Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Thủ tục xuất khẩu lao động Nhật Bản 2016 từ A đến Z

Trong các bài viết trước trong mục Góc tư vấn xuất khẩu lao động, ABC đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến chi phí, hồ sơ, điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Tuy nhiên để giúp người lao động có cái nhìn tổng quan hơn chúng tôi sẽ tổng hợp lại một cách chi tiết nhất về quy trình, thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất hiện nay. Hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn.



I. Đối tượng tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản

- Nam, nữ trong độ tuổi từ 19 – 30 (Một số đơn hàng lấy tuyển dụng đến 35 tuổi )

- Tốt nghiệp tối thiểu cấp 2 trở lên

- Nam cao 165 cm trở lên, Nữ cao 155 cm trở lên

- Có kinh nghiệm làm việc thực tiễn là một lợi thế

- Chưa từng xin visa đi Nhật

Khi người lao động đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên thì liên hệ trực tiếp với cán bộ tư vấn của chúng tôi để được hỗ trợ. Cán bộ công ty sẽ hẹn người lao động qua công ty để làm thủ tục sơ tuyển. Dưới đây là quy trình, thủ tục đi xuất khẩu lao động chi tiết nhất để các bạn hiểu rõ hơn những việc mình sẽ phải làm từ khi đăng ký tham gia cho đến lúc xuất cảnh và về nước.

1. Sàng lọc, sơ tuyển ứng viên

Người lao động sẽ phải khám sức khỏe tại bệnh viện chỉ định, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động thì sẽ tiến hành là hồ sơ ứng tuyển các đơn hàng tuyển dụng.

Các doanh nghiệp Nhật Bản thường tuyển dụng theo các tiêu chí như: ngoại hình, thể lực, bằng cấp, độ tuổi, ý thức kỷ luật...

2. Đào tạo trước thi tuyển

Khi đã vượt qua vòng sơ tuyển, người lao động sẽ được đào tạo và học các khóa học định hướng nhằm nâng cao kiến thức phù hợp với yêu cầu về trình độ tay nghề của nhà tuyển dụng trước khi tham gia thi tuyển.

Do văn hóa cũng như môi trường làm việc tại Nhật có sự khác biệt rất lớn so với Việt Nam nên đào tạo định hướng lao động làm việc tại Nhật Bản sẽ là quy trình bắt buộc khi công ty phái cử phải tổ chức cho người lao động tham gia.

3. Thi tuyển chính thức

Hầu hết các doanh nghiệp Nhật đều sẽ cử trực tiêps cán bộ sang Việt Nam để tuyển chọn lao động, ngay cả việc họ chỉ tuyển 1 -2 thực tập sinh, điều đó cho thấy họ luôn đánh giá cao năng lực, chất lượng nguồn lao động cần tuyển.

Các ứng viên sẽ tham gia thi tuyển trình độ tay nghề, phỏng vấn, thi thể lực, các bài test, IQ, thi kỹ năng...

4. Đào tạo chuyên sâu

Khi người lao động đã trúng tuyển sẽ được đào tạo nâng cao về trình độ tiếng Nhật, năng lực nghề nghiệp để đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp Nhật sau khi xuất cảnh. Thời gian đào tạo trung bình từ 3-5 tháng kể từ thời điểm có thông báo trúng tuyển.

5. Xin visa/thị thực Nhật Bản

Vấn đề này sẽ được công ty tiếp nhận kết hợp với doanh nghiệp phái cử thực tập sinh hỗ trợ, nên người lao động không cần phải lo lắng. Visa và thị thực sẽ được làm trong thời gian thực tập sinh được đào tạo nâng cao

6. Đặt vé và xuất cảnh

Chủ sử dụng lao động tại Nhật Bản sẽ chuyển các loại giấy tờ cần thiết để sắp xếp thời gian xuất cảnh, khi tiếp nhận thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ hoàn tất các thủ tục xuất cảnh cho thực tập sinh.

7. Đào tạo thực tập sinh kỹ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản

Trong tháng đầu tiên người lao động sẽ được nghiệp đoàn cử cán bộ phụ trách hướng dẫn giúp thích nghi với môi trường làm việc, điều kiện sinh hoạt và đi lại ở Nhật Bản.

Phía xí nghiệp Nhật Bản họ cũng sẽ đào tạo để giúp người lao động nắm bắt được công việc, tiếp cận máy móc, trang thiết bị, an toàn lao động...

8. Trở về Việt Nam khi hết hạn hợp đồng

Khi hết hạn hợp đồng lao động, thực tập sinh đến trực tiếp công ty phái cử để làm thủ tục thanh lý hợp đồng tại doanh nghiệp xuất khẩu lao động để nhận lại toàn bộ chi phí và hồ sơ đặt cọc (nếu có).

Trên đây là toàn bộ quy trình, thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại ABC. Mọi thắc mắc về xuất khẩu lao động Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3837. 3888

Hotline: 09. 4567. 3586

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Những thách thức đối với thị trường lao động Nhật Bản

Theo số liệu từ Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM, có trụ sở tại Thụy Sỹ), cùng "cảnh ngộ" với hầu hết các nước đã phát triển, Nhật Bản đang là một nước có dân số già hóa.



Từ trước đến nay, các doanh nghiệp Nhật Bản luôn có xu hướng tuyển lao động trong nước. Đã đến lúc họ cần bắt đầu đa dạng hóa nguồn lực lượng lao động để đối phó với bài toán suy giảm dân số trong độ tuổi lao động cũng như đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng.

Theo số liệu từ Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM, có trụ sở tại Thụy Sỹ), cùng "cảnh ngộ" với hầu hết các nước đã phát triển, Nhật Bản đang là một nước có dân số già hóa. Hiện 1/4 dân số Nhật Bản ở độ tuổi từ 65 trở lên và theo dự kiến, con số này sẽ tăng lên 1/3 sau 15 năm nữa.

Còn theo số liệu từ Chính phủ Nhật Bản, số lượng người nước ngoài đang sinh sống tại “xứ hoa anh đào” tính tới cuối tháng 6/2015 đã vượt mốc 2,17 triệu người.

Trong khi đó, số lượng người nước ngoài được phép đổi thị thực sinh viên sang thị thực lao động tại Nhật Bản đã đạt mức cao kỷ lục 13.000 người trong năm 2014.

Lực lượng lao động một khi được đa dạng hóa sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và củng cố tính sáng tạo cũng như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản. Đây cũng là một trong những đường hướng chính trong chiến lược tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản mới đây đã điều chỉnh hạ đánh giá triển vọng của nền kinh tế xứ hoa anh đào trong tháng 2/2016 với lý do sức tiêu dùng và niềm tin doanh nghiệp yếu do chịu ảnh hưởng từ những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu và đà tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi.

Theo báo cáo hàng tháng của nội các Nhật Bản cho biết mặc dù đang trên đà hồi phục tương đối song nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã phát đi những tín hiệu tiêu cực trong thời gian gần đây trên một số lĩnh vực đặc biệt là tiêu dùng cá nhân.

Chính phủ Nhật Bản mới đây đã điều chỉnh hạ đánh giá triển vọng nền kinh tế “xứ hoa anh đào” trong tháng 2/2016 với lý do sức tiêu dùng và niềm tin doanh nghiệp yếu do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những bất ổn trên các thị trường tài chính toàn cầu và đà tăng trưởng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi.

Theo đó, báo cáo hàng tháng của nội các Nhật Bản cho biết mặc dù đang trên đà hồi phục tương đối song nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đã phát đi những tín hiệu tiêu cực trong thời gian gần đây trên một số lĩnh vực, đặc biệt là tiêu dùng cá nhân.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái nội các Nhật Bản quyết định hạ đánh giá về nền kinh tế đất nước. Mặc dù vậy, nội các nước này vẫn giữ đánh giá lạc quan về triển vọng nền kinh tế trong ngắn hạn, với thị trường lao động và mức thu nhập khởi sắc sẽ là động lực thúc đẩy đà hồi phục của nền kinh tế.

Số liệu cập nhật nhất cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý IV/2015 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do chi tiêu tiêu dùng giảm.

(Nguồn: Bnews)

23.214 lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài trong quý I năm 2016

Thị trường lao động đi làm việc tại nước ngoài quý I năm 2016 được đánh giá là ổn định.



Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong Quý I năm 2016 là 23.214 lao động (9.560 lao động nữ), gồm các thị trường:

- Đài Loan: 13.096 lao động (5.055 lao động nữ).

- Nhật Bản: 7.110 lao động (3.443 lao động nữ)

- Hàn Quốc: 275 lao động (13 lao động nữ)

- Malaysia: 1.259 lao động (706 lao động nữ)

- Ả rập - Xê út: 584 lao động (281 lao động nữ)

- Macao: 82 lao động (50 lao động nữ) và các thị trường khác.

