Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

4 lý do sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường

“Ngày tốt nghiệp là ngày thất nghiệp” – Đó là tâm trạng chán nản của rất nhiều tân cử nhân hiện nay khi bước vào đời sau mấy năm ngồi trên ghế nhà trường. Lần đầu xin việc, nhiều sinh viên đã thực sự vỡ mộng khi tấm bằng đại học của mình không đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng, và đành phải chấp nhận ở nhà chờ việc, hoặc làm việc lương thấp tại các khu công nghiệp, hay chọn lao động tay chân để trang trải cuộc sống. Thực tế trên đang phần nào gây bối rối cho nhiều bạn học sinh, sinh viên và cả các bậc phụ huynh trong việc quyết định tương lai con em mình.

Vậy, vì sao lại xảy ra tình trạng đáng lo ngại này? 4 lý do dưới đây được xem như là nguyên nhân chính dẫn tới việc bạn khó có được công việc như mong muốn sau khi ra trường.



1. Thiếu định hướng nghề nghiệp trước khi học

Nguyên nhân đầu tiên chính là việc hướng nghiệp không phù hợp, dẫn đến xác định sai ngành học. Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh. Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹ thường thiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,…Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng nói. Một số bạn trẻ còn có xu hướng chạy theo các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực sự vì đam mê và đúng sở trường.

2. Học thụ động

Chính vì chọn ngành không phù hợp, các bạn sinh viên dễ rơi vào tình trạng thụ động, lười tìm kiếm thêm thông tin. Học thụ động là cách học lỗi thời, chờ đợi kiến thức từ giáo viên đưa xuống, không chuẩn bị cho môn học, và dĩ nhiên, lười áp dụng bài học vào cuộc sống. Với cách học này, sinh viên không những không nắm được kiến thức, mà còn quen với tính cách lười nhác, thiếu chủ động trong tất cả các công việc sau này. Mà rõ ràng, sẽ không có nhà tuyển dụng nào lại muốn bỏ tiền ra để mời một nhân viên máy móc, lười nhác, và không có tinh thần cầu tiến về làm việc.

3. Tiếng Anh hạn chế

Một trong các lý do tạo nên làn sóng “cử nhân thất nghiệp” chính là vấn đề tiếng Anh. Chúng ta đều biết tiếng Anh được xem như là tấm vé thông hành trong tất cả mọi ngành nghề trong thời kỳ hiện đại. Thực ra, hầu hết sinh viên ở các trường đại học đều được học tiếng Anh, nhưng chính thái độ học thụ động, không áp dụng thực tế thì khi ra trường, kỹ năng ngoại ngữ chỉ là con số 0. Chỉ có được động lực học, cách học phù hợp, khoa học, áp dụng vào môi trường thực tế mới có thể nâng cao trình độ tiếng Anh, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng.

4. Không chú trọng trang bị kỹ năng mềm

Một trong những yêu cầu quan trọng mà nhà tuyển dụng cực kỳ quan tâm, đó chính là kỹ năng mềm. Trong suốt 4 năm ở trường đại học, rất nhiều sinh viên quan niệm rằng chỉ cần vào lớp nghe giảng, học những gì được dạy trên giảng đường là đủ rồi. Hầu hết thời gian còn lại các bạn dành cho các trò giải trí vô bổ như nhậu nhẹt, game online... Các bạn không biết rằng, trong môi trường công việc đầy cạnh tranh và năng động, trang bị tốt cho mình các kỹ năng Giao tiếp, Đàm phán, Thuyết trình, Quản lý thời gian,… mới thực sự là yếu tố quyết định giúp bạn khác biệt và làm việc hiệu quả.

Với 4 lý do trên, xác định được mục tiêu và công việc yêu thích sẽ là bước quyết định quan trọng giúp bạn chọn được đúng chuyên ngành cần học, chọn được đúng trường có thể giúp bạn phát huy khả năng cũng như trau dồi các kỹ năng cần thiết cho yêu cầu công việc sau này.

Hiện nay, một sự lựa chọn được nhiều người lựa chọn sau khi học cấp III là chọn du học Nhật Bản vừa học vừa làm với nhiều cơ hội về việc làm và mức lương tốt sau khi ra trường. Nếu bạn quan tâm xin vui lòng liên hệ ABC để được tư vấn chi tiết để có những định hướng đúng đắn cho tương lai của mình.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6681. 8266




4 thắc mắc thường gặp của người lao động Việt Nam tại Nhật Bản

Có hàng trăm câu hỏi được đặt ra khi người lao động Việt Nam sống và làm việc tại thị trường Nhật Bản. Dưới đây là 4 thắc mắc mà bất kì người lao động Việt Nam nào làm việc tại Nhật Bản đều muốn lời giải đáp.



Tiết kiệm tiền khi dịch vụ Nhật Bản đắt đỏ thế nào?

Hãy làm việc như người Nhật Bản và tiêu tiền như người Việt Nam nhé! Bởi chi phí cho các dịch vụ tại Nhật Bản khá đắt đỏ. Người lao động nên chọn thuê trọ tại những khu giá rẻ, không cần thuê những căn hộ cao cấp vì mức giá thuê nhà có thể ngang bằng hoặc cao hơn nhiều lần mức thu nhập. Giá một chiếc giày bình thường tại Nhật có thể lên tới tiền triệu Việt Nam. Thậm chí giá một bữa ăn tối tại một số nhà hàng Nhật Bản cũng được tính bằng nửa tháng lao động tại đây.

Do đó, để tiết kiệm được tiền “mồ hôi nước mắt”, người lao động nên lựa chọn các dịch vụ giá rẻ và tránh xa các trung tâm mua sắm, dịch vụ cao cấp nhé!

Có phải làm tăng ca nhiều không?

Đối với lao động trong nước, việc tăng ca vào buổi tối thường xuyên giống như một loại “tra tấn”. Thế nhưng, có đơn hàng lớn, được tăng ca nhiều lại là mong muốn của rất nhiều người lao động xuất khẩu tại Nhật Bản. Sở dĩ người lao động Việt Nam muốn được tăng ca bởi tính chất công việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản đều nhẹ nhàng, không mất sức. Hơn nữa, người lao động chăm chỉ có thể tăng ca và dùng tiền tăng ca nhận được chi trả đủ cho chi phí sinh hoạt cả tháng. Điều này giúp người lao động để ra được khoản dư kinh tế lớn.

Giải quyết cú sốc văn hóa Việt – Nhật thế nào?

Sự khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam – Nhật Bản vẫn là một dấu hỏi đối với người lao động Việt Nam khi sinh sống và làm việc tại Nhật. Nhiều lao động trẻ rời quê hương làm ăn xa xứ sẽ cảm thấy hoang mang, nhớ nhà, gây mất cân bằng cuộc sống, ảnh hưởng tới tâm lý và khả năng lao động. Đặc biệt là những lao động đi xuất khẩu trước ngày Tết cổ truyền, khả năng “trấn thương tâm lý” do sự khác biệt về văn hóa truyền thống ngày tết khá cao.

Tất nhiên, để bắt nhịp được với thị trường lao động Nhật Bản, người lao động không còn cách nào khác là phải du nhập văn hóa Nhật Bản để sống và làm việc hiệu quả nhất.

Ai là người chịu trách nhiệm đảm bảo quyền lợi cho người lao động?

Đối tượng đầu tiên và chịu trách nhiệm chính đối với quyền lợi của người lao động là phía công ty tuyển dụng Nhật Bản. Người lao động khi có bất kì thắc mắc nào về quyền lợi của mình có thể trực tiếp báo cáo lên ban lãnh đạo công ty Nhật Bản để yêu cầu giải quyết. Ngoài ra, phía công ty tuyển dụng Việt Nam cũng hỗ trợ người lao động lên tiếng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bằng cách liên hệ với đối tác Nhật Bản, thúc đẩy giải quyết nhanh và sẵn sàng cử người sang Nhật khi cần thiết.

Trên đây là 4 thắc mắc thường gặp của người lao động tại Nhật Bản. Bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn hoặc có bất kì thắc mắc nào khác có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ kịp thời.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Tuyển cộng tác viên tư vấn, tuyển dụng du học và xuất khẩu lao động

Nhằm mở rộng và phát triển thị trường, Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC cần tuyển 100 cộng tác viên tư vấn, tuyển dụng du học và xuất khẩu lao động.


Nội dung cụ thể như sau:

MÔ TẢ CÔNG VIỆC

- Giới thiệu người có nhu cầu đi du học Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc đi lao động tại Nhật Bản, Đài Loan cho nhân viên công ty tư vấn.

- Hợp tác tìm kiếm, tư vấn cho người có nhu cầu đi du học và xuất khẩu lao động tại địa phương.

- Thời gian và địa điểm làm việc linh hoạt, không phải đến công ty hàng ngày.

- Các công việc khác theo sự phân công của quản lý.

* Ưu tiên: Ứng viên có kinh nghiệm làm về Nhân sự, Du học, Xuất khẩu lao động.

QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG

- Lương: theo thỏa thuận (từ 4 - 12 triệu/tháng)

- Thưởng hiệu quả kinh doanh hàng tháng (từ 6 -20 triệu, trao đổi cụ thể trong quá trình phỏng vấn).

- Thưởng Lễ, Tết theo quy định chung của toàn Công ty.

- Chế độ du lịch hàng năm.

- Chế độ đào tạo (nhằm nâng cao chất lượng mỗi nhân sự)

- Các chế độ khác tuân thủ theo quy định của Pháp luật Lao động Việt Nam.

YÊU CẦU

- Số lượng cần tuyển: 100 cộng tác viên.

- Địa điểm làm việc: Hà Nội, các tỉnh trên toàn quốc.

- Chức vụ: Cộng tác viên.

- Hình thức làm việc: Thời gian linh hoạt, không cần phải đến công ty thường xuyên.

- Yêu cầu độ tuổi: Không yêu cầu.

- Bằng cấp: Không yêu cầu.

- Kinh nghiệm: Không yêu cầu.

YÊU CẦU KHÁC

• Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.

• Có khả năng giao tiếp, thuyết phục người khác.

• Cẩn thận, chu đáo trong công việc.

• Chăm chỉ, luôn cố gắng làm tốt công việc.

• Nhanh nhẹn, hoạt bát

HỒ SƠ BAO GỒM

- Sơ yếu lý lịch tiếng Việt

- Đơn xin việc

- Bản sao chứng minh thư.

Hạn nộp hồ sơ: 31/03/2017.

CÁCH THỨC NỘP HỒ SƠ

- Gửi CV vào mail: trungabcvietnam@gmail.com

- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại văn phòng công ty: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09. 6681. 8266


Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Người nước nào làm việc chăm chỉ nhất?

Người Hàn Quốc nổi tiếng vì làm việc nhiều giờ. Mỗi công chức Hàn Quốc làm việc trung bình 2.357 giờ/năm tương đương 6,5 giờ/ngày trong cuộc đời của họ.



Nếu bạn nghĩ bạn đã làm việc hết sức chăm chỉ, hãy thử nhìn vào thời gian làm việc của anh Lee 39 tuổi người Hàn Quốc. Anh là công chức nhà nước làm việc tại Bộ Nông Nghiệp và Ngư Nghiệp Hàn Quốc.

Anh thức dậy hàng ngày lúc 5h30 phút sáng, làm một số việc cá nhân sau đó đi tàu điện ngầm đến thủ đô Seoul để bắt đầu công việc vào lúc 8h30 phút. Một ngày làm việc của anh khá dài, anh chỉ ra khỏi công sở lúc 9h tối và thậm chí muộn hơn.

Khi anh về đến nhà, anh lao lên giường ngủ và 4 tiếng sau, một vòng quay như vậy lại bắt đầu. Lịch trình này kéo dài 6 ngày mỗi tuần và trong suốt cả năm. Một năm anh chỉ nghỉ phép duy nhất 3 ngày.

Anh chỉ có thời gian khoảng 15 phút mỗi ngày để gặp vợ và 3 con. Thậm chí cả ngày chủ nhật anh cũng phải đến công ty khi một số công việc có yêu cầu gấp.

Anh đôi khi không về nhà mà ngủ ngay tại công ty. Nếu chỉ nhìn vào anh Lee, chúng ta thường nghĩ anh là một người quá đam mê công việc.

Tuy nhiên lịch làm việc như vậy là hết sức bình thường tại Hàn Quốc nơi mỗi công chức làm việc trung bình 2.357 giờ/năm tương đương 6,5 giờ mỗi ngày trong cuộc đời của họ.

Theo bảng xếp hạng năm 2008 của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) , người Hàn Quốc làm việc nhiều nhất so với người dân các nước thành viên khác thuộc tổ chức này.

Anh Lee cho biết đó là văn hóa làm việc của Hàn Quốc. Anh nói:” Chúng tôi luôn chú ý đến những gì ông chủ của chúng tôi nghĩ về hành vi của chúng tôi. Việc rời công sở lúc 6h tối đồng nghĩa với việc sẽ không được thăng chức hay tăng lương. Nếu tôi đi nghỉ dài, tôi chắc chắn sẽ mất việc.”

Theo anh Lee, văn hóa là một trong những yếu tố chính khiến số giờ làm việc thấp hơn tại các quốc gia, tuy nhiên chủng loại công việc và thời gian nghỉ theo luật pháp quy định cũng hết sức quan trọng.

Tại Hàn Quốc, họ sẽ hết sức xấu hổ nếu rời công sở trước khi ông chủ về, cho nên ngay cả khi không còn việc gì để làm, họ cũng sẽ loanh quanh với một việc lặt vặt nào đó. Cho đến khi ông chủ về, họ mới về.

Điều này cho đến nay đã được một số người Hàn Quốc ý thức là không hợp lý và đã có cố gắng thay đổi.

 Theo: CafeF

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Quy tắc có một không hai cần nhớ khi ở Nhật Bản


Đến bất kỳ quốc gia nào bạn cũng nên tìm hiểu đôi chút về những quy tắc không ghi trong văn bản nhưng lại tồn tại lâu đời trong văn hoá của từng quốc gia. Tại xứ sở hoa anh đào cũng tồn tại nhiều quy tắc mà ít ai biết tới, và Du học Nhật bản là cách tốt nhất để du học sinh trải nghiệm những nét văn hóa này!

Chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi khi tìm kiếm thùng rác tại Nhật Bản bởi ở đây thường có rất ít các thùng rác ven đường. Trong quan niệm của người Nhật thì mọi người phải có trách nhiệm giữ vệ sinh và chịu khó đưa rác tới nơi quy định. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rác sẽ được vứt bừa bãi, bạn sẽ phải thật bất ngờ vì đường phố của Nhật Bản rất sạch sẽ.

Người Nhật rất ghét nhận tiền trực tiếp bởi điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng. Thông thường khi bạn tới nhà hàng nào đó và bạn cần thanh toán tiền hãy để tiền vào khay để tiền của họ. Nếu sử dụng thẻ để thanh toán bạn hãy dùng bằng 2 tay để thể hiện sự tôn trọng với họ.

Tại Nhật bạn đừng bao giờ nghĩ tới việc đi xe đạp trong công viên bởi đây là hành động bị cấm khi bạn ghé thăm bất kỳ công viên nào. Tuy nhiên, bạn lại có thể sử dụng xe đạp ở bất kỳ con đường nào ngoài khu vực công viên và người Nhật rất ủng hộ việc này. Các bạn Du học Nhật Bản chú ý điều này nhé!

Hãy hạn chế nói chuyện điện thoại ở nơi công cộng bởi người Nhật rất ghét tiếng ồn đặc biệt từ những việc riêng. Bạn nên nói chuyện thật nhỏ và tránh gây ồn ào ở những nơi công cộng.

Đừng bao giờ xô đẩy khi ở giữa đám đông điều đó thể hiện bạn là một người vô cùng kém hiểu biết. Nếu cần phải đẩy để không ảnh hưởng tới mình bạn tuyệt đối đừng bao giờ sử dụng tay mà hãy đẩy nhẹ nhàng bằng vai để đối phương biết rằng họ đang làm bạn khó chịu. Tuy nhiên, sau khi đẩy thì ngay lập tức hãy nói xin lỗi họ nhé!

Khác với nhiều quốc gia tại Nhật Bản nhận tiền boa là 1 điều vô cùng cấm kỵ. Người Nhật Bản rất tôn trọng giá trị đồng tiền kể cả những đồng tiền lẻ. Theo họ việc cho tiền boa là hành động xúc phạm họ vì thế đừng bao giờ có ý định để lại tiền lẻ.

(Nguồn: Sưu tầm)

Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2017

Nhật Bản thiếu hụt nguồn nhân lực kế cận

Nhật Bản là một trong những quốc gia đang trải qua tình trạng dân số lão hóa nhanh nhất thế giới, đi kèm với đó là thiếu hụt nguồn nhân lực trong tương lai bởi ngày càng ít trẻ em được ra đời.



Theo báo cáo mới đây của cục thống kê thuộc Bộ nội vụ Nhật Bản, trong toàn thể các nước có dân số trên 40 triệu dân, Nhật là nước có tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi thấp nhất. Số trẻ em dưới 15 tuổi đã giảm 35 năm liên tiếp, tụt xuống mức thấp nhất kể từ khi cơ quan này tiến hành các cuộc điều tra dân số. Đây là vấn đề đáng báo động đối với triển vọng phát triển dài hạn của Nhật Bản. Bởi không một quốc gia nào có thể phát triển mà thiếu hụt nguồn nhân lực kế cận.

Tính đến ngày hết năm 2016, cả nước Nhật có 16 triệu trẻ em dưới 15 tuổi, giảm 150.000 em so với năm 2015. Số trẻ em đã giảm suốt 35 năm liên tục kể từ 1982. Nếu tính tỷ lệ trên tổng dân số thì tỷ lệ trẻ em đã giảm 42 năm liên tiếp, xuống mức thấp nhất từ trước tới nay. Trên 47 tỉnh thành của Nhật Bản, chỉ duy nhất thủ đô TOKYO - nơi luôn thu hút 1 lượng lớn dân di cư, là có số trẻ em gia tăng so với năm trước.

Chính quyền thủ tướng Shinzo Abe cho rằng không thể ngăn chặn đà suy giảm dân số hiện nay, và chấp nhận duy trì một quốc gia với quy mô dân số là 100 triệu người trong vòng 50 năm tới, giảm 27 triệu người so với hiện nay. Nhật đạt mức dân số 100 triệu dân lần đầu tiên là vào năm 1970, thời kỳ đánh dấu giai đoạn chuyển biến sang vị thế cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Giờ đây con số 100 triệu dân đã mang một ý nghĩa biểu tượng. Và nếu dân số giảm xuống mức dưới 100 triệu thì đồng nghĩa số người già ngày càng tăng, khi đó Nhật khó có cách nào duy trì hệ thống lương hưu như hiện nay.

Sự gia tăng số người già, giảm tỷ lệ trẻ em đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản, như lương hưu, y tế và vấn đề nguồn lao động trẻ trong tương lai cũng phải tính đến phương án gia tăng tuyển chọn lao động từ nước ngoài.

Tính toán ra thì cứ 5 năm dân số Nhật Bản lại giảm đi 1 triệu người, một con số vô cùng đáng lo ngại, nhất là đối với một quốc gia không có chiến tranh, không có bệnh tật, không khủng hoảng chết chóc. Xu hướng dân số tiêu cực tại Nhật Bản đã diễn ra hàng chục năm nay, Chính phủ cũng đã có các biện pháp như khuyến khích người dân sinh con, tăng số lượng nhà trẻ, thưởng đến 10 triệu yên ( 2,2 tỷ đồng) khi sinh con lần đầu, hỗ trợ người phụ nữ vừa đi làm vừa trông con… nhưng xem ra vẫn chưa có hiệu quả tốt.

Và thực tế một số người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật, người nhập quốc tịch Nhật đang tính toán để sinh con ổn định cuộc sống tại đất nước này và nếu nhận được số tiền thưởng trên sẽ phần nào giúp đỡ được cho họ.

Mấy năm trở lại đây các công ty bên Nhật đang gia tăng tuyển chọn lao động từ nước ngoài sang Nhật làm việc, với con số lên đến 66 ngành nghề cho thực tập sinh theo quy định của JITCO. Bình quân năm sau số lao động sang Nhật tăng mạnh so với năm trước, đây sẽ là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với lao động Việt trong tương lai dài. Và hiện nay Nhật Bản chính là thị trường chất lượng nhất để lao động Việt chọn lựa đi xuất khẩu. Dù đứng sau Đài Loan về số lượng nhưng chất lượng luôn là hàng đầu.

Một trong những điều tạo nên sự cao cấp cho thị trường XKLĐ Nhật đó chính là khâu tuyển chọn lao động kĩ lưỡng từ phía xí nghiệp. Có khi chỉ tuyển 2 đến 3 lao động nhưng chủ xí nghiệp và nghiệp đoàn cử 4, 5 người bay từ Nhật sang Việt Nam để phỏng vấn. Không phải cứ nộp tiền là sẽ có công ty tiếp nhận và đưa sang Nhật, không dễ như đi XKLĐ sang Đài nhưng đổi lại lao động nhận được rất nhiều lợi ích như công việc tốt, mức lương cao (trung bình thực lĩnh trên 20 triệu đồng/ tháng). Chất lượng cuộc sống của lao động tại Nhật cũng được đảm bảo tốt khi vấn đề bảo hộ lao động, đời sống sinh hoạt được quan tâm chú trọng….

Việc lao động trong nước Xuất khẩu sang Nhật sẽ còn tiếp tục tăng mạnh và kéo dài trong tương lai bởi càng về sau đất nước Nhật càng thiếu hụt nguồn nhân lực trẻ. Những lao động đang có ý định đi XKLĐ Nhật Bản hãy tìm hiểu cụ thể tại các công ty được cấp phép đáng tin cậy, tránh bỏ qua cơ hội tại một thị trường tiềm năng hàng đầu như Nhật Bản.

Mọi thông tin chi tiết về XKLĐ xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Cần nhiều lao động trong năm 2017

"Trong 2017 dự báo sẽ cần nhiều lao động hơn nhưng là cần lao động có năng lực chứ không cần bằng cấp"



Tăng 3,7% so với năm 2016

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, hiện nay thị trường lao động còn rất nhiều hạn chế như nghịch lý về cơ cấu đào tạo ngành nghề, xu hướng chọn học ĐH chiếm tỷ trọng cao… Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ có sự thay đổi.

Đầu tiên là chương trình khởi nghiệp quốc gia bắt đầu khởi động, giới trẻ rất chú ý và điều này sẽ giúp họ tự tạo việc làm. Ngoài ra, có 4 điểm tích cực giúp cho việc làm của người lao động tốt hơn. Đó là cơ quan nhà nước đang cải tổ tạo điều kiện nhiều hơn để thu hút người trẻ. Doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, giảm số lượng công ty phá sản, có thêm nhiều chỗ làm. Ngoài ra doanh nghiệp nước ngoài tại TP.HCM ước tính mỗi năm tăng trưởng khoảng 2% nên người lao động có kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ sẽ có rất nhiều cơ hội tham gia. Việc xuất khẩu lao động được đẩy nhanh và việc di chuyển lao động giữa các nước ASEAN bắt đầu hình thành, tạo ra thêm cơ hội làm việc.

Tại TP.HCM bắt đầu khởi động chương trình việc làm thành phố giai đoạn 2017 - 2020, đặc biệt tập trung phát triển 4 ngành công nghiệp chủ lực, 9 ngành kinh tế trọng yếu và phát triển 50.000 doanh nghiệp trong năm 2017. Năm tới, dự kiến TP.HCM cần khoảng 280.000 chỗ làm việc (tăng 3,7% so với năm 2016), trong đó có khoảng 140.000 chỗ làm việc mới. Nhu cầu tuyển dụng lao động tập trung ở những ngành nghề như: kinh doanh - marketing - bán hàng, dịch vụ - du lịch - nhà hàng khách sạn, công nghệ thông tin, cơ khí - tự động hóa…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để có thể cải thiện tình hình thất nghiệp trong những năm sắp tới, cần hoàn thiện mô hình, nâng cao năng lực hoạt động phân tích và dự báo cung - cầu nhân lực. Phải dự báo được những ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm trung hạn (5 năm), dài hạn (10 - 20 năm). Ngoài ra, cần hoàn thiện phát triển hoạt động hướng nghiệp, đưa các chương trình giáo dục định hướng nghề nghiệp vào các trường THPT và THCS. Bên cạnh đó, xây dựng cổng thông tin hướng nghiệp - việc làm kết nối thành phố với các tỉnh thành, khu vực và quốc gia và điều tra, khảo sát việc làm của sinh viên, nhu cầu thị trường lao động về xu hướng việc làm và học nghề.

Cần người làm việc được chứ không cần bằng cấp

Theo ông Nguyễn Quốc Cường, Phó ban đào tạo, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, xu hướng việc làm năm 2017 là cần nhiều nhân lực hơn. Tuy nhiên, đây phải là nhân lực làm việc thật sự, không mất nhiều thời gian đào tạo lại chứ không liên quan nhiều đến bằng cấp. Nghĩa là doanh nghiệp cần nhiều nhân lực bậc CĐ, TCCN hơn là bậc ĐH. Tuy nhiên, sẽ khó khăn cho doanh nghiệp bởi xu hướng lựa chọn học ĐH vẫn đang chiếm đa số. Cũng theo ông Cường, những ngành như hàn, cơ khí, công nghệ thông tin, điện - điện tử… đang rất “khát” nhân lực.

Theo ông Nguyễn Tường Quang, Trưởng bộ phận quản lý nguồn tuyển, Ngân hàng Sacombank, hiện nay các ngân hàng bắt đầu tuyển dụng rầm rộ trở lại. Năm 2017 dự kiến ngân hàng sẽ tuyển khoảng 2.000 nhân sự cho các phòng ban, chi nhánh. Số lượng này vừa tuyển các vị trí mới vừa bổ sung cho nhân sự cũ nghỉ việc.

Đại diện Tập đoàn FPT cũng cho hay ước tính trong giai đoạn 2016 - 2020 tập đoàn cần tuyển khoảng 50.000 nhân sự ở nhiều vị trí.

Người tốt nghiệp ĐH, CĐ vẫn có nhu cầu tìm việc cao

Bộ LĐ-TB-XH và Tổng cục Thống kê vừa công bố bản tin cập nhật thị trường lao động VN quý 3/2016. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho biết thị trường lao động có những chuyển biến tích cực như tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ tăng; tỷ lệ việc làm trong ngành nông, lâm thủy sản giảm; thu nhập của người lao động tăng lên... Tuy nhiên, quý này tăng trưởng kinh tế không tạo ra thêm nhiều việc làm, tỷ lệ lao động giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Đặc biệt, lực lượng lao động có trình độ CĐ, ĐH trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (8,36%).

Bảng phân tích thị trường lao động năm 2016 và dự báo nhu cầu nhân lực năm 2017 tại TP.HCM cũng cho thấy nhu cầu tìm việc làm chiếm cao nhất là lực lượng lao động trình độ ĐH, CĐ, TCCN và người có kinh nghiệm làm việc. Nhu cầu tìm việc cao nhất ở người có trình độ ĐH, chiếm hơn 52%. Trong khi đó, nhu cầu tuyển dụng đối với nhân lực CĐ - ĐH - sau ĐH chỉ chiếm 27,76%. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực trình độ ĐH tại các khu chế xuất, khu công nghiệp càng thấp hơn nữa, chỉ gần 3%.

