Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Thứ trưởng Doãn Mậu Hiệp tiếp Nghị sỹ Hạ viện Nhật Bản

Chiều ngày 01/12/2015, tại Trụ sở Bộ, thay mặt Lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp có buổi tiếp thân mật ngài Kishi Nobuo – Nghị sĩ Hạ viện Nhật Bản cùng đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp Nhật Bản. Cùng dự buổi tiếp với Thứ trưởng còn có Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Quản lý lao động ngoài nước và các đơn vị có liên quan.


Thay mặt Lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp hoan nghênh chuyến thăm của Đoàn tới Bộ LĐ-TBXH. Thứ trưởng cám ơn các bạn Nhật Bản đã giúp đỡ Việt Nam không chỉ trong chương trình Thực tập sinh Việt Nam mà các doanh nghiệp Nhật Bản còn đầu tư vào Việt Nam để tạo thêm việc làm cho thanh niên Việt Nam. Gần đây chương trình Thực tập sinh đã được triển khai hiệu quả với tổng số thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản là 40.000 người.

Tại buổi tiếp, ngài Nghị sĩ bày tỏ mong muốn có thêm những thông tin về Chương trình đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản. Ngài hy vọng, thời gian tới Nhật Bản sẽ tiếp nhận được nhiều thực tập sinh sang làm việc để nâng cao tay nghề và những thực tập sinh này sau khi trở về Việt Nam sẽ tiếp tục cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của nước nhà.

Trước chia sẻ của ngài Nghị sĩ, Thứ trưởng bày tỏ lời cảm ơn tới các bạn Nhật Bản đã quan tâm tới những thực tập sinh của Việt Nam, giúp đỡ họ trong cuộc sống, hướng dẫn trong công việc. Thứ trưởng cho biết, Nhật Bản là một thị trường có yêu cầu cao đối với lao động, nên quá trình đào tạo cho thực tập sinh cả về tay nghề và ngoại ngữ đã được tiến hành khá kỹ lưỡng tại Việt Nam. Tuy nhiên, Nhật Bản và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, nếp sống nên đây là một thị trường được nhiều thanh niên Việt Nam lựa chọn.


Hiện nay, Bộ LĐ-TBXH chú trọng vào công tác đào tạo, định hướng trong tuyển sinh thực tập sinh và giúp các thực tập sinh hiểu về văn hóa và nếp sống của Nhật Bản nhằm giúp các em sớm hòa nhập khi sang làm việc tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đưa thực tập sinh sang Nhật còn có sự phối hợp khá tốt để trao đổi thông tin về đào tạo… Ngoài ra, Bộ LĐ – TBXH nỗ lực rất lớn nhằm giảm thiểu chi phí giúp giảm áp lực cho các thực tập sinh, giúp các em có cơ hội làm việc tại Nhật Bản với môi trường làm việc hiện đại, tác phong kỷ luật cao và mức thu nhập tốt tạo một nguồn vốn tương đối để lập nghiệp khi về nước.

Thứ trưởng cũng giới thiệu với Ngài Nghị sĩ về những chương trình đưa thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản của Bộ LĐ-TBXH. Nhân chuyến thăm này, Thứ trưởng đề nghị ngài Nghị sĩ sẽ tác động để khuyến khích các đối tác của Nhật bản hợp tác với Việt Nam trong những lĩnh vực như dạy nghề, dạy tiếng nhật cho Thực tập sinh và mở rộng những ngành nghề tuyển chọn thực tập sinh Việt Nam… Thứ trưởng tin rằng với nỗ lực của cả hai nước Việt Nam và Nhật Bản, chương trình đưa Thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc sẽ được tiến hành minh bạch và đảm bảo lợi ích cho các thực tập sinh và các doanh nghiệp tham gia.

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng đã trả lời một số câu hỏi được các đại diện các doanh nghiệp của Nhật Bản quan tâm về vấn đề thực tập sinh của Việt Nam.

