật Bản nổi tiếng thế giới nhờ sự thông minh, tính kỷ luật và cách ứng xử văn minh, lịch sự. Để có được điều này là nhờ hệ thống giáo dục tuyệt vời và vô cùng khác biệt.

1. Tiên học lễ, hậu học văn



Học sinh Nhật Bản trong 3 năm học đầu tiên gần như không phải trải qua bất cứ kỳ thi nào, trừ những bài kiểm tra nhỏ. Người ta tin rằng, trước khi lên 10 tuổi, điều quan trọng nhất trẻ cần học được là cách cư xử tốt và phát triển tính cách của bản thân thay vì việc đánh giá kiến thức. Trẻ em được dạy cách tôn trọng người khác, đối xử thân thiện với động vật và thiên nhiên. Chúng cũng sẽ được học đức tính rộng lượng, lòng nhân ái, sự đồng cảm, tự lập và lẽ công bằng.

2. Năm học mới bắt đầu từ 1/4


Trong khi hầu hết các trường học trên thế giới đều khai trường vào khoảng tháng 9 và tháng 10, thì tháng 4 lại đánh dấu cho sự khởi đầu của học tập và kinh doanh của đất nước mặt trời mọc. Ngày đầu tiên đến trường thường trùng với mùa hoa anh đào nở, hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất Nhật Bản.

Một năm học được chia thành 3 kì: mùng 1 tháng 4 đến 20 tháng 7, mùng 1 tháng 9 đến 26 tháng 12, và mùng 7 tháng 1 đến 25 tháng 3. Học sinh Nhật Bản sẽ nghỉ hè 6 tuần, và cũng có hai kì nghỉ hai tuần vào mùa đông và mùa xuân.

3. Hầu hết các trường không tuyển lao công


Học sinh Nhật Bản phải tự làm sạch lớp học, nhà ăn, thậm chí là nhà vệ sinh chung của toàn trường. Học sinh được chia thành từng nhóm nhỏ và nhận sự phân công dọn dẹp trong suốt năm học.

Các nhà quản lý giáo dục Nhật Bản tin rằng, quy định này sẽ giúp học sinh tạo lập được thói quen làm việc nhóm và giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó, thời gian trẻ em tự giác quét nhà, lau dọn vệ sinh sẽ giúp chúng tôn trọng công việc của bản thân và người khác hơn.

4. Bữa trưa được tiêu chuẩn hóa và ăn trong lớp học

Hệ thống giáo dục Nhật Bản luôn cố gắng đảm bảo cung cấp các bữa ăn cho học sinh đủ chất dinh dưỡng, sạch sẽ và an toàn. Người thực hiện những bữa ăn không chỉ là đầu bếp chuyên nghiệp mà còn là các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Hơn nữa, cả lớp sẽ ăn trưa cùng giáo viên, góp phần xây dựng mối quan hệ thầy trò tích cực, thân thiện.

5. Các lớp học phụ đạo rất phổ biến



Để được nhận vào một trường trung học tốt, học sinh Nhật Bản thường xuyên phải tham gia giờ học phụ đạo sau giờ học chính thức. Thông thường, các lớp học này sẽ được tổ chức vào buổi tối. Vì vậy, việc từng đoàn học sinh trở về sau giờ học tối là hình ảnh rất quen thuộc ở đất nước này.

Sinh viên Nhật Bản cũng vậy, ngoài 8 tiếng học tập trên giảng đường, họ còn tham gia vào việc nghiên cứu tài liệu ngay cả những ngày cuối tuần. Không có gì ngạc nhiên, hầu hết học sinh ở tất cả các cấp không có tình trạng lưu ban.

6. Ngoài môn học cơ bản, học sinh Nhật được học thư pháp và thơ ca truyền thống

Thư pháp Nhật Bản, hoặc Shodo dạy trẻ cách sử dụng bút lông và mực in để viết chữ tượng hình trên giấy gió. Đối với người Nhật, Shodo là một nghệ thuật truyền thống phổ biến.

Ngoài ra, Haiku là loại hình thơ có thể thức đơn giản nhưng truyền đạt những cảm xúc rất sâu sắc cho độc giả.

Cả 2 loại hình nghệ thuật này đều hướng đến việc dạy trẻ tôn trọng nét văn hóa và bản sắc riêng, giàu truyền thống của đất nước Nhật Bản hàng trăm năm tuổi.

7. Học sinh đều phải mặc đồng phục đến trường


Hầu như học sinh ở tất cả các trường đều phải mặc đồng phục. Ngoài một số trường có thiết kế riêng, còn lại đều mặc theo kiểu mẫu truyền thống là con trai mặc phong cách quân đội và con gái mặc đồ thủy thủ.

Quy định này nhằm góp phần loại bỏ rào cản giàu – nghèo trong xã hội, giúp tất cả học sinh bình đẳng khi học tập. Bên cạnh đó, việc mặc đồng phục còn góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong giới trẻ.

8. Tỷ lệ đi học ở Nhật là 99,99%

Có lẽ, mỗi chúng ta từng có ít nhất 1 lần trốn học. Tuy nhiên, sinh viên Nhật không có thói quen bỏ học hay đến muộn. Hơn nữa, theo khảo sát có tới 91% học sinh, sinh viên Nhật không bao giờ bỏ sót những lời giảng dạy của giáo viên. Thật khó để các quốc gia khác cũng có được con số thống kê đáng tự hào như vậy.

9. Một kỳ thi quan trọng duy nhất quyết định tương lai của học sinh



Vào năm cuối của trường trung học, học sinh Nhật Bản sẽ tham gia một kỳ thi quan trọng nhất, quyết định tương lai của họ. Mỗi học sinh sẽ được chọn trường đại học mà mình muốn theo đuổi, và trường đó sẽ yêu cầu một số điểm nhất định. Nếu học sinh không đạt được số điểm đó thì không thể tham gia học đại học.

Tỷ lệ cạnh tranh ở Nhật là rất cao, chỉ có khoảng 76% học sinh đỗ đại học. Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên khi các giai đoạn chuẩn bị kì thi đại học được đặt tên là “bài kiểm tra địa ngục”.

10. Đại học là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời


Sau khi vượt qua “bài kiểm tra địa ngục”, học sinh Nhật Bản sẽ được nghỉ ngơi thoải mái. Đây là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời mỗi người. Đôi khi, người Nhật gọi thời gian học đại học là một “kỳ nghỉ” trước khi bước vào thời kỳ làm việc đầy căng thẳng và áp lực.

(Nguồn: Sưu tầm)

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017

Những trường Nhật ngữ hàng đầu của Nhật Bản?

Bạn đã biết về những trường Nhật ngữ hàng đầu của Nhật Bản chưa? Hãy cùng ABC đi tìm hiểu về danh sách những trường Nhật ngữ chất lượng trong bài viết dưới đây để tham khảo trước khi lựa chọn trường để đi du học nhé!

1. Học viện Nhật ngữ quốc tế KIJ (Kobe)

Kobe là một trong những lựa chọn phổ biến nhất đối với các sinh viên Việt Nam khi có ý định du học Nhật Bản.



Bên cạnh việc thiết kế các khóa học phù hợp với nhu cầu, lợi ích của các học viên nước ngoài, nhà trường còn hỗ trợ tối đa cho học viên cho tới khi được các trường Đại học tiếp nhận. Đặc biệt, học viện nhấn mạnh đến sự độc lập, tự tin trong giao tiếp và thường xuyên sử dụng tiếng Nhật để học viên cảm thấy thoải mái hơn khi sống ở Nhật.

2. Trường Nhật ngữ Minsai (Kyoto)

Trường Minsai nằm ở Kyoto – thành phố của văn hóa, thành phố với nhiều trường đại học nổi tiếng và những doanh nghiệp hiện đại. Thông qua những chương trình giảng dạy tiếng Nhật, các bạn sinh viên sẽ tích lũy được những kinh nghiệm để có thể khám phá hết vẻ đẹp của Nhật Bản.

Trường Minsai được thành lập ở đây như một hình thức mới về giáo dục và đào tạo. Không chỉ hướng tới việc giảng dạy ngôn ngữ khi theo học tại trường Nhật ngữ Minsai, học viên còn được truyền đạt những kiến thức về văn hóa Nhật Bản, cách suy nghĩ và đời sống hàng ngày của người Nhật.

3. Học viện quốc tế Logos (Kanagawa)

Với triển vọng mang tầm nhìn quốc tế, học viện quốc tế Logos được thành lập với sứ mệnh mang văn hóa, truyền thống và kỹ thuật của Nhật Bản đến với thế giới.

Học viên quốc tế Logos giảng dạy kỹ năng cơ bản chính xác ngôn ngữ tiếng Nhật cho các sinh viên nước ngoài nhiều tham vọng theo học tại các trường cao đẳng kỹ thuật khác nhau, trường đại học và trường học sau đại học. Chính chương trình học với những giáo trình chuẩn quốc tế, sinh viên du học Nhật Bản theo học tại Học viện quốc tế Logos sẽ được trang bị những kỹ năng Nhật ngữ cần thiết trong suốt quá trình học từ lúc nhập học và sau khi khóa học kết thúc.

4. Trường Nhật ngữ MCA (Tokyo)

Được thành lập năm 1988 với tâm niệm “ngôn ngữ là phương tiện liên kết giữa người với người”, trường Nhật ngữ MCA là địa chỉ được tìm kiếm nhiều nhất của sinh viên du học Nhật.



Đội ngũ giáo viên của trường là những người tâm huyết, có bằng cấp giảng dạy tiếng Nhật và hiểu biết sâu rộng về các nền văn hóa khác nhau.

5. Trường Nhật ngữ ISI (Tokyo)

Tọa lạc tại trung tâm Tokyo, cách ga Takadanobaba vài phút đi bộ, Nhật ngữ ISI là địa chỉ đáng tin cậy với những ai muốn du học Nhật.

Trường Nhật ngữ ISI có 4 cơ sở tại 3 khu vực khác nhau: Tokyo, Nagano và Gifu. Đến ISI, ngoài việc lựa chọn các khóa học phù hợp với khả năng của mình, sinh viên còn có thể tìm khu vực địa lý thích hợp với sở nguyện của họ.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của sinh viên học lên trình độ cao hơn, ISI tại Tokyo cung cấp rất nhiều các khóa học nhằm mang lại cơ hội cho sinh viên thi đỗ vào tốp các trường đại học, cao đẳng, trường nghề hàng đầu tại Nhật. Ngoài ra, trường cũng tổ chức rất nhiều các sự kiện giao lưu với sinh viên Nhật Bản nhằm tạo cơ hội nói tiếng Nhật và tìm hiểu văn hóa Nhật cho sinh viên du học Nhật Bản.

6. Trường ngôn ngữ Nagano NLC (Nagano)

Tập đoàn giáo dục ISI (ISI Education Group) là một tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực giáo dục rất nổi tiếng tại Nhật Bản. ISI có Trường tiếng Nhật tại Thủ đô Tokyo và tỉnh Gifu, ngoài ra còn có Trường trung cấp ngoại ngữ tại tỉnh Nagano.

Khi theo học tại trường ngôn ngữ Nagano NLC, bạn có nhiều cơ hội theo học các khóa học đa dạng và phụ thuộc vào mục tiêu tương lai.

7. Trung cấp ngoại ngữ và kinh doanh Tokyo (Tokyo)

Trung cấp ngoại ngữ và kinh doanh Tokyo cũng được biết đến như một trong những cơ sở đào tạo Nhật ngữ hàng đầu Nhật Bản.

Học viên sẽ được cung cấp và trang bị vốn ngôn ngữ chuẩn mực cũng như như những nét truyền thống Nhật Bản thông qua các hoạt động ngoại khóa khi đến với ngôi trường này.

8. Học viện quốc tế J (Osaka)

Học viện Quốc tế J là trường Nhật ngữ được thành lập bởi tập đoàn Kokusai Tsuhinsha, một tập đoàn có lịch sử phát triển lâu dài, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như: xuất bản, IT, y tế, giáo dục… Được hỗ trợ tối đa về mọi mặt chính là những gì học viên nhận được khi theo học tại học viện quốc tế J.

9. Học viện quốc tế Ashiya (Osaka)

Trong lĩnh vực đào tạo tiếng Nhật , học viện quốc tế Ashiya là một trong những trường có chất lượng hàng đầu tại xứ sở hoa anh đào. Theo học tại Học viện quốc tế Ashiya học viên không chỉ đơn giản là học tiếng Nhật mà còn có thể học Ngoại ngữ dưới những cách hiểu sâu sắc về phong tục và tập quán.

10. Trường Nhật ngữ JCLI (Tokyo)

Đây là trường chuyên dạy tiếng Nhật danh tiếng tại Nhật Bản vì sự kết hợp của truyền thống và uy tín. Trường Nhật ngữ JCLI (Japan Culture Language Institute) tọa lạc tại Takadanobama, Shinjuku-ku (Làng đại học), ngay trung tâm thủ đô Tokyo. Ngôi trường được thành lập năm 1980.

Đặc biệt, học viên có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của JCLI vì đây là ngôi trường được đánh giá cao về đội ngũ giáo viên giỏi, tỷ lệ vào đại học và chất lượng tiết học.

Nếu bạn đang có dự định đi du học Nhật Bản và mong muốn được học tập tại những trường top đầu của Nhật thì hãy liên hệ ABC để được tư vấn chi tiết nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/