Ông Trần Anh Tuấn cho rằng một lý do quan trọng là sự tập trung việc làm ở các vùng đô thị. Thống kê của Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy nhu cầu học nghề và tìm việc làm của sinh viên, người lao động từ các tỉnh, thành phố khác đến TP.HCM tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong tổng số người tìm việc thường xuyên (khoảng trên 40%). Nguồn nhân lực này cạnh tranh gay gắt với sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ, trường quốc tế, các chương trình liên kết, người nghỉ việc từ doanh nghiệp giải thể… Điều này dẫn đến việc làm đáp ứng không đủ.

Trong khi đó, học sinh đa số vẫn chọn học ĐH (87%), CĐ chỉ 7% và TCCN là 6%. Những nhóm ngành nghề được học sinh chọn lựa nhiều nhất trong năm 2016 lần lượt là: kỹ thuật công nghệ, kinh doanh dịch vụ, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế - tài chính…

Trong năm vừa qua, tại TP.HCM, nhu cầu tuyển dụng lao động chiếm tỷ lệ cao chủ yếu ở các nhóm ngành nghề như: kinh doanh - bán hàng (24,19%), dịch vụ - phục vụ (20,41%), công nghệ thông tin (5,63%), dịch vụ du lịch - nhà hàng - khách sạn (5,5%)...

Nguồn: Báo Thanh niên

Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2017

Những năm gần đây, Nhật Bản đang ngày càng thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hoá dân số và tỷ lệ sinh thấp đã khiến số lượng tu nghiệp sinh nước ngoài vào Nhật liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 70.000 người vào làm việc với tư cách tu nghiệp sinh. 

Chính vì vậy, Nhật Bản luôn là miền đất hứa đối với người lao động Việt Nam bởi cơ hội nhiều, môi trường tốt, mức lương cao. Vậy chi phí để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là bao nhiêu và bao gồm những khoản gì? Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé!



Chưa có một con số thống kê chính xác về chi phí đi làm việc tại Nhật bản bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: đơn hàng, thu nhập, môi trường làm việc, địa điểm làm việc... Tuy nhiên, tổng chi phí đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản thường rơi vào khoảng từ 5.000USD đến 6.000 USD đối với đơn hàng 3 năm, các đơn hàng 1 năm thường rơi vào khoảng 2.000 - 3.000 USD

Lưu ý: Hiện tại chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản thông qua visa thực tập kỹ năng chỉ được đi 1 lần (ngoại trừ ngành xây dựng). Do vậy khi quyết định đi các đơn hàng ngắn hạn người lao động nên xem xét kỹ về khả năng tài chính cũng như nguyện vọng bản thân.

Một số chi phí đi Xuất khẩu lao động Nhật Bản mà bạn nên biết

1. Tiền Dịch Vụ

Đây là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, theo quy định tổng phí dịch vụ không được quá 1 tháng tiền lương cho hợp đồng lao động 1 năm, như vậy nếu đi 3 năm thì tổng mức phí dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng.

2. Phí khám sức khỏe

Giấy khám sức khỏe: Người Nhật yêu cầu thực tập sinh phải đáp ứng được các điều kiện sức khỏe để đi xuất khẩu lao động, do đó tất cả những ai đăng ký tham gia chương trình này đều phải khám sức khỏe sàng lọc trước khi thi tuyển. Mức phí khám sức khỏe hiện nay 690.000 VNĐ, tại bệnh viện Tràng An đủ tiêu chuẩn khám và chứng nhận sức khỏe cho người đi làm việc tại nước ngoài.

3. Chi phí học tiếng Nhật

Ở Nhật yêu cầu người lao động nước ngoài phải có tối thiểu 150 giờ học tiếng Nhật hoặc đã có chứng chỉ từ N5 trở lên. Đối với những bạn đã có chứng chỉ tiếng Nhật thì không cần khoản này nữa.

4. Đào tạo tay nghề (nếu có)

Đối với những đơn hàng yêu cầu kỹ năng thì công ty sẽ tổ chức đào tạo để người lao động có thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp Nhật. Thông thường chi phí đào tạo của các đơn hàng sẽ có sự khác nhau.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về mức chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2017 để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Xu hướng thị trường xuất khẩu lao động 2017 sẽ như thế nào?

Năm 2017 được dự báo sẽ là năm có nhiều khởi sắc trong công tác xuất khẩu lao động. Ngoài việc tiếp tục đầu mạnh các thị trường truyền thống như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc...thì các thị trường tiềm năng khác như Đức, Trung Đông...sẽ mở rộng và tạo thêm nhiều cơ hội cho lao động tay nghề cao sang làm việc.