Như vậy, Quý I năm 2016, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 23.214 lao động (9.560 lao động nữ) đạt 23,21% kế hoạch năm 2016 và bằng 90,10% so với cùng kỳ năm ngoái.

(Nguồn: Molisa)

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Học tiếng Nhật hiệu quả chỉ với 3 bước đơn giản

Có thể ai cũng đã biết, tiếng Nhật đang ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Mọi người học tiếng Nhật cơ bản vì nhiều mục đích để có tấm bằng xin việc, để đi du lịch, vì sở thích... Nhưng cũng giống như mọi ngôn ngữ khác, mục tiêu cuối cùng khi học tiếng Nhật là phải giao tiếp được bằng tiếng Nhật. Vậy học tiếng Nhật cơ bản cho người mới bắt đầu như thế nào để có thể giao tiếp thành thạo nhanh nhất!



Bước 1: Học bảng chữ cái

Cũng giống như bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới, nền tảng của việc học tiếng Nhật chính là học bảng chữ cái. Dù mục tiêu của bạn có là đạt trình độ N1 hay chỉ là giao tiếp cơ bản thì trước hết cũng phải bắt đầu từ học đúng, học chuẩn bảng chữ cái.

Tiếng Nhật có ba hệ thống bảng chữ cái: Hiragana, Katakana và Kanji

Hiragana hay còn được gọi là bảng chữ mềm bao gồm 46 chữ cái, là đơn vị cấu tạo nên các từ thuần Nhật hoặc thường đóng vai trò là các trợ từ trong câu. Hiragana là bảng chữ cái đầu tiên được giới thiệu trong hầu hết các giáo trình dạy tiếng Nhật cơ bản. Học đúng và phát âm chuẩn bảng chữ cái Hiragana sẽ là cơ sở quan trọng cho việc học Katakana vì bảng Katakana có cách đọc giống hệt Hiragana, chỉ khác cơ bản về cách viết.

Katakana hay còn được gọi là bảng chữ cứng bao gồm 45 chữ cái, có cách phát âm cơ bản giống Hiragana. Gọi là chữ cứng vì khác với Hiragana là những nét chữ mềm dẻo, linh hoạt, Katakana được viết bằng nét ngắn, thẳng, dứt khoát. Katakana là bảng chữ cái bắt buộc đối với người học tiếng Nhật cơ bản vì hệ thống chữ Katakana được dùng để cấu tạo nên các từ mượn tiếng Anh mà tiếng Nhật lại có một số lượng khá lớn các từ mượn tiếng Anh được người Nhật dùng thông dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Cuối cùng là bảng chữ Kanji. Kanji bao gồm các Hán tự đóng vai trò chính trong việc cấu tạo phần ngữ nghĩa cho câu. Việc học Kanji khá phức tạp và đòi hỏi một khối lượng từ vựng khá lớn, bên cạnh đó thì Kanji hoàn toàn có thể được Furigana nên những người mới bắt đầu học tiếng Nhật cơ bản không nhất thiết phải quan tâm đến bảng chữ cái này.

Bước 2: Học từ mới và giao tiếp thông dụng.

Sau khi đã thuộc nằm lòng hai bảng chữ cái Hiragana và Katakana, chúng mình sẽ chuyển sang bước thứ hai trong quy trình học tiếng Nhật cơ bản cho người mới bắt đầu, mục tiêu là giao tiếp OK. Chính vì mục tiêu từ đầu là như vậy nên trong bước này chúng ta sẽ tập trung chủ yếu vào học những câu giao tiếp cơ bản hằng  ngày.

Nguồn để tiến hành bước 2 trong quy trình học tiếng Nhật cơ bản này thì có cơ số trên mạng internet, vừa miễn phí vừa rất thú vị. Bạn có thể search youtube các video dạy tiếng Nhật giao tiếp, ghi chép lại các câu giao tiếp hằng ngày vào một quyển sổ bé bé xinh xinh rồi ngày ngày đem ra luyện tập. Nhớ học kỹ các từ vựng và hiện tượng ngữ pháp cơ bản để nhớ được lâu hơn nhé!

Bên cạnh đó còn có một cách học mà mình cực thích và áp dụng thấy cực hiệu quả là học tiếng Nhật giao tiếp qua phim. Chọn cho mình một bộ phim yêu thích rồi cố gắng nghe và cố gắng bắt chước lời các nhân vật trong phim. Mới đầu nên chọn các bộ phim có tiết tấu chậm và càng gần cuộc sống càng tốt. Bộ phim Nhật đầu tiên mà mình xem là Một lít nước mắt. Vì xem phim nên ngoài học được mẫu câu mình còn nhớ được một cách khá trực quan các ngữ cảnh sử dụng các mẫu câu và cả ngữ điệu khi nói nữa. Nhưng mà, thực sự là tốn mấy lít nước mắt cho bộ phim này  ý! À, các bạn nên chọn các bộ phim có cùng chủ đề để xem nhé. Vì khi xem nhiều phim cùng chủ đề, các từ mới và mẫu ngữ pháp sẽ lặp đi lặp lại. Nhờ đó mà từ vựng và mẫu câu sẽ dần dần được tự động in nhiều lần lên vỏ não giúp chúng ta nhớ được lâu hơn đấy.

Sau khi tiếng Nhật tốt hơn một chút, mình nghĩ các bạn nên chọn các bộ Anime để xem. Một phần vì nếu đã học tiếng Nhật hoặc dù không học tiếng Nhật đi nữa thì Anime là thứ nghệ thuật truyền thống của Nhật mà các bạn sẽ không bao giờ cảm thấy phí thời gian khi tìm hiểu nó. Top 5 Anime mà mình tâm đắc nhất là: Spirited Away (Lạc vào thế giới linh hồn); Hotarubi no Mori e ( Lạc vào khu rừng đom đóm ); Byousoku 5 centimeter (5cm/s); Kotonoha no Niwa (Vườn Ngôn Từ); Ookami no kodomo: Yuki to Ame (Ame và Yuki: Những đứa con của sói). Bên cạnh đó, người lồng tiếng cho các bộ phim hoạt hình thường sẽ được lựa chọn vô cùng kỹ lưỡng nên sẽ có phát âm rất chuẩn rất tốt cho những đối tượng mới bắt đầu muốn học tiếng Nhật cơ bản như chúng mình đó!

Bước 3: Luyện tập, luyện tập và "điên cuồng" luyện tập.

Dù học bất cứ ngôn ngữ nào đi chăng nữa, mình cũng tin rằng các bạn luôn được khuyên nên tìm một người bạn nước ngoài để nói chuyện hàng ngày. Với học tiếng Nhật cơ bản cũng như vậy! Nhưng nếu như chẳng có người bạn nước ngoài nào, bạn vẫn có thể tự học bằng cách "tự kỷ". Nghe có  hơi buồn cười nhưng đó là cách khá hiệu quả đấy nhé. Hãy sử dụng tiếng Nhật bất cứ lúc nào có thể. Ví dụ buổi sáng thức dậy, nghĩ ngay đến từ Chào buổi sáng, vậy thì bạn hãy nhìn vào gương và cúi chào và tự nói với mình Ohayo! Cứ như vậy, dần dần tiếng Nhật sẽ hòa nhập vào cuộc sống của bạn từ lúc nào không hay. Thật kỳ diệu đúng không nào.

Học tiếng Nhật cơ bản chẳng khó như bạn đã từng tưởng tượng, lại còn rất thú vị và hữu ích đúng không nhỉ? Lời khuyên cho bạn là hãy học tiếng Nhật cơ bản một cách tự nhiên và gắn liền với các sở thích, thói quen của bản thân. Nhờ vậy mà bạn không chỉ có thể học hiệu quả mà còn tự xây dựng niềm đam mê tiếng Nhật cho mình để sẵn sàng vượt qua những chông gai trên con đường chinh phục tiếng Nhật nữa đấy!

(Nguồn: Sưu tầm)

Quy trình tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản

Nhằm giúp người lao động hiểu rõ hơn về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản (thực tập sinh kỹ năng) do công ty tổ chức, dưới đây là các bước quy trình chung mà người lao động phải thực hiện để có thể nhập cảnh làm việc tại Nhật Bản.



Bước 1: Tư vấn và khám sức khỏe

Tại văn phòng công ty, người lao động được tư vấn cụ thể về công việc sẽ làm theo hợp đồng sẽ làm việc sau khi nhập cảnh tại Nhật Bản, mức thu nhập, chế độ phúc lợi, nhà ở, điện nước, sinh hoạt,... Được giải đáp các thắc mắc về luật lao động Nhật Bản, việc làm thêm giờ và các vấn đề khác.

- Thông báo lịch trình nộp hồ sơ, thi tuyển, đào tạo sau trúng tuyển, các bước chi phí, tài chính, nhập cảnh,...

- Hướng dẫn đi khám sức khỏe tại bệnh viện công ty chỉ định (có cán bộ đưa đi khám). Phí khám: 690.000 đồng

- Hướng dẫn hoàn thiện đầy đủ hồ sơ để tham gia chương trình.

Bước 2: Nộp hồ sơ, khai form thông tin

Phiếu khám được trực tiếp bệnh viện gửi về công ty, nếu đạt yêu cầu và đủ điều kiện tham gia chương trình, người lao động hoàn thiện hồ sơ nộp tại công ty.

>> Hồ sơ cần chuẩn bị khi tham gia lao động Nhật Bản

- Khai form thông tin (theo mẫu của công ty) đăng ký tham gia thi tuyển

- Nộp tiền đặt cọc thi tuyển (đảm bảo không bỏ thi, chấp hành đúng nội quy công ty đưa ra).

- Làm các bài test IQ, sơ tuyển do công ty đưa ra.

- Nhập học nếu đơn hàng yêu cầu.

Bước 3: Thi tuyển

- Trước khi xí nghiệp sang tuyển, người lao động sẽ được đào tạo tại trung tâm đào tạo tiếng của công ty để học tiếng Nhật cơ bản (chào hỏi, giới thiệu bản thân) và kỹ năng phỏng vấn, văn hóa Nhật Bản.

- Phỏng vấn trực tiếp với xí nghiệp tại ngày thi, thi tuyển những bài thi kỹ năng hoặc thi nghề nếu xí nghiệp yêu cầu (thường đối với đơn tuyển lao động may, hàn, tiện, phay, xây dựng,...)

- Thông báo trúng tuyển: gặp mặt gia đình, ký hợp đồng lao động và về thăm gia đình (với một số xí nghiệp)

- Nhập học sau trúng tuyển: tùy vào tính chất từng đơn tuyển có khung phí nộp khác nhau, các mức phí được thông báo trước khi người lao động tham gia thi tuyển.

Bước 4: Nhập cảnh

- Thông thường thời gian đào tạo tiếng Nhật sau khi trúng tuyển đến lúc bay là từ 3-4 tháng.

- Khi có đầy đủ visa, tư cách lưu trú, vé máy bay thì người lao động nộp nốt các khoản tài chính và đặt cọc chống trốn với ngân hàng.

- Người lao động được công ty hướng dẫn tại sân bay, được nghiệp đoàn đón tại sân bay bên Nhật và đưa về xí nghiệp.

- Sẽ có từ 1-2 tuần để người lao động làm quen với công việc, cuộc sống tại Nhật và bắt đầu công việc.

Mọi thắc mắc về quy trình xuất khẩu lao động xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3837. 3888
Hotline: 09. 4567. 3586

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Tổ chức phiên giao dịch việc làm cho lao động Việt Nam từ Hàn Quốc về nước

 Theo bà Vũ Thị Thanh Liễu, Phó Giám đốc TT DVVL Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội), Phiên GDVL dành cho lao động VN từ Hàn Quốc về nước sẽ diễn ra vào sáng 26/4 tại số 215 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội. Dự kiến, Phiên GDVL sẽ có hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển dụng chuyên ngành.



Ban tổ chức TT DVVL Hà Nội cho biết, Phiên GDVL sẽ thu hút khoảng 40 doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong nước tham gia tuyển dụng.

“Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tuyển lao động xuất khẩu trên địa bàn Thành Phố Hà Nội và các tỉnh lân cận có nhu cầu tuyển dụng lao động để tham gia các thị trường mới” - bà Vũ Thị Thanh Liễu nói.

Được biết, hơn 1.000 chỉ tiêu tuyển dụng miễn phí được rao tuyển tại Phiên GDVL khá đa dạng, như: Phiên dịch tiếng Hàn, quản lý sản xuất, nhân viên khách sạn - nhà hàng, nhân viên kỹ thuật, điện - điện tử, bán hàng - marketing, nhân viên an ninh, giao hàng, công nhân và lao động phổ thông…Mức lương tháng khởi điểm của các vị trí dao động từ 5-15 triệu đồng/người.

“Đây là hoạt động nhằm hỗ trợ người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS về nước tìm việc làm, ổn định cuộc sống. Qua đó, chương trình là lời kêu gọi tới người lao động đang làm việc ở Hàn Quốc yên tâm về nước khi hết hạn hợp đồng lao động, giảm tỷ lệ lao động VN cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc” - bà Vũ Thị Thanh Liễu cho biết.

Được biết, hiện số lao động VN hết hạn hợp đồng nhưng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn khoảng 15.000 người. Đây là trở ngại trong việc tiếp thực hiện các cam kết đưa những lao động VN có nhu cầu làm việc sang Hàn Quốc.

(Nguồn: Dân trí)

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Tại sao xuất khẩu lao động Nhật Bản gọi là thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản

Không như các thị trường lao động ngoài nước khác, chương trình thực tập sinh, kỹ năng Nhật Bản có nhiều chuẩn mực tiên nhưng nó vẫn giữ bản chất là chương trình xuất khẩu lao động. Bởi hầu hết người lao động tham gia đều với mục đích tìm kiếm thu nhập tốt hơn so với làm việc trong nước. Nhưng không thể loại bỏ một bộ phận không nhỏ tham gia với mục đích chính là để rèn thêm tiếng Nhật, học hỏi kinh nghiệm làm việc và văn hóa lao động từ Nhật Bản.

Chương trình thực tập sinh Nhật Bản ra đời với mong muốn đào tạo nguồn nhân lực để phát triển kinh tế và công nghiệp thông qua việc chuyển giao kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức về các lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản cho các nước đang phát triển. Mặt khác giúp cho các doanh nghiệp Nhật Bản thúc đẩy sự năng động hóa, quốc tế hóa trong hoạt động sản xuất của mình. Sau khi kết thúc thời gian học tập và làm việc tại các nghiệp đoàn, công ty, xí nghiệp tiếp nhận của Nhật Bản thực tập sinh sẽ trở về nước và sử dụng những kỹ thuật, kỹ năng làm việc, khoa học kĩ thuật, công nghệ sản xuất được học trong thời gian tu nghiệp để áp dụng vào công việc và cuộc sống của thực tập sinh khi trở về nước, giúp cho nền công nghiệp của đất nước mình phát triển.

Những năm gần đây, sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng do sự già hóa dân số và tỷ  sinh thấp đã khiến cho số lượng thực tập sinh nước ngoài vào Nhật Bản liên tục tăng lên. Bình quân, mỗi năm Nhật Bản tiếp nhận trên 80.000 người vào làm việc với tư cách thực tập sinh từ các quốc gia như: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Philippin..

Đã có 15 quốc gia tham gia chương trình phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản với số lượng thường xuyên, Việt Nam chính thức tham gia ký kết thỏa thuận hợp tác vào ngày 25/09/1992.

Hiện đang có khoảng hơn 20.000 thực tập sinh Việt Nam đang làm việc ở Nhật, đứng thứ 2 sau Trung Quốc về số lượng phái cử, thực tập sinh Việt Nam đang được đánh giá cao hơn so với các nước trong khu vực về sự cần cù chịu khó, đức tính ham học hỏi và thích nghi nhanh với công việc. Thực tập sinh Việt Nam có mặt trên nhiều tỉnh của Nhật Bản tuy nhiên tập trung nhiều ở các vùng như Gifu, Kanto, Aichi, Kansai, Hiroshima, Kyushu...


Mô hình hoạt động của chương trình - chịu sự quản lý chặt chẽ Bộ lao động và Jitco


Quy trình chuẩn chương trình Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản

Trước khi xí nghiệp tiếp nhận Nhật Bản chính thức tuyển chọn tất cả những ứng viên có nguyện vọng tham gia chương trình đi tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản sẽ được công ty sơ tuyển và sàng lọc với một quy trình nghiêm túc và chặt chẽ như sau:

- Định kỳ hàng tháng, hàng quý, đội ngũ cán bộ tư vấn chuyên nghiệp của công ty sẽ có mặt tại nhiều địa phương, trường dạy nghề, nhà máy xí nghiệp... tại Việt Nam để tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu về chương trình " Tu nghiệp và thực tập kỹ năng tại Nhật Bản" cho các đối tượng có nhu cầu và những cá nhân quan tâm.

- Ứng viên đến từ một số địa phương, vùng miền mà tiền lệ đã có nhiều thực tập sinh vi phạm quy định về chương trình thực tập sinh kỹ năng, vi phạm luật pháp Nhật Bản, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân Nhật Bản sẽ bị hạn chế tuyển chọn.

- Để đảm bảo thông tin và sự phối hợp chặt chẽ với gia đình trong công tác giáo dục và quản lý, ngay từ khi đăng ký tham gia chương trình bắt buộc tất cả ứng viên phải đi cùng bố mẹ đến công ty để được cán bộ công ty tư vấn về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia chương trình.

- Tất cả các ứng viên khi đăng ký tham gia chương trình đều phải khai vào bản “Điều tra thông tin cá nhân” theo mẫu do Công ty cung cấp và trên cơ sơ những lời khai đó, cán bộ nghiệp vụ sẽ có những công đoạn điều tra, phân tích và sàng lọc về đạo đức tác phong, hoàn cảnh gia đình, lối sống và môi trường sống, sự quan tâm của gia đình, mối quan hệ bạn bè, mức độ ảnh hưởng của gia đình, bạn bè đối với ứng viên, kinh nghiệm nghề, thói quen trong sinh hoạt và làm việc, khả năng tham gia chương trình, khả năng thích nghi với môi trường sống và làm việc tại Nhật Bản… để bước đầu lựa chọn được những ứng viên tốt, phù hợp với các tiêu chí của Công ty.

- Sau khi việc kiểm tra thông tin hoàn tất và đạt yêu cầu về hồ sơ đầu vào, ứng viên sẽ trải qua đợt kiểm tra sức khỏe và phải đạt yêu cầu về sức khỏe đối với người Việt Nam đi Tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản theo quy định.

- Ứng viên đủ tiêu chuẩn về hồ sơ và sức khỏe ban đầu sẽ phải thực hiện “Bài thi năng lực đầu vào” bao gồm: trắc nghiệm tính cách, kiểm tra IQ …

- Chỉ những ứng viên đạt đầy đủ điều kiện về sức khoẻ, bài thi năng lực đầu vào và những yêu cầu do Công ty đề ra sẽ được tiếp nhận để tham gia chương trình. Mặc dù đây là giai đoạn sơ tuyển ban đầu nhưng được tiến hành một cách rất nghiêm túc và chặt chẽ.

Trên đây là những thông tin về chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3837. 3888

Hotline: 09. 4567. 3586

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Giải đáp thắc mắc về trợ cấp thất nghiệp cho người đi xuất khẩu lao động




Người lao động Việt Nam đã có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trong nước thì sau khi đi xuất khẩu lao động hợp đồng sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.


 Quy định về ủy quyền trợ cấp thất nghiệp


Theo quy định tại điều 49 Luật việc làm thì người lao động quy định tại Khoản 1 điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ điều kiện sau:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

- Đã đóng bảo hiểm từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 điều 43 của Luật này, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 điều 43 của luật này.

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 điều 46 Luật này.

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trừ các trường hợp sau đây:

- Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.

- Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.

- Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù.

- Ra nước ngoài định cư, đi lao động nước ngoài theo hợp đồng.

- Chết.

Như vậy trong trường hợp bạn đang làm việc theo diện xuất khẩu lao động tại nước ngoài thì bạn không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp và không thể ủy quyền cho người thân hưởng trợ cấp này.

(Nguồn: Huongnghiepnhatban)

Điểm danh những lý do khiến thị trường Nhật Bản trở nên hấp dẫn đối với người lao động


Bạn đang muốn tìm cho mình một nơi có môi trường làm việc chuyên nghiệp, cộng thêm mức thu nhập cao nhưng có quá nhiều quốc gia bạn không biết nên chọn cho mình quốc gia nào. Vậy tại sao bạn không lựa chọn xuất khẩu lao động đi Nhật Bản, một trong những môi trường làm việc tốt nhất trên thế giới hiện nay. Hãy cùng ABC tìm hiểu những lý do tại sao nhé!!!!

Lý do đầu tiên là sức hấp dẫn bởi mức lương chi trả cho người lao động cao

Đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản mỗi tháng lương bạn nhận được khoảng 25 - 30 triệu đồng/tháng trở lên. Đó là còn chưa kể nếu bạn chịu khó làm thêm thì mức thu nhập sẽ cao hơn gấp nhiều lần.

Lý do thứ hai là môi trường làm việc tại Nhật Bản hết sức chuyên nghiệp

Nhật Bản là một trong những nước có nền công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, đến đây bạn sẽ được tiếp cận với hình thức làm việc mới hiện đại, chuyên nghiệp hơn, đồng thời quy định cụ thể rõ ràng về thời gian làm việc. Nhìn chung đây là một môi trường làm việc có tính kỷ luật cao.

Đây là môi trường tốt nhất để bạn rèn luyện bản thân mình. Bên cạnh đó, điểm thuận lợi ở quốc gia này đó là có chế độ nghỉ lễ Tết rõ ràng, cho bạn thời gian để có thể nghỉ ngơi xả stress hoặc có thể về thăm gia đình, người thân.

Lý do thứ ba Con người Nhật Bản hiền lành, thân thiện và trọng chữ tín

Đến với Nhật Bản bạn sẽ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống nơi đây. Người Nhật sống nặng về tình cảm và tôn trọng người khác. Từ việc đi xuất khẩu lao động lần này là dịp hiếm có để bạn đi du lịch và có cơ hội khám phá một nền văn hóa của xứ mặt trời mọc.

Và còn lý do nữa là cơ hội làm việc lâu dài

Bạn lo lắng thời gian làm việc ở đây quá ngắn và không lâu sau khi hết năm hợp đồng trở về bạn lại rơi vào tình trạng thất nghiệp tuy nhiên bạn có thể an tâm vì bạn có thể tự gia hạn hợp đồng thông qua công ty xuất khẩu lao động trực tiếp ký kết với bạn nếu bạn là người có năng lực, đam mê công việc thì chắc chắn sẽ được trọng dụng và có cơ hội sống và lao động lâu dài tại Nhật Bản.

Hiện nay việc xuất khẩu lao động đi Nhật Bản đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, thủ tục đơn giản cũng nhiều ngành nghề khác nhau cho bạn thoải mái lựa chọn như: may, dệt, cơ khí, điện máy, thủy sản... nếu như thật sự bạn muốn xây dựng tương lai tốt đẹp cho mình. Hãy chọn Nhật Bản là điểm dừng chân nhé!!!

(Nguồn: Tổng hợp)

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Điều gì khiến người nước ngoài cảm mến nước Nhật?

Đất nước Nhật Bản đáng để cả thế giới ngưỡng mộ. Mặc dù không có tài nguyên thiên nhiên nhưng tài nguyên con người đã giúp Nhật Bản trở thành một cường quốc trên thế giới. Nhiều người đặt chân đến đây, đi xuất khẩu lao động, đi du học hay du lịch đều có cảm tình với người Nhật bởi ở đất nước này nụ cười luôn nở trên môi, luôn lạc quan dù trong hoàn cảnh nào, họ có niềm tin tuyệt đối và lòng nhiệt tình sâu sắc.

Nụ cười luôn nở


Đến với xứ sở Mặt Trời mọc, người dân vô cùng thân thiện. Khi đi ra ngoài họ không bao giờ mang khẩu trang chỉ những người nào mắc bệnh thì mới đeo bởi họ không muốn mình lây sang người khác. Khi đến Nhật học tập, đi xuất khẩu lao động, du lịch sẽ dễ dàng bắt gặp những nụ cười thân thiện dù không quen biết, vô tình lướt ngang qua người dân ở đó vẫn nở nụ cười nồng hậu.

Đặc biệt với người nước ngoài, người Nhật luôn tươi cười khi gặp như ngụ rằng chào mừng đến với đất nước họ. Kể cả những nơi đông đúc, người Nhật không bao giờ cảm thấy khó chịu, trên môi vẫn luôn cười tươi.

Niềm tin tuyệt đối


Ở Nhật, quan hệ giữa người với người luôn tồn tại một niềm tin tuyệt đối. Dù là công dân Nhật hay người nước ngoài đến xuất khẩu lao động Nhật Bản thì niềm tin đóng vai trò quan trọng trong tất cả mọi việc. Nếu như lỡ làm mất niềm tin một lần xem như sẽ không bao giờ có lần thứ hai, mối quan hệ đó sẽ dễ dàng chấm dứt.

Vì luôn có niềm tin với nhau nên tại Nhật Bản hiếm khi xảy ra trộm cắp, có thể để xe ngoài đường đến sáng hôm sau vẫn còn nguyên vẹn ở đó. Nhật Bản rất ghét những người không trung thực, đó là lí do vì sao những thông tin tuyển dụng nước ngoài đều phải có tiêu chí phải có lòng trung thực.

Nhiệt tình, sâu sắc



Người Nhật có rất nhiều đặc tính tốt được thế giới biết đến, luôn khâm phục. Họ luôn nhiệt tình với nhau. Đối với du khách, người nước ngoài, nếu đang bối rối, đứng im trong vòng 30 giây thì chắc chắn sẽ có người đến giúp đỡ. Lòng nhiệt tình chắc hẳn được xem như tính tốt của không chỉ người Nhật nói riêng mà cả toàn bộ người Châu Á nói chung. Khi đến bất kỳ một quốc gia châu Á nào, người dân cũng vô cùng thân thiện và nhiệt tình.

Với những lý do này, Nhật Bản được rất nhiều du khách, người lao động nước ngoài đi xuất khẩu lao động, du học sinh đi du học tôn vinh Nhật Bản là nơi của nụ cười thân thiện, lòng nhiệt tình, niềm tin tuyệt đối. Và Nhật Bản trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều người.

(Nguồn: Tổng hợp)

Vì sao Nhật Bản liên tiếp xảy ra những trận động đất???

2 trận động đất xảy ra chỉ trong 3 ngày tại Nhật Bản khiến nhiều người phải bất giác đặt câu hỏi: Tại sao quốc gia này phải chịu quá nhiều thiên tai đến vậy?



Nhật Bản vốn là một quốc gia phải hứng chịu số trận động đất nhiều nhất trên thế giới. Theo như ước tính, mỗi năm tại đây có tới hơn 1.000 trận động đất xảy ra và hầu hết đều rơi vào ngưỡng chấn động từ 4 - 7 độ richter. Đến mức, có người khi nghe tới động đất xảy ra đã ngay lập tức hỏi lại luôn: "Tại Nhật Bản à?" như một điều gì đó đã trở nên quá quen thuộc.

Và mới đây, thế giới lại một lần nữa phải ngả mũ kính phục người Nhật vì cách họ đứng lên sau 2 trận động đất chỉ xảy ra trong 3 ngày: từ ngày 14/04 -17/04/2016. Tuy nhiên sự tang tóc của động đất cũng khiến nhiều người quay sang đặt câu hỏi: Điều gì đã khiến cho quốc đảo này phải chịu đựng quá nhiều động đất như vậy?

Nguyên nhân Nhật Bản thường xuyên động đất là do nước này nằm trong vùng Vành đai lửa Thái Bình Dương. Đây là một khu vực có hình dạng giống như vành móng ngựa và thường xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa. Khoảng 71% các trận động đất có cường độ mạnh nhất thế giới diễn ra tại vành đai lửa này.

Tại Vành đai lửa Thái Bình Dương, sự chuyển động và va chạm của mảng Thái Bình Dương và mảng Philippines, những mảng kiến tạo nằm dưới đáy Thái Bình Dương là nguyên nhân chính dẫn đến những trận động đất.

Nhà địa vật lý Douglas Given thuộc Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ở Pasadena, California cho biết: “Bề mặt Trái Đất được chia ra thành nhiều mảng kiến tạo và tất cả chúng đều di chuyển.

Khi các mảng kiến tạo dịch chuyển và va chạm vào nhau, ở ranh giới giữa chúng sẽ tạo ra các dãy núi hoặc núi lửa, cũng như tạo ra các trận động đất và các hiện tượng địa chất khác”. Theo nhà địa vật lý Paul Caruso thuộc USGS, những trận động đất xảy ra gần đây hầu hết là do sự va chạm giữa mảng Philippines và mảng Á - Âu.

Sau khi trận động đất với cường độ 7,3 độ Richter tại thành phố Kumamoto, miền nam Nhật Bản, giới chức Nhật Bản nhanh chóng đưa ra cảnh báo sóng thần nhưng lại dỡ bỏ khoảng 50 phút sau đó.

Ông Caruso chia sẻ: “Động đất xảy ra thường xuyên ở đảo Fiji, đảo quốc tại châu Đại Dương, thuộc phía Nam Thái Bình Dương, nhưng chúng xảy ra ở tận 640 km dưới mặt đất nên những trận động đất này sẽ không có khả năng tạo ra sóng thần”.

Những trận động đất hiện nay thường là động đất cạn, khoảng 10 km dưới đất nhưng tâm chấn lại nằm trong đất liền, do đó chúng cũng không có khả năng gây ra sóng thần. Theo Caruso, người dân Nhật Bản cần phải chuẩn bị tinh thần rằng các dư chấn vẫn có thể tiếp tục xuất hiện trong những ngày tới.

(Nguồn: Tổng hợp)

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Thị trường xuất khẩu lao động nào ổn định nhất hiện nay?

Hiện nay, xuất khẩu lao động đã trở thành một khái niệm không còn xa lạ gì với nhiều người, tại nhiều tỉnh thành trong cả nước mỗi năm có hàng chục nghìn người lao động đi làm việc tại nước ngoài, qua đó giải quyết được công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ người lao động, đồng thời góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.



Hiện nay có rất nhiều thị trường lao động khác nhau có thể lựa chọn như châu Âu, Trung Đông, Úc và các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia... tuy nhiên việc lựa chọn một công việc phù hợp với bản thân đã khí, việc lựa chọn quốc gia có thu nhập cao, môi trường ổn định lại không hề đơn giản, hãy cũng ABC tham khảo thông tin của các thị trường lao động trên nhé!

– Thị trường châu Âu, Úc

Đây là 2 thị trường tiềm năng, với mức thu nhập rất tốt, môi trường làm việc chuyên nghiệp, tuy nhiên quy trình tuyển dụng lại hết sức khắt khe, đòi hỏi người lao động cần có tay nghề cũng như trình độ tiếng Anh nhất định.
Mặc khác khi làm việc tại Châu Âu, việc hòa nhập với môi trường sống của các lao động Việt Nam sẽ lâu hơn do sự khác biệt lớn về văn hóa.

– Thị trường Trung Đông

Nổi tiếng với những quốc gia giàu có nhờ giàu mỏ, làm việc tại đây thu nhập của bạn cũng không hề nhỏ, tuy nhiên nếu bạn thường xuyên theo dõi báo, đài sẽ thấy khu vực này rất bất ổn về chính trị, tôn giáo do đó lao động có thể sẽ gặp nhiều rủi ro hơn những thị trường khác.

– Thị trường Nhật Bản, Đài Loan

Theo đánh giá của chúng tôi, hai thị trường này có điều kiện làm việc và mức lương khá tốt, mặc dù thu nhập có thể không cao bằng thị trường Châu Âu, Úc tuy nhiên điều kiện, quy trình tuyển dụng lại đơn giản hơn rất nhiều, đồng thời đây cũng là các quốc gia châu Á nên việc hòa nhập với cuộc sống mới sẽ dễ dàng hơn. Năm 2015 Nhật Bản là thị trường đặc biệt thu hút lượng lớn lao động Việt Nam sang học tập và làm việc do chính phủ Nhật Bản nới lỏng hơn các quy định và yêu cầu tuyển chọn lao động nước ngoài. Và trong năm 2016 sẽ là một năm đầy hứa hẹn với thị trường lao động này khi mà đồng yên được dự báo sẽ là ngôi sao của năm, cũng như nhu cầu tìm lao động của thị trường này càng cao.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản đang là cơ hội đối với nhiều người

- Điều kiện đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không quá khắt khe như những thị trường khác, để tham gia bạn chỉ cần tối thiểu tốt nghiệp cấp 2, đáp ứng được những điều kiện sức khỏe, tay nghề mà xí nghiệp Nhật Bản yêu cầu là có thể được nhận làm việc. Những lao động chưa có tay nghề sẽ được họ trực tiếp đào tạo trong quá trình làm việc.

– Theo đánh giá của nhiều lao động đã và đang làm việc tại các xí nghiệp Nhật Bản cho biết môi trường làm việc tại đây rất an toàn, chế độ chính sách khá tốt, họ cảm thấy rất hài lòng sau một thời gian làm việc tại đây.

– Đi lao động tại Nhật Bản bình quân một tháng sau khi trừ các khoản chi phí, người lao động có thể tiết kiệm từ 25-35tr VNĐ/tháng.

– Khi kết thúc hợp đồng bạn sẽ được thanh toán các khoản bảo hiểm xã hội, nếu làm việc 3 năm số tiền bảo hiểm nhận được sẽ rơi vào khoảng 75 – 95 triệu đồng.

Trên đây là một số thông tin, tư vấn về các thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng trong năm 2016, hi vọng với những chia sẻ này các bạn sẽ có những sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân.

Chúc các bạn thành công!!!!!!!

Cơ hội và thách thức khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Trong những năm gần đây, đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản là một sự lựa chọn hấp dẫn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng lao động với mong muốn được kiếm thêm thu nhập giúp đỡ gia đình cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, cũng cần có những đánh giá và nhìn nhận đa chiều về cơ hội cũng như thách thức khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản để có những sự chuẩn bị tốt hơn khi bước vào một môi trường mới hoàn toàn khác so với môi trường mà chúng ta đang sống và làm việc. Trong bài viết này, ABC sẽ chia sẻ cho các bạn về những cơ hội cũng như thách thức khi chúng ta lựa chọn con đường đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản


Xuất khẩu lao động Nhật Bản - Nhiều cơ hội rộng mở

Nhật Bản là một trong những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng, với tốc độ phát triển kinh tế ổn định. Nhật Bản phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, công nghệ cao, cơ khí, chế tạo, chế biến... đòi hỏi một lượng rất lớn nguồn lao động trong khi đó dân số Nhật Bản tăng trưởng không mấy khả quan. Việc thiếu nguồn cung lao động trong nước nên các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng tìm kiếm các nguồn lao động ngoại nhập, đó là cơ hội hấp dẫn cho những ai muốn được đi ra nước ngoài làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, tiên tiến nhất hiện nay. Không chỉ là một môi trường lý tưởng, điều kiện sinh hoạt được chăm chút chu đáo cũng như mức lương cao với tỷ giá quy đổi hấp dẫn là những điểm cộng sáng giá, nâng cao tính cạnh tranh của thị trường Nhật Bản.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản - Những thách thức về năng lực làm việc

Một môi trường làm việc được coi là hoàn hảo với những đãi ngộ tốt nên yêu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản khi tuyển dụng lao động cũng khắt khe và đòi hỏi cao hơn các nhà tuyển dụng khác.

Đối với người Nhật, họ là những người rất nguyên tắc về mặt thời gian, yêu cầu cao sự tập trung, tác phong công nghiệp. Họ có thể chấp nhận tuyển dụng những người chưa có chuyên môn, song bạn phải là một người cần cù, ham học hỏi, cầu tiến và nhất định phải là người trung thực. Bạn cần phải có một vốn tiếng Nhật có thể chưa hoàn toàn tốt nhưng phải đủ để giao tiếp trong cuộc sống và tiếp thu những gì họ đào tạo.


Thách thức và cơ hội luôn tồn tại song hành, thành công là do bạn biết nắm bắt và vượt qua. Nhật Bản có thể không phải là một vùng đất hứa, không hoàn toàn long lanh như bạn vẫn mơ mộng qua những trang sách báo, tin tức mà bạn xem hàng ngày nhưng thực sự ở Nhật Bản vẫn là một sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn nếu mục tiêu của bạn là học hỏi và kiếm thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống, Nhật không phải là mảnh đất hứa mà là nơi sự cố gắng, sự nỗ lực và chăm chỉ chiến thắng.

Thách thức và cơ hội luôn tồn tại song hành, thành công là do bạn biết nắm bắt và vượt qua. Nhật Bản có thể không phải là một vùng đất hứa, không hoàn toàn long lanh như bạn vẫn mơ mộng qua những trang sách báo, tin tức mà bạn xem hàng ngày, nhưng thực sự ở Nhật Bản vẫn là một sự lựa chọn tối ưu dành cho bạn nếu mục tiêu của bạn là học hỏi và kiếm thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống, không phải là mảnh đất hứa mà là nơi sự cố gắng, sự nỗ lực, sự chăm chỉ chiến thắng.

Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình!!!!  Wink Smile Laughing

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Những điều bạn nên biết về thủ tục nộp thuế tại Nhật Bản

Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động cũng như du học vừa học vừa làm Nhật Bản trở thành một sự lựa chọn tốt cho các bạn trẻ cũng như cho lao động Việt Nam mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và mở rộng các cơ hội cho tương lai. Thị trường Nhật là một thị trường có mức lương cho người lao động cao với các chính sách đãi ngộ tốt. Tuy nhiên với mức lương này bạn còn phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cũng như bảo hiểm tại Nhật. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn về thuế và bảo hiểm tại Nhật hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!!!



Sống và làm việc tại Nhật phải đóng ít nhất các khoản tiền sau:

1. Thuế thu nhậpー所得税 ( nếu thu nhập 1 năm dưới 103 vạn yên thì không phải đóng )

2. Bảo hiểm y tế ー国民健康保険 – dành cho học sinh và những người không phải là nhân viên chính thức tại 1 công ty nào đó (ai cũng phải đóng không có thu nhập thì người đứng ra phụng dưỡng phải đóng ở mức thấp nhất )

Nếu là 1 nhân viên chính thức của 1 công ty có trên 5 thành viên (tuỳ vào ngành nghề mà dưới 5 thành viên cũng phải nộp  sẽ phải nộp bảo hiểm xã hội ー社会保険 trong đó có : bảo hiểm y tế 国民健康保険 , bảo hiểm thất nghiệp ー雇用保険, bảo hiểm lương hưu ー年金保険…

3. Thuế cư trú ー住民税 là tên gọi tắt của 2 loại thuế: thuế thị dânー市民税 ( thuế của thành phố ) và thuế huyện dân ー県民税 ( thuế của tỉnh )



Cả 3 khoản tiền này đều liên quan mật thiết đến thu nhập tính trong 1 năm.

Nói về thuế thu nhập 

Công thức tính : 

Thuế thu nhập = (Thu nhập - Chi phí để có thu nhập - Chi phí khác) *% thuế - Mức thuế được miễn


Chi phí để có thu nhậpー所得金額 được tính theo bảng thứ 5 trong bộ luật về thuế:

Các bạn có thể tham khảo tại đây: http://houritu.nekokuro.jp/?p=853 

- Thu nhập 1 năm: Dưới 103 vạn yên thì không phải đóng thuế.
- Thu nhập 1 năm >= 103 vạn yên, <195 vạn yên thì phần trăm thuế là 5%, mức miễn thuế: 0 yên
- Thu nhập 1 năm >= 195 vạn yên, <330 vạn yên thì phần trăm thuế là 10%, mức được miễn thuế là: 97,500 yên.
- Thu nhập 1 năm >= 330 vạn yên, <695 vạn yên thì phần trăm thuế là 20%, mức thuế được miễn là: 427,500 yên.
.....
Công thức tính là như vậy, tuy nhiên đây là công thức tính cho tổng thu nhập trong 1 năm. Khi thu thuế thu nhập Nhật họ thu theo từng tháng. Trước khi trả lương cho người lao động, công ty phải có trách nhiệm tính tiền thuế theo hàng tháng, thu lại khoản thuế đó, nộp trực tiếp lên sở thuế. Vì số tiền đó tính theo tháng không phải là tổng thu nhập cả năm (có thể người đó đi làm 2 chỗ, mỗi chỗ dưới 8 man/1 tháng tức là 103 man/1 năm, nếu tính riêng từng chỗ làm thì bạn không phải đóng thuế nhưng tổng thu nhập thì bạn sẽ phải đóng, hoặc bạn đi làm trong nửa năm với mức lương phải đóng thuế nhưng nửa năm còn lại bạn không đi làm nên tính tổng thu nhập cả năm bạn không cần đóng thuế). Chính vì vậy nên đầu năm mới mỗi người đều phải đến bộ phận thuế của thành phố để kê khai lại xem mình phải đóng thêm thuế hay có thể nhận lại được tiền thuế thu nhập.

Để cho dễ hiểu hãy cùng xem ví dụ sau đây nhé!

VD: 1 du học sinh đến Nhật vào tháng 1, giả dụ cậu ta làm thời gian hợp pháp (thu nhập không liên quan đến thời gian làm

Tháng 1 : cậu ta chưa có việc, thu nhập : 0 yen

Tháng 2: cậu ta có 1 việc đi làm thêm lương 8 man. vì 8 X 12 = 96 vạn yên, nên cậu ta không phải đóng tiền thuế.

Tháng 3: cậu ta nhận được 20 vạn yên : Thuế công ty thu -源泉徴収 của cậu ta là 4770 yên. 
Cách tính thuế công ty thu hàng tháng như sau: Lấy tiền lương của tháng đó nhân với 12 (tháng) rồi căn cứ theo tổng thu nhập của 1 năm để tính % thuế phải đóng.

Ở đây mình nói thêm về phần Thuế công ty thu -源泉徴収. Ngoài cách tính bình thường như mình nêu ở trên, còn có 1 cách tính nữa áp dụng cho những người làm tự do (ca sĩ, người mẫu …) vì thu nhập của họ đứt quãng, mức độ tin cậy vào việc đóng thuế thấp, nên chính phủ áp dụng hình thức thu thuế sau: 1 lần ( có thể là 1 tháng ) dưới 897,900 yên thì phần trăm thuế của họ là 10.21%. tại sao mình lại nói về cách tính này, bởi vì đã có rất nhiều nơi áp dụng nó với người nước ngoài dù cho họ làm việc ổn định ( lý do là độ tin cậy vào việc đóng thuế thấp) tính theo mức này thì với thu nhập 20 vạn yên 1 tháng, người lao động phải đóng thuế công ty thu là 20,900 yên.

Từ tháng 4 đến Tháng 12: cậu ta làm thêm 1 việc nữa. với mức thu nhập: việc 1 là 20 vạn yên , việc 2 là 8 vạn yên.

Tức là hàng tháng cậu ta chỉ phải nộp thuế công ty thu là 4770 yên.

Cuối năm. Tổng thuế công ty thu (là thuế thu nhập tính theo tháng) của cậu ta là : 4770 x 10 = 47700 yen.

Nhưng thực chất thu nhập của cậu ta  là : 8 x 10 + 20 X 10 = 280 vạn yên / 1 năm

Theo quy định thì khoản thuế thu nhập của cậu ấy là 177,4400 yen.

Theo công thức tính thuế trên mình nêu ra thì : Thuế thu nhập đáng lẽ cậu ấy phải đóng = 1774400 x 5% = 88720 yên.

Nhưng chính phủ mới thu của cậu ấy 47700 yên nên đầu tháng 1 năm tiếp đó, cậu ấy phải lên bộ phận thuế của thành phố để khai thu nhập chính xác và đóng thêm phần còn thiếu.

Trên đây là một số chia sẻ về thủ tục đóng thuế tại Nhật Bản, hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các bạn du học sinh vừa học vừa làm, và người lao động làm việc tại Nhật Bản.



Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Ông Đào Ngọc Dung giữ chức Bộ trưởng Bộ LĐ - TBXH nhiệm kỳ mới

Sáng 9/4, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm 21 thành viên Chính phủ mới, trong đó có 3 Phó Thủ tướng Chính phủ và 18 Bộ trưởng, Trưởng ngành với tỷ lệ tán thành cao. Theo đó, ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Cơ quan Trung ương chính thức giữ chức Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH trong nhiệm kỳ mới.

Ông Huỳnh Văn Tí (Đoàn Quốc hội tỉnh Bình Thuận), Trưởng Ban Kiểm phiếu công bố kết quả bỏ phiếu. Theo đó, Quốc hội đồng ý phê chuẩn các thành viên Chính phủ mới sau:

Với vị trí Phó Thủ tướng Chính phủ:

- Ông Trương Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chánh án TAND Tối cao.

- Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

- Ông Trịnh Đình Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Ba Phó Thủ tướng trên được bổ nhiệm thay thế cho các ông: Nguyễn Xuân Phúc (đã được bầu làm Thủ tướng Chính phủ), Vũ Văn Ninh (đã miễn nhiệm) và Hoàng Trung Hải (đã miễn nhiệm, hiện nhận trọng trách Bí thư Thành uỷ Hà Nội).

18 Bộ trưởng và các Trưởng ngành, gồm:

1. Ông Đào Ngọc Dung, sinh năm 1962, quê quán Hà Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy khối các Cơ quan Trung ương, giữ chức Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH thay cho bà Phạm Thị Hải Chuyền vừa được Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm theo Tờ trình của Thủ tướng.


(Bộ trưởng Bộ LĐ - TB XH Đào Ngọc Dung)

2. Ông Ngô Xuân Lịch - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thay ông Phùng Quang Thanh.

3. Ông Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Thứ trưởng Bộ Công an, giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an thay ông Trần Đại Quang.

4. Ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Nội vụ thay ông Nguyễn Thái Bình.

5. Ông Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp, giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thay ông Hà Hùng Cường.

6. Ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, thay ông Bùi Quang Vinh.

7. Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương, thay ông Vũ Huy Hoàng.

8. Ông Phạm Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, giữ chức Bộ trưởng Bộ Xây dựng, thay ông Trịnh Đình Dũng.

9. Ông Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, thay ông Nguyễn Minh Quang.

10. Ông Trương Minh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông, giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông, thay ông Nguyễn Bắc Son.

11. Ông Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giữ chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch, thay ông Hoàng Tuấn Anh.

12. Ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, thay ông Nguyễn Quân.

13. Ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, thay ông Phạm Vũ Luận.

14. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, thay ông Giàng Seo Phử.

15. Ông Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải thay ông Đinh La Thăng.

16. Ông Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam giữ chức Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thay ông Nguyễn Văn Nên.

17. Ông Phan Văn Sáu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Tổng Thanh tra Chính phủ thay ông Huỳnh Phong Tranh.

18. Ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, giữ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thay ông Nguyễn Văn Bình.

(Nguồn: Molisa)

Lao động Việt có thể xin visa đi Nhật tăng thêm 10 năm thay vì 5 năm như trước

Không chỉ là một nước đáng để đi du học hay đi xuất khẩu lao động, Nhật Bản còn là một đất nước có một nền du lịch rực rỡ với nhiều cảnh đẹp tuyệt mỹ. Để thu hút khách quốc tế đến với đất nước mình, Nhật Bản quyết định sẽ lới lỏng  thị thực cho công dân các quốc gia Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Philippine, Việt Nam. Mục tiêu khi Nhật đề ra quy định này là nhằm thúc đẩy ngành du lịch của Nhật Bản, góp phần phát triển kinh tế cho đất nước.



Dễ dàng đi du lịch Nhật

Với sự ưu tiên như thế, Nhật Bản đã mở rộng cánh cửa cho du khách năm quốc gia trên đến tham quan, khám phá đất nước xứ sở Hoa Anh Đào. Đường đến với đất nước Phù Tang không còn quá khó khăn, việc xin visa sẽ dễ dàng hơn, sẽ thu hút được lượng khách quốc tế đến với Nhật Bản ngày càng gia tăng.

Khám phá đất nước Nhật Bản xinh đẹp
Các du khách Việt khi đặt chân đến đất nước này cũng vậy, việc xin visa dễ dàng sẽ giúp các du khách đến xứ sở Hoa Anh Đào nhanh chóng nhất. Bên cạnh việc khám phá những vùng đất xinh đẹp, du khách có thể thưởng thức những món ăn ngon, nổi tiếng của ẩm thực Nhật Bản, các khu trung tâm thương mại, những khu chợ sale nổi tiếng.

Dịch vụ tốt

Nhằm tăng lượng du khách đến du lịch tại Nhật Bản, bên cạnh việc nới lỏng việc xin visa cho năm quốc gia trên vì đây là những nước mang đến lượng du khách tiềm năng cho việc phát triển du lịch Nhật Bản. Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp, công ty du lịch, những địa điểm du lịch cung cấp wifi miễn phí cho du khách, cho phép du khách quốc tế có thể đặt chỗ các phương tiện công cộng qua mạng Internet.

Không những thế, đến năm 2017, Chính Phủ Nhật cũng sẽ tiến hành những cải cách về quy định du lịch. Sẽ xử lý nghiêm ngặt những văn phòng du lịch không đạt chuẩn, những công ty môi giới du lịch làm việc không tốt gây ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch ở Nhật Bản.

Bên cạnh việc nới lỏng visa cho du khách Việt, chính phủ Nhật Bản cũng sẽ áp dụng chính sách này cho công dân Việt Nam, những người đang sinh sống, học tập, đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản. Thời hạn lưu trú tối đa sẽ là 10 năm thì vì 5 năm như trước đây.

Đây quả như một cơ hội cho du khách Việt, cũng như công dân Việt, những người xuất khẩu lao động để làm việc, sinh sống, các du học sinh được ở Nhật lâu hơn, rèn luyện, phát triển bản thân hơn nữa. Việc này còn với mục đích thu hút lượng du khách tiềm năng đến từ các quốc gia có người dân du lịch Nhật Bản nhiều nhất.

(Nguồn: Sưu tầm)

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Chim hạc trong văn hóa Nhật Bản

Tọa lạc tại tỉnh Hokkaido, miền Bắc Nhật Bản, Kushiro – vùng đầm lầy rộng lớn với tổng diện tích 183 km2 – là môi trường sinh sống của khoảng 2.000 loài động thực vật và chim nước.

Vào các mùa trong năm, đầm lầy là nơi cung cấp nguồn thức ăn dồi dào, nhưng đến mùa đông, toàn bộ khu vực chìm trong tuyết trắng. Sự bất lợi này vẫn không thể cản trở Kushiro trở thành thiên đường kết đôi và sinh sản của sếu đầu đỏ – loài chim quý hiếm trên thế giới mà người Nhật gọi là hạc Tancho. Hiện nay, có trên 1.000 con hạc Tancho đang cư trú tại khu đầm lầy này.




Với chiều dài sải cánh lên đến 1,4m, chim hạc là loài chim lớn nhất Nhật Bản và được người dân xứ sở này xem như biểu tượng đặc biệt của tự nhiên. Chữ “tan” trong từ tancho có nghĩa là màu đỏ và chữ “cho” dùng để chỉ chỏm lông trên đầu. Nguồn gốc của từ tancho xuất phát từ đặc điểm của loài hạc là chỏm lông màu đỏ giống như chiếc mũ ngay đỉnh đầu.


Hạc Tancho là tên gọi mang tính trang trọng. Thông thường, người Nhật dùng từ “tsuru” để gọi loài chim cao quý này.