Kết thúc buổi tiếp, ngài Nghị sĩ cảm ơn Thứ trưởng đã dành thời gian giới thiệu chi tiết những chương trình hợp tác đưa Thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản và sẵn sàng hỗ trợ để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa 2 nước nói chung cũng như quan hệ hợp tác trong lĩnh vực của Bộ LĐ-TBXH như Thứ trưởng đề cập tới.

(Nguồn: Molisa)

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Tháng 5 thiên đường hoa ở Nhật Bản

Tháng 5 là mùa hoa nở rộ trên đất nước Nhật Bản. Vì vậy du lịch Nhật Bản trong mùa hè này ,bạn hãy chuẩn bị máy ảnh sẵn sàng để lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt vời đó.

Thác hoa tử đằng - công viên Ashikaga

Loài hoa Hoa Tử Đằng hay còn gọi là hoa Fuji rất được yêu chuộng ở đất nước mặt trời mọc. Hoa thường nở vào đầu tháng 5 và được trồng nhiều nhất trong công viên Ashikaga.




Là biểu tượng cho tình yêu của xứ xở Phù Tang. Chính vì thế mà ở công viên hoa Ashikaga, người ta đã cho trồng hẳn một rừng hoa Fuji để mọi người có thể thưởng thức và chiêm ngưỡng. Có thể nói không ngoa rằng không ở đâu hoa Fuji lại đẹp và tươi tắn như ở công viên Ashikaga. Những bông hoa Fuji mềm mại như những áng mây và thảm hoa trải dài miên man đến ngút ngàn.

Hoa Osaka ( Bọ cạp vàng )

Nói đến tháng 5, người ta thường nhắc đến sắc vàng Osaka. Hoa Osaka hay còn gọi là hoa Bọ Cạp vàng hay hoa Nữ hoàng, mỗi năm chỉ nở một lần vào giữa mùa khô sau khi cây trút sạch lá. Hoa Osaka nếu nở đồng loạt, đặc biệt là trên những con đường trồng toàn loại hoa này thì thực sự đây là một nét đẹp cực kì hấp dẫn.




Hoa Thủy Tiên - đảo Honshu

Cánh đồng hoa Thủy Tiên ở gần bờ biển Ibaraki ở trên đảo Honshu, du khách đến đây được chiêm ngưỡng  loài hoa Thủy Tiên (Hitachi tiếng Nhật)… Hoa thủy tiên loài hoa có màu xanh, hoa mọc trải dài trên các sườn đồi màu xanh mướt như trải dài tới tận chân trời.

 Hàng năm, tại công viên Hitachi, đảo Honshu, Nhật Bản đều tổ chức lễ hội Ngắm hoa Thủy Tiên. 4,5 triệu cây hoa Thủy Tiên cùng nở xanh khắp các triền đồi khiến người ta có cảm giác như cả bầu trời đã được đặt xuống mặt đất.





Cánh đồng Hoa chi Anh - tỉnh Saitama

Hoa Chi Anh là một loại hoa chỉ có ở đất nước mặt trời mọc,theo tiếng Nhật là “ Shiba Zakura “ một loại cây thuộc loại thảo, cây chỉ cao từ 20-30 cm. Hoa có màu tím hơi giống hoa anh đào , tím viền trắng, hoa màu tím đỏ hay trắng, 5 cánh đơn. Hoa Chi Anh được trông nhiều nhất ở khu Hitsuji vùng Chichibu tỉnh Saitama . Hoa Chi Anh thường nở rộ vào tháng 5 tháng 6 với sắc màu rực rõ, bừng sáng dưới ánh nắng mặt trời.


Cánh đồng hoa oải hương - Furano, Hokkaido.

Đến  Furano, bạn sẽ ngỡ ngàng dường như bạn đang lạc vào thiên đường oải hương với đủ sắc màu mà thiên nhiên đã vô tình ban tặng nơi đây. Bởi ở thung lũng hoa, ngoài màu tím thanh khiết của oải hương còn có những loài hoa khác cũng đua sắc cùng thảo mộc tình yêu.

Thời điểm nở rộ của những luống hoa khổng lồ nơi đây là vào cuối tháng sáu cho tới hết tháng tám.




Những luống oải hương khổng lồ đã trở thành một biểu tượng đặc biệt và đáng nhớ về Furano, Hokkaido. Đó cũng chính là lý do vì sao, cứ đến cuối hè, sang thu, lượt khách đi du lịch Nhật Bản tới thung lũng hoa này càng ngày càng tăng lên .

Cánh Đồng Hoa Hướng Hương



Trong miền đất nhiều nắng ấy được chiêm ngưỡng những cánh đông hoa hướng dương đẹp rạng rỡ trải dài  bất tận ”. Hoa hướng dương có tính khử xạ do đó Nhật Bản loài hoa này chính phủ đang khuyến khích trồng  . Với những người yêu thích du lịch, những cánh đồng hoa tuyệt đẹp này trở thành điểm đến thú vị khi đến với Nhật Bản.

Hãy đến với đất nước Nhậ Bản xinh đẹp để được đắm chìm vào sắc hoa tháng 5!

Ngây ngất trước khung cảnh thần tiên mùa thu Nhật bản

Mùa thu ở Nhật Bản được coi là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong năm vì lúc này toàn bộ đất nước mặt trời mọc dường như được bao phủ bởi sắc vàng và đỏ của cỏ cây, hoa lá. 

Thêm vào đó, mùa thu cũng là thời điểm Nhật Bản diễn ra nhiều lễ hội và sự kiện đặc biệt như Halloween và Oktoberfest.

Cùng ABC đắm mình trong khung cảnh thần tiên của tiết trời thu Nhật Bản nhé!









Mê mẫn những món ăn Nhật siêu dễ thương

Sẽ rất nhiều người cho rằng, thức ăn thì chỉ cần ngon miệng, nhưng không, Nhật Bản lại coi việc trang trí món ăn là một môn nghệ thuật cao quý. Họ không ngừng sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới lạ để trang trí những món ăn của mình thành những tác phẩm siêu đáng yêu, khiến thực khách mê mẩn.















Thứ Hai, 2 tháng 11, 2015

Những quy tắc nói tiếng Nhật hiệu quả

Sử dụng 7 quy tắc nói tiếng Nhật và tôi tin bạn sẽ thành công. Đừng từ bỏ, đừng lo lắng. Thích thú với việc học tiếng Nhật, và sử dụng những quy tắc này - bạn sẽ nói tiếng Nhật dễ dàng.



Quy tắc số 1: Luôn luôn học và ôn tập nhóm từ, không phải từng từ riêng lẻ

Không bao giờ học một từ riêng lẻ. Khi bạn gặp từ mới, luôn luôn nhớ viết ra nhóm từ sử dụng nó. Và khi ôn lại cũng ôn luôn nhóm từ, không ôn một từ. Việc ôn một nhóm từ giúp bạn nhớ các từ một cách có hệ thống, nhớ từ này liên tưởng đến từ kia và giúp gia tăng số lượng từ bạn có thể ghi nhớ.
Sưu tập nhóm từ: Ngữ pháp và kỹ năng nói sẽ tăng nhanh hơn 6 – 8 lần. Đừng bao giờ học một từ riêng lẻ. Đừng bao giờ viết một từ riêng lẻ vào tập vỡ mà hãy luôn nhớ viết cụm từ. 

Quy tắc số 2: Không học ngữ pháp

Ngay bây giờ đừng học ngữ pháp. Hãy để sách ngữ pháp ra xa. Quy tắc ngữ pháp chỉ dạy bạn nghĩ về tiếng Nhật, bạn muốn nói tiếng Nhật một cách tự nhiên mà không cần suy nghĩ hãy học tiếng Nhật mà không học ngữ pháp, việc nói của bạn cải tiến nhanh chóng, bạn sẽ nói tiếng Nhật tự nhiên. Tôi chắc rằng bạn đã mất quá nhiều thời gian cho việc học ngữ pháp mà không thể nói tiếng Nhật được một cách trôi chảy. 

Quy tắc số 3: Nghe trước

Quy tắc nào quan trọng nhất? Câu trả lời đơn giản, đó là nghe. Bạn phải nghe tiếng Nhật mỗi ngày. Đừng đọc sách. Nghe tiếng Nhật, là chìa khóa để thành công trong việc học tiếng Nhật. Hãy bắt đầu tập nghe mỗi ngày.

Học bằng tai, không học bằng mắt. Ở trường bạn học tiếng Nhật bằng mắt. Bạn đọc sách, bạn nắm quy tắc ngữ pháp. Với phương pháp Efforless Japanese, bạn học tiếng Nhật bằng tai, không phải bằng mắt. Hãy nghe tiếng Nhật từ 2 – 3 giờ mỗi ngày. Hãy dành thời gian để nghe tiếng Nhật – đó là chìa khóa để nói giỏi. 

Quy tắc số 4: Học chậm, học thật kỹ là tốt nhất



Làm thế nào để nói tiếng Nhật tự động. Đừng học nhiểu từ vựng trong một thời gian ngắn, số lượng không phải là yếu tố quyết định mà chính là chất lượng của bài học đi kèm với thời gian học.  Bí mật nói dễ là học từ và cụm từ thật kỹ. Không chỉ biết định nghĩa, không chỉ nhớ để làm bài thi mà bạn phải ghi vào sâu trong trí nhớ. Để nói tiếng Nhật dễ, bạn phải lặp lại mỗi bài học nhiều lần.
Học kỹ, nói dễ như thế nào? Chỉ cần lặp lại tất cả những bài học hoặc nghe nhiều lần. Chẳng hạn, nếu bạn có sách nói, hãy nghe chương đầu tiên 20 lần trước khi nghe đến chương thứ hai. Bạn có thể nghe chương đầu tiên 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày. 

Quy tắc thứ 5 : Sử dụng những câu chuyện ngắn

Đây là một cách hiệu quả để học và sử dụng tiếng Nhật một cách tự động.
Hãy sử dụng những câu chuyện ngắn, bạn phải học ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Nhật thực tế. Cách tốt nhất là nghe cùng một câu chuyện nhưng ở các thì khác nhau: quá khứ, hoàn thành, hiện tại, tương lai.
Điều đó giúp bạn linh hoạt hơn khi tiếp xúc với tiếng Nhật. 

Quy tắc thứ 6: Chỉ sử dụng bài học và tài liệu thực tế  



Bạn học tiếng Nhật thực tế nếu bạn muốn nói tốt và hiểu được người nói tiếng Nhật bản ngữ. Hãy sử dụng các tạp chí thực tế, chủ đề có âm thanh, chương trình TV, phim, bài nói chuyện trên radio và sách nói. Học tiếng Nhật thực tế, không học tiếng Nhật qua sách. 

Quy tắc thứ 7: Nghe và trả lời thay vì nghe và lặp lại

Trong các câu chuyện ngắn, người nói hỏi nhiều câu đơn giản. Mỗi lần bạn nghe một câu hỏi, hãy tạm ngưng và trả lời nó. Hãy tập trả lời câu hỏi thật nhanh mà không cần suy nghĩ. Chính cách học phản xạ đơn giản này đã hình thành tương tác ngôn ngữ mới cho người học và mang lại một kết quả không thể ngờ. Quy tắc này cũng được áp dụng triệt để trong phương pháp nói tiếng anh kinh điển Crazy English.

Với 7 quy tắc học nói tiếng Nhật trên, tôi hi vọng có thể phần nào giúp bạn đọc có thể hình dung ra một phương pháp học mới, khác hoàn toàn với những phương pháp truyền thống nhưng đạt hiệu quả cao. Đây là cách học duy nhất, tốt nhất cho bạn – nếu bạn muốn chinh phục một ngôn ngữ mới thì hãy nhớ 7 quy tắc trên.

Chúc các bạn thành công!  :)

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

8 món ăn Nhật hút hồn người Việt

Các bạn cùng ABC điểm qua 8 món ăn Nhật Bản được ưu thích nhất ở Việt Nam nhé !

1. Bánh rán Doraemon

Tên gọi chính của món bánh này là terayaki, song hầu hết mọi người đều gọi là bánh rán Doraemon, vì nó là món ăn yêu thích của chú mèo máy thông minh làm say mê bao thế hệ thiếu nhi trên thế giới. Điểm cộng của món bánh này là lớp vỏ tơi xốp, lớp nhân mềm mịn và vị ngọt vừa phải. Hiện, ngoài nhân đậu đỏ truyền thống, bánh đã có thêm các vị nhân mới như Chocolate, dâu, xoài và trà xanh.

2. Bentou (Bento)


Trong ẩm thực nhật, có nhiều loại bentou với nhiều tên gọi gắn với từng trường hợp sử dụng song tựu chung đều có một nghĩa là gói cơm mang theo. Dù dùng trong bất kỳ trường hợp nào, bentou cũng có cùng một tỉ lệ nhất định về các thành phần bên trong (thịt, cá, rau, cơm, tráng miệng). Với giới trẻ Việt, bentou hầu như có một nghĩa chung là bữa cơm phong cách Nhật với sự bài trí hài hòa và đẹp mắt

3. Mỳ Nhật


Vị ngọt thanh của nước được hầm hoàn toàn từ xương trong nhiều giờ, cái mềm mịn của những sợi mỳ, những nguyên phụ liệu đẹp mắt trong bát hay những chiếc bánh xếp béo ngậy ăn kèm là điểm nhấn của loại mỳ đến từ đất nước hoa anh đào. Bên cạnh đó, những biểu cảm đáng yêu của các nhân vật anime trong các bộ truyện hay phim hoạt hình cũng lôi kéo không ít thực khách. Mỳ Nhật có các loại như ramen, soba…

4. Sushi


Sushi là sự kết hợp của cơm với những dòng nguyên liệu khác nhau gồm nguyên liệu sống như cá hồi, cá ngừ đại dương; nguyên liệu chín như thanh cua, trứng chiên. Món ăn này cũng hợp vị không kém với trái cây (bơ). Điểm cộng tiếp theo của món ăn này chính là sự bắt mắt của khay sushi nhiều màu sắc, tiếp đó là cảm giác no đủ vì có tinh bột, cảm giác lạ lẫm với ba loại nguyên liệu khác nhau.

5. Sashimi

Nếu sushi với những dòng nguyên liệu khác nhau phù hợp với các nhóm đối tượng thực khách khác nhau thì sashimi, 100% tươi sống dành riêng cho những ẩm khách dám thử thách và chinh phục bản thân. Món ăn này có điểm cộng là tươi, ngon, nhiều dưỡng chất, song điểm trừ lại vị cay nồng không phải ai cũng thích ứng được của wasabi hay cảm giác “ăn đồ sống” của nhiều người.  Sashimi được ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như mù tạt, gừng, lá tía tô và củ cải trắng thái chỉ.

6. Matcha


Với những người lần đầu tiên thưởng thức thì matcha hay trà xanh của Nhật hơi “khó uống” bởi có vị hơi giống rong biển cùng cảm giác hơi tanh tanh. Thế nhưng, chỉ cần đến lần thứ 2 hoặc nhiều quá là lần thứ 3 thực khách lại đâm ghiền cái hương ngai ngái, vị đắng, chát lạ của nó. Điều đó lý giải tại sao loại hương vị này gần đây xuất hiện mật độ dày ở nhiều quán nước, hàng bánh chuyên hay không chuyên về món Nhật.

7. Chocolate tươi


Một trong những vị Chocolate tươi Nhật đắt nhất hiện nay là vị trà xanh (300.000 đồng/hộp). Ngoài ra còn có các vị như hạt dẻ, sữa, hạt dẻ, đặc biệt, vị rượu… Điểm cộng của Chocolate tươi là vị thơm, mềm, ngọt và cảm giác tươi nguyên vì không sử dụng chất bảo quản cùng cái thú của việc ngắm, chạm vào lớp cacao mịn màng bên ngoài.

