Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2016

Top 5 nghề có thu nhập hot nhất trong năm 2016

Xã hội ngày càng phát triển mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn, đặc biệt cho các bạn trẻ. Dưới đây là 5 nghề hot theo bảng xếp hạng của năm 2016 mà bạn nên cân nhắc lựa chọn nếu muốn có cơ hội nhận mức lