Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Kinh nghiệm đi phỏng vấn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Hiện nay có rất nhiều bạn thực tập sinh có mong muốn được xuất khẩu lao động Nhật Bản làm việc. Nhưng trước khi thi tuyển còn băn khoăn và thiếu tự tin khi đối mặt với các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Quá trình tuyển chọn các đơn hàng ngoài thi tay nghề thì phỏng vấn là yếu tố để người Nhật quyết định có chọn mình hay không. Sau đây là một số chia sẻ của ABC  dành cho các bạn trước khi các bạn bước vào vòng phỏng vấn với các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Rất mong những chia sẻ này sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình phỏng vấn

I. Hãy giới thiệu về bản thân



Giới thiệu bản thân là câu hỏi thường gặp tuy nhiên cũng là câu hỏi rất quan trọng đối với bạn. Nếu trả lời không khéo bản sẽ dễ mắc vào vòng luẩn quẩn, mâu thuẫn với các câu hỏi sau. Cũng chính nhờ câu hỏi này mà Nhà tuyển dụng biết được trình độ, tính cách của bạn đến đâu và tiếp tục đưa ra những câu hỏi hóc búa sau này.

Lời khuyên: Người Nhật rất hay để ý đến sắc thái gương mặt của bạn. Bạn hãy biểu lộ sự tự tin trên khuôn mặt và trả lời thật thỏa mái. Đừng quá sợ sệt mà mất đi phong thái của bạn tuy nhiên cũng đừng biểu lộ sự tự tin thái quá lại trở thành sự phản cảm đối họ. Thay vào đó bạn hãy luôn tươi cười và hãy nhìn thẳng vào mắt của họ. Trả lời dứt khoát và đừng tốn quá nhiều thời gian cho những lời giải thích. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà và luôn luôn biết lắng nghe. Đây là những đức tính được người Nhật đánh giá rất cao.

II. Trước giờ bạn đã làm việc ở những đâu và lí do tại sao bạn xin nghỉ?

Câu hỏi này là cơ hội tốt cho bạn thể hiện sự chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong công việc của bạn. Bạn nên tránh trả lời những câu sau: việc làm cũ nhàm chán; việc làm nhiều áp lực hoặc việc quá vất vả; sếp khó tính; ..

Lời khuyên: Người Nhật đánh giá cao sự trung thành cũng như cố gắng hết mình trong công việc. Hãy trả lời ý như: tôi muốn tìm một việc làm phù hợp để có thể phát huy hết bản thân; do tôi muốn được làm gần nhà; tôi muốn được làm việc tại các công ty Nhật vì tôi muốn học cách làm việc của người Nhật; hoặc lương ở công ty cũ thấp đôi khi cũng vẫn được chấp nhận…

III.Bạn có những điểm mạnh gì



Đây là lúc thể hiện sự hiểu biết của bạn trong công việc. Bạn hãy nói một cách thật thoải mái những gì bạn biết và nên chuyên sau về vấn đề đó.

Lời khuyên: Bạn đừng nên kể miên man. Như vậy sẽ vừa mất thời gian mà đôi khi lại động đúng vào lĩnh vực chuyên sau của nhà tuyển dụng thì họ sẽ hỏi bạn đến cùng.

IV. Bạn có nhược điểm gì?

Đây là câu hỏi mà nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ bị mất điểm.

Lời khuyên: Hãy trả lời những điểm mà nếu có mắc phải cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc như là: giải quyết công việc còn chậm hay chưa lắm rõ về một lĩnh vực nào đó. Nhưng nhớ là đừng trả lời những gì mà khiến cho người Nhật đánh giá bạn là không cẩn thận nhé.

V. Tại sao bạn lựa chọn công ty chúng tôi?

Đây là câu hỏi mà thể hiện sự cẩn thận của bạn. Bạn hãy thể hiện là mình đang là người rất cần tìm việc làm và đã tìm hiểu kỹ về công việc mà công ty đang tuyển dụng.

Lời khuyên: Bạn hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và thể hiện là nếu được làm việc tại công ty thì chắc chắn là bạn sẽ gắn bó lâu dài

VI. Mức lương mà bạn mong muốn là bao nhiêu?



Câu hỏi này rất nhạy cảm với nhiều ứng viên khi đi tìm việc làm. Bởi lẽ đó cũng là 1 phần quyết định khiến cho bạn có được nhà tuyển dụng đồng ý hay không.