8. Kem


Dòng kem đến từ vương quốc truyện tranh này không chỉ nhiều hương, vị mà còn nổi bật với độ mềm, ngọt, xốp, mịn. Không chỉ vậy, kem Nhật còn “đính kèm” nhiều loại nguyên phụ liệu khác như chè, trái cây, mứt… khiến món ăn thêm phong phú và rất đáng đồng tiền.

(Nguồn: Sưu tầm)

Các cấp độ năng lực tiếng Nhật



Hàng ngày chúng ta đều nghe năng lực tiếng Nhật N5, N4, N3,N2, N1. Vậy các cấp độ này là gì? N mấy thì năng lực như thế nào? Cùng tìm hiểu để nắm rõ hơn nhé!

Các cấp độ năng lực tiếng Nhật

Hiện tại, kỳ thi Năng lực Tiếng Nhật (Năng lực Nhật ngữ, hay Japanese Language Proficiency Test) được tổ chức với 5 cấp bậc từ N1 (khó nhất) tới N5 (dễ nhất.) Các kỳ thi khác cũng quy ra cấp độ tương tự. Tiêu chuẩn đánh giá mỗi mức độ được tóm tắt ở bảng dưới đây:

N1 Có thể hiểu tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng

Đọc

* Có thể đọc bình luận báo chí viết về các đề tài đa dạng, đọc văn viết hơi phức tạp về mặt lý luận, văn viết có độ trừu tượng cao và hiểu cấu trúc cũng như nội dung bài văn.

* Có thể đọc các bài có nội dung sâu về nhiều chủ đề, hiểu dòng chảy câu chuyện và ý đồ diễn đạt.

Nghe

* Có thể hiểu chi tiết dòng chảy câu chuyện, nội dung câu chuyện quan hệ giữa các nhân vật và cấu trúc lý luận của nội dung khi nghe các bài nói như hội thoại, tin tức, bài giảng ở các tình huống đa dạng.

N2 Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống hàng ngày, thêm vào đó có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật trong các tính huống đa dạng.

Đọc

* Có thể đọc đoạn văn có chủ đề rõ ràng, hiểu nội dung như các bài báo, bài tạp chí, bài giải nghĩa, bình luận đơn giản… về các chủ đề đa dạng.

* Có thể đọc các bài viết về các chủ đề chung, hiểu dòng chảy câu chuyện và ý đồ diễn đạt.

Nghe

* Có thể nghe các tình huống thường ngày và các bài nói tự nhiên trong các tình huống đa dạng như hội thoại, tin tức, hiểu dòng chảy câu chuyện, nội dung, quan hệ giứa các nhân vật, nắm được ý chính.

N3 Có thể hiểu ở mức nhất định tiếng Nhật dùng trong các tình huống hàng ngày.

Đọc

* Có thể đọc hiểu văn chương diễn đạt nội dung cụ thể về các vấn đề hàng ngày.

* Có thể nắm bắt khái quát thông tin từ tiêu đề báo chí

* Có thể hiểu văn chương hơi khó trong phạm vi nhìn thấy trong các tình huống hàng ngày nếu được nói diễn đạt lại theo cách khác.

Nghe

* Có thể hiểu nội dung cụ thể của câu chuyện cũng như quan hệ các nhân vật khi nghe hội thoại có chủ đề trong nói chuyện tự nhiên hàng ngày.

N4 Có thể hiểu tiếng Nhật căn bản

Đọc

* Có thể đọc hiểu văn chương hay dùng hàng ngày viết bằng những từ vựng và chữ kanji cơ bản.

Nghe

* Có thể hiểu nội dung hội thoại trong tình huống hàng ngày nếu nói chậm.

N5 Có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật căn bản.

Đọc

* Có thể đọc hiểu cụm từ, câu, đoạn văn dạng cố định viết bằng chữ hiragana, chữ katakana, chữ hán cơ bản dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Nghe

* Có thể nghe được thông tin cần thiết trong hội thoại ngắn, nói chậm trong các tình huống hay gặp hàng ngày như lớp học, cuộc sống xung quanh.