Nhiều thị trường lao động rộng mở trong năm 2017

Khép lại năm 2016, cả nước đã đưa được 126.296 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vượt 26,29% so với kế hoạch năm, con số này cho thấy nhu cầu đi nước ngoài làm việc của lao động Việt Nam đang là rất lớn.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp cả nước có trên 100.000 người đi xuất khẩu lao động, trong đó có 68.244 lao động đi Đài Loan, 39.938 lao động đi Nhật Bản, 2.079 lao động đi Malaysia, 4.033 lao động đi Ả rập Xê út, 8.482 lao động đi Hàn Quốc và các thị trường khác.

Đặc biệt, thị trường lao động Hàn Quốc đã được nối lại từ năm 2016, mở ra cơ hội cho hàng nghìn lao động Việt có thể sang Hàn làm việc với mức thu nhập tốt. Hiện nay, Việt Nam có hơn 50.000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.

Ngoài các thị trường lao động truyền thống thì chúng ta cũng đang xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động đã ký với các nước Thái Lan, Lào, Australia. 

Trong năm 2017 sẽ tiếp tục triển khai đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản và Đức theo các chương trình đã ký kết. 

Cuối năm 2016, Nhật Bản cũng đã thông qua việc kéo dài thời hạn lưu trú cho các thực tập sinh đến 5 năm, đồng thời mở rộng tiếp nhận nghề hộ lý điều dưỡng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thỏa thuận với Đức liên quan đến vấn đề tuyển chọn đào tạo điều dưỡng sang làm việc trong các bệnh viện tại Đức. Hiện nay, cơ hội là rất rộng mở cho những lao động có chuyên môn trong lĩnh vực này.

Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động

Dù số lượng người đi xuất khẩu lao động liên tục tăng đều trong 3 năm trở lại đây, nhưng có 1 thực tế quan trọng chúng ta cần lưu tâm đó là các nước ngày càng khắt khe hơn, yêu cầu chất lượng, tay nghề lao động cao. Đặc biệt là các thị trường có mức lương khá, cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức… 

Với những yêu cầu ngày càng cao từ các đối tác thì chất lượng lao động đã và đang là yếu tố ngày càng quan trọng trong thị trường xuất khẩu lao động ngoài nước. 

Người lao động có ý định ra nước ngoài làm việc, ngoài việc có sức khỏe tốt thì người lao động cũng cần trang bị thêm những kỹ năng cần thiết như: ngoại ngữ, chuyên môn nghề nghiệp…

Không chỉ người lao động, phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng cần phải đầu tư nhiều hơn cho cơ sở đào tạo, qua đó sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khắt khe từ những thị trường khó tính. 

Cơ hội đi làm việc tại các thị trường lao động với mức thu nhập cao trong năm 2017 đang là rất lớn, điều quan trọng là phải chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để sẵn sàng đáp ứng.

Nguồn: Tổng hợp

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Gần 40.000 người đi XKLĐ Nhật Bản trong năm 2016

Mới đây Cục quản lý lao động ngoài nước đã tổng kết số liệu thống kê về hoạt động xuất khẩu lao động trong năm 2016. Theo đó, cả nước có 126.296 lao động đi làm việc tại nước ngoài, trong đó có 39.938 lao động đi Nhật Bản (tăng 47,86% so với năm 2015).



Xuất khẩu lao động Nhật Bản tăng trưởng 47,86% so với năm 2015

Đây là năm thứ 3 liên tiếp, cả nước có số lượng người đi làm việc tại nước ngoài vượt mức 100.000 lao động. Tại các thị trường lao động trọng điểm như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc số lượng lao động đưa đi đều tiếp tục tăng so với năm 2015, cụ thể: 68.244 lao động đi Đài Loan, 39.938 lao động đi Nhật Bản, 8.482 lao động đi Hàn Quốc (tăng 40,92%).

Nhìn chung, năm 2016 là một năm thành công trong hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta, khi chúng ta đã có hàng loạt các thỏa thuận hợp tác lao động với một số thị trường lao động hấp dẫn như: Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ tại Australia; Hiệp định hợp tác lao động Việt - Lào; Thoả thuận phái cử và tiếp nhận lao động giữa Việt Nam và Thái Lan; đặc biệt biên bản ghi nhớ về việc phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS sau gần 4 năm bị gián đoạn, mở ra cơ hội mới cho hàng ngàn lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.

Mục tiêu của chúng ta trong năm 2017 là sẽ đưa được 105.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó các thị trường trọng điểm tiếp tục là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Bên cạnh đó sẽ tiếp tục triển khai các Hiệp định và Thỏa thuận về hợp tác lao động với các quốc gia Thái Lan, Lào, Australia, Malaysia, đồng thời tiếp tục triển khai đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản theo các chương trình đã ký kết.

(Nguồn: Molisa)