Chim hạc là loài vật chung thủy, khi con trống và con mái kết đôi, chúng sống bên nhau suốt đời không thay đổi. Chính vì vậy, người Nhật xem chim hạc là biểu tượng của sự hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng. Họa tiết hình chim hạc là hoa văn phổ biến và được ưa chuộng trên trang phục cưới kimono và nhiều đồ vật khác.


Vòng đời của chim hạc từ 30 – 60 năm. Chúng là loài lông vũ có tuổi thọ cao nhất trong họ nhà chim. Vì thế, từ xa xưa, người Nhật và dân các nước phương Đông đã quan niệm, chim hạc và rùa là hai linh vật tượng trưng cho sự trường thọ. Rùa và chim hạc là đề tài chủ đạo trên các bức tranh giấy cuộn dùng để trang trí trong nhà người Nhật.

Hạc giấy là hình ảnh rất quen thuộc trong bộ môn nghệ thuật xếp hình ori-gami. Tại Nhật Bản, người ta tin rằng, nếu ai đó xếp đủ 1.000 con hạc giấy thì họ sẽ có một điều ước cho sự an lành, hạnh phúc và thuận lợi. Niềm tin này đã phần nào cổ vũ tinh thần, giúp nhiều người vượt qua khó khăn.


Hạc giấy còn là biểu tượng của hòa bình. Ngoài ra, người Nhật cũng cho rằng, chim hạc mang lại sự may mắn. Suy nghĩ đó có liên quan đến chỏm lông màu đỏ trên đỉnh đầu của chúng. Trong dân gian tồn tại nhiều câu chuyện cổ tích về vận may mà loài chim này mang đến cho con người. Nổi tiếng nhất là câu chuyện “Tsuru no On-gaeshi”, tạm dịch “Chim hạc đền ơn”.

Ngày xưa, có một lão nông nhân hậu tình cờ bắt gặp con chim hạc đang mắc bẫy, ông đã giải thoát cho con vật đáng thương ấy. Vào một đêm mùa đông tuyết rơi nặng hạt, một cô gái xinh đẹp đến gõ cửa nhà vợ chồng ông lão. Cô gái cho biết, mình bị lạc đường và xin ông bà lão cho tá túc. Vợ chồng bác nông dân tốt bụng vui lòng nhận lời.

Cô gái lưu lại nhà của họ trong một thời gian. Hàng ngày, cô giam mình trong phòng để dệt vải. Ít lâu sau, cô dệt xong một tấm vải tuyệt đẹp và mang nó tặng cho vợ chồng ông lão.

Một ngày nọ, vợ chồng bác nông dân lén vào phòng của cô gái để tìm hiểu sự việc. Họ không tin vào mắt mình khi thấy một con chim hạc đang dệt vải bên khung cửi. Chim hạc tự bứt những chiếc lông trắng tinh trên cơ thể để làm nguyên liệu dệt. Cô gái xinh đẹp chính là chim hạc hóa thân, khi bị nhìn thấy hình dáng thật, chim hạc không thể trở lại hình người. Nó từ biệt ông bà lão để quay về trời xanh sau khi gửi lại cho họ những tấm vải quý dệt từ những chiếc lông mịn màng của nó như một sự đền ơn.

Vẻ đẹp thanh mảnh của hình thể cùng những quan niệm tốt lành về chim hạc không chỉ xuất hiện trong hội họa, thi ca mà còn được dùng làm biểu tượng cho hãng hàng không quốc gia Nhật Bản – JAL.Tháng 1/2011, ban giám đốc của JAL đã quyết định lấy lại hình ảnh chim hạc làm logo trên phần đuôi của máy bay sau 9 năm từ bỏ nó.



Năm 1959, logo này lần đầu tiên được hãng hàng không quốc gia Nhật Bản sử dụng. Logo của JAL được thiết kế cách điệu với hình chim hạc đỏ đang vươn đôi cánh tạo thành vòng tròn tượng trưng cho Mặt trời – biểu tượng của nước Nhật. Trên nền đỏ của mình hạc là chữ JAL màu trắng.

Theo ban giám đốc của JAL, chim hạc tượng trưng cho tinh thần quật cường và sự vĩnh cửu của hãng. Họ hy vọng rằng, sự sống lại của logo hình chim hạc sẽ giúp JAL vượt qua giai đoạn khó khăn do suy thoái kinh tế để hồi phục và phát triển mạnh mẽ.

Đến Nhật Bản, bạn sẽ bắt gặp hình chim hạc trang trí ở khắp mọi nơi. Trên tờ 1.000 Yên Nhật, ở hai bên của vòng tròn in hình ảnh mờ chân dung nhà vi trùng học Noguchi Hideyo là hai con chim hạc đang vươn cổ lên trời cao.

Trên lá bài Hana-fuda – loại bài lá trong trò chơi bài truyền thống Karuta của người Nhật – có in hình chim hạc, lá thông và mặt trời – những biểu tượng đặc trưng của Nhật Bản.

Bên ngoài tấm thiệp Shugi bukuro dùng để đựng tiền mừng cưới có hình chim hạc trắng được thắt một cách khéo léo. Nguyên liệu dùng làm hình trang trí này là giấy washi. Thiệp mừng cưới hình chim hạc rất phổ biến tại Nhật, chứa đựng hàm ý cầu chúc đôi lứa sống hạnh phúc, bền lâu.


Từ xưa, người Nhật đã xem chim hạc là linh điểu, là biểu tượng của sự linh thiêng cao quý. Quan niệm này bắt nguồn từ truyền thuyết của người Trung Quốc xem chim hạc là phương tiện đi lại của thần tiên.

Tại Nhật Bản, chim hạc bắt đầu xuất hiện trên tranh vẽ vào thời Edo, nhưng lịch sử phát triển của loài chim này trên đất Nhật cũng lắm thăng trầm. Lúc bấy giờ, các vùng ven của kinh thành Edo có rất nhiều cánh đồng hoang sơ và đầm lầy thích hợp cho chim hạc sinh sống. Hàng năm, vào mùa đông, môi trường cư trú chủ yếu của chim hạc ở Hokkaido chìm trong tuyết trắng nên chúng di cư xuống miền Nam nước Nhật – nơi khí hậu ấm áp hơn. Đến mùa xuân, chúng lại quay trở về Hokkaido.



Trong quá trình di cư đó, một số con hạc bị săn bắn và trở thành nguồn thực phẩm cao cấp. Chim hạc là món ăn có mặt trong thực đơn của lãnh chúa Date Masa-mune. Thịt chim hạc chủ yếu được sử dụng làm món súp. Đây được xem là món “cao lương mỹ vị” với niềm tin rằng, ăn thịt chim hạc mang lại sự trường thọ.

Để cung cấp nguồn thực phẩm quý này, người dân áp dụng nhiều cách để săn bắt chim hạc. Một trong những cách săn chim hạc hiệu quả nhất là dùng chim ưng săn mồi. Chim hạc không chỉ là món ăn cao cấp của tướng quân và giai cấp cầm quyền ở kinh thành mà nó còn xuất hiện trên bàn ăn của các lãnh chúa địa phương.

Đến thời Mạc phủ, việc săn bắt chim hạc trong dân chúng bị cấm hoàn toàn. Kể từ đó, chim hạc được an toàn trong những chuyến di cư tránh đông.

Vào thời Minh Trị duy tân, chính quyền đẩy mạnh khai khẩn đất hoang tại khu vực Hokkaido. Việc này khiến môi trường sinh sống của chim hạc thay đổi nghiêm trọng. Thêm vào đó, lệnh cấm săn bắt chim hạc được dỡ bỏ, người dân bắt đầu đổ xô săn lùng loài chim quý này. Hậu quả là vào thế kỉ XIX, hình bóng của chim hạc hoàn toàn biến mất khỏi những vùng cư trú thân thuộc trên lãnh thổ Nhật Bản. Điều đó khiến người ta nghĩ rằng, chim hạc Nhật Bản đã tiệt chủng.

Thế nhưng, vào năm 1924, chim hạc xuất hiện trở lại ở khu vực Hokkaido. Thông tin chim hạc trở về nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Nó là minh chứng cho thấy, môi trường sống tự nhiên của loài chim quý hiếm này đã được cải thiện.



Ngay lập tức, cư dân địa phương tìm cách giữ chân chim hạc ở lại lâu dài. Mùa đông, chim hạc rất khó tìm thức ăn nên mọi người cung cấp thức ăn cho chúng và dựng lên những nơi trú đông tạm thời cho chim hạc. Dưới sự trợ giúp và bảo vệ của người dân địa phương, chim hạc bắt đầu định cư lâu dài tại Hokkaido. Không giống sếu đầu đỏ ở các nơi khác di cư theo mùa, chim hạc sống cố định tại đầm lầy Kushiro.

(Nguồn: Sưu tầm)