Trước đây, kỳ thi khả năng tiếng Nhật (JLPT) được chỉ được chia thành 4 cấp độ chứ không phải 5 cấp độ (N5~N1) như hiện nay: Cấp độ 1 (1-kyuu), cấp độ 2 (2-kyuu), cấp độ 3 (3-kyuu), cấp độ 4 (4-kyuu).

 Mối quan hệ giữa các cấp độ mới (N=New, Nihongo) và các cấp độ cũ như sau:

N1: Giống cấp độ 1-kyuu cũ nhưng cao hơn một chút. Điểm đậu hầu như giống nhau.

N2: Hầu như giống cấp độ 2-kyuu cũ.

N3: Là cấp độ trung gian giữa 2-kyu và 3-kyuu cũ. (CẤP ĐỘ MỚI ĐƯỢC MỞ THÊM)

N4: Hầu như giống cấp độ 3-kyuu cũ.

N5: Hầu như giống cấp độ 4-kyuu cũ.

Nếu bạn nào đã có 1-kyuu hay 2-kyuu thì bạn cũng sẽ đang có trình độ N1 hoặc N2. Còn nếu bạn đang có 3-kyuu thì bạn có trình độ N4, nếu bạn có 4-kyuu thì bạn có trình độ N5.

Đánh giá định lượng (ước lượng) các cấp độ

Nguồn: Tài liệu của JEES (Hiệp hội Hỗ trợ Giáo dục Quốc Tế Nhật Bản)

Tổng kết nội dung kỳ thi JLPT mới Số liệu ước lượng từ tài liệu của JEES.

Cấp độ Kanji Từ vựng Nghe Số giờ học

N5 ~100 ~800 Beginner (Bắt đầu) 150 (ước lượng)

N4 ~300 ~1,500 Basic (Cơ bản) 300 (ước lượng)

N3 ~650 ~3,750 Lower Intermediate (Hạ cấp) 450 (ước lượng)

N2 ~1000 ~6,000 Intermediate (Trung cấp) 600 (ước lượng)

N1 ~2000 ~10,000 Advanced (Cao cấp) 900 (ước lượng)

Một số nét mới

Kỳ thi JLPT mới sẽ dùng điểm được chuẩn hóa (得点等化), là phương pháp để đánh giá công bằng điểm số trong các kỳ thi với nhau. Ví dụ kỳ thi thời điểm A bạn thi được 130 điểm do đề dễ, nhưng kỳ thi thời điểm B bạn chỉ được 120 điểm do đề khó. Chuẩn hóa điểm số là phương pháp so sánh (bằng thống kê) 2 kỳ thi với nhau để chuẩn hóa điểm về một thang chung. Do đó bạn thi kỳ thi nào cũng hầu như cho số điểm (đã được chuẩn hóa) ngang nhau.

Ngoài ra, bạn sẽ được gửi kết quả là một danh sách những khả năng của bạn (ví du: Viết: Có thể miêu tả cảm xúc…) trong tiếng Nhật.

Các môn thi và thời gian thi

言語知識(文字・語彙・文法): Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, Từ vựng, Ngữ pháp)

読解: Đọc hiểu

聴解: Nghe hiểu

(分: Phút)

Cấp N1 và N2 thi kiến thức ngôn ngữ (chữ, từ vựng, ngữ pháp) và đọc hiểu là chung. Còn N3, N4, N5 thì chia làm hai phần: Phần 1 là kiến thức ngôn ngữ gồm chữ, từ vựng; Phần 2 là kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp và đọc hiểu.

Các cấp từ N5~N1 đều có thi nghe hiểu riêng.

Điểm số các phần thi

Điểm các phần thi JLPT như trong bảng sau:

Các phần thi đều có tổng điểm trong phạm vi 0 ~ 180, trong đó:

Cấp N1, N2, N3:

Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): 0 ~ 60

Đọc hiểu: 0 ~ 60

Nghe hiểu: 0 ~ 60

Cấp N4, N5:

Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp) – Đọc hiểu: 0 ~ 120

Nghe hiểu: 0 ~ 60

Thế nào là thi đậu kỳ thi JLPT?

N1:

Điểm tổng: Trên 100 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

N2:

Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

N3:

Điểm tổng: Trên 95 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

N4:

Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

N5:

Điểm tổng: Trên 80 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Chú ý là khác với kỳ thi JLPT trước đây (chỉ cần điểm tổng lớn hơn điểm đậu), kỳ thi JLPT mới ngoài yêu cầu điểm tổng phải lớn hơn mức đậu còn yêu cầu điểm thành phần phải lớn hơn mức chuẩn (ví dụ điểm chuẩn của Đọc hiểu là 19 điểm, điểm chuẩn của Nghe hiểu là 19 điểm.)

Kỳ thi được tổ chức 2 lần trong 1 năm, vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và tháng 12.
Chú ý: Có một số thành phố ngoài Nhật Bản chỉ tổ chức kỳ thi vào tháng 12 mà không tổ chức thi tháng 7.

Lời khuyên

Luyện thi kỳ thi Năng lực Nhật ngữ là một trong những cách giúp bạn học và hiểu tiếng Nhật rất nhanh. Lý do: Bạn sẽ gặp rất nhiều những từ, những mẫu câu hay dùng cũng như những mẫu câu khó mang tính trừu tượng cao đòi hỏi bạn phải suy nghĩ tìm tòi để hiểu ý nghĩa của chúng. Bằng việc làm đề thi bạn cũng có thể tự đánh giá được khả năng tiếng Nhật của bản thân.

Nguồn: Sưu tầm

13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật

Tiếng Nhật được đánh giá là một trong những ngôn ngữ khó học nhất. Nhưng điều đó có phải là sự thực? Hãy tham khảo cuốn sách : "13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật " của tác giả Giles Murray để thấy rằng học tiếng Nhật cũng thật là đơn giản



Đối với nhiều bạn học riêng một mình tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, việc nói trôi chảy riêng mỗi thứ tiếng đã là một vấn đề khá lớn rồi. Vậy đối với những bạn học tiếng Anh muốn nói được tiếng Nhật chắc chắn còn khó khăn hơn khi cấu trúc câu và bảng chữ cái của hai ngôn ngữ này hoàn toàn khác nhau. Vậy đâu  là phương pháp dung hoà hai ngôn ngữ này cho cả những bạn biết hoặc biết một trong hai thứ tiếng thông dụng này? Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn nhân lực ABC xin giới thiệu một cuốn sách rất hay dành cho các bạn muốn học tiếng Nhật hoặc tiếng Anh hoặc cả hai thứ tiếng. Cuốn sách  "13 bí mật để nói chôi trảy tiếng Nhật” của tác giả “Giles Murray ”


Với nội dung dễ hiểu, minh hoạ bằng hình ảnh, truyện tranh, hiển thị song ngữ Anh Nhật. "13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật " là phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả đã được kiểm chứng. Thông qua việc xác định hai nhóm người rất tích cực và hiệu quả trong việc học tiếng Nhật để tìm ra những điểm mấu chốt, tác giả Giles Murray đã tổng hợp những điểm phổ quát hiệu quả nhất để tổng quát thành "13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật" có thể áp dụng ngay cho cả người mới học hay đang học tiếng Nhật nâng cao. Cụ thể là:

Biết 13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật
Không còn cảm thấy tiếng Nhật khó khăn
Yêu thích tiếng Nhật qua phương pháp vừa học vừa chơi lẫn đọc truyện tranh


Mỗi bài học là một câu truyện thường nhật kết hợp với truyện tranh do tác giả nổi tiếng Tezuka Osamu sáng tác, thực sự khiến độc giả không cảm thấy mình đang đọc một cuốn sách dạy ngôn ngữ vốn gây ấn tượng là khô khan, khó tiếp thu. Chính tinh thần thoải mái đó giúp việc học tiếng Nhật trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.


Học tiếng Nhật qua truyện tranh, giúp ” 13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật ” không phải là một cuốn sách khô khan.

Chúc các bạn có thời gian thư thái khi trải nghiệm cuốn sách "13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật". Chúc các bạn nhanh chóng chinh phục tiếng Nhật  :)