Lời khuyên: Hầu hết các công ty Nhật đều có một mức lương sàn cho những người mới vào. Nên bạn nên chú ý là đừng đòi hỏi quá cao. Còn việc trả lời thấp thì cũng vẫn được chấp nhận vì nếu thấp dưới mức sàn của họ thì họ sẽ vẫn cho bạn bằng mức sàn.

Đó là một số kinh nghiệm mà chúng tôi tích lũy được. Rất mong các bạn tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ hiểu rõ hơn, có sự chuẩn bị trước khi thi tuyển để đạt được một kết quả cao nhất, như ý muốn. 

Chúc các bạn tự tin, vững bước trên con đường mình đã chọn.



Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

6 điều cần lưu ý trong giao tiếp với người Nhật

Người Nhật nổi tiếng là những người khó tính, khắt khe cả trong công việc và trong giao tiếp. Vì thế khi tiếp xúc với họ, bạn nên đặc biệt lưu ý, cẩn trọng từ những điều nhỏ nhất và hãy đặt yếu tố lịch sự, tôn trọng người tham gia giao tiếp lên hàng đầu.

1.  Lời khen

Như trên chúng tôi đã nói, người Nhật thường nói quanh co vì thế khi khen một ai đó, nếu bạn thể hiện lời khen thật lòng nhưng lại thẳng thắn rằng: “Ông/ Bà thuyết trình thật tuyệt vời” thì họ không nghĩ rằng bạn đang khen họ mà họ sẽ bối rối và hiểu nhầm là phê phán theo đường vòng. Ai muốn khen ngợi người Nhật Bản thì chỉ nên đề cập đến cái yếu kém của chính mình chứ không tán dương thành tích của người khác.

2.  Bữa ăn

Khi bắt đầu ăn uống, bạn hãy cầm đũa và ăn theo thứ tự ăn cơm, nước canh, các loại rau. Khi uống nước canh, bạn có thể phát ra tiếng mà không sợ thất lễ. Trong quá trình ăn uống, nếu bạn muốn đặt đũa xuống để uống bia, hãy để đầu đũa lên gác đũa. Nếu không có vật dụng đế gác đũa, bạn nên cho đũa vào trong túi đựng đũa.

Bạn nên chú ý ăn hết cơm trong bát, nếu không thích thì cũng chỉ được để lại chút ít thôi. Người Nhật Bản rất quý lúa gạo. Những ai biết sử dụng đũa để ăn sẽ nhanh chóng tạo được thiện cảm ở người Nhật. Không được cầm đũa vung vẩy mọi nơi hay khoắng trộn bát ăn.

3.  Uống rượu


Khi uống rượu với người Nhật, bạn tuyệt đối không được rót rượu cho một mình mình mà phải có hành động giao tiếp qua lại: Tôi rót cho bạn, bạn rót cho tôi và với rượu Sake bạn hãy uống cạn.

4.  Quà tặng

Không bao giờ được phép tặng người Nhật các món quà như dao, kéo và cái mở thư vì người Nhật coi những thứ đó là điềm báo hiệu chia tay, phân ly hoặc ly hôn. Không được tặng tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn vì chúng bị coi là không tao nhã. Đối với người Nhật, chúng biểu tượng cho “mắn” trong sinh sôi nảy nở hoặc thủ đoạn. Quà thường được trao với câu nói sau: “Mặc dù nó không có giá trị gì, nhưng xin ông/bà hãy vui lòng nhận cho”. Không được phép mở món quà được tặng ngay trước mặt người tặng vì như thế sẽ bị coi là tham lam.

5.  Trả tiền

Khi đi ăn, nếu bạn muốn là người trả tiền thì trước đó bạn hãy nói với người phục vụ. Không được tính cộng lại, kiểm tra con tính trên hóa đơn thanh toán. Sa đà công khai vào chuyện tiền bạc như vậy bị coi là không tinh tế và tao nhã.

6.   Đi taxi

Không được tự mở cửa. Cánh cửa sau chiếc taxi sẽ được người lái tự động mở. Lái xe taxi ở Nhật thường không nói được tiếng Anh. Các bạn du học sinh mới sang Nhật thường chưa thành thạo tiểng Nhật, nên tốt nhất muốn đi đâu thì trước đó ghi vào tờ giấy (bằng tiếng Nhật) rồi đưa cho lái xe.


Đến Nhật Bản bạn cũng không nên bỏ qua các địa điểm du lịch đáng chú ý của Nhật Bản, dù không thể đến được hết tất cả các nơi, nhưng bạn hãy cố gắng đến được những địa điểm gần mình nhất, trải nghiệm những nét đẹp của đất nước mặt trời mọc.

(Nguồn: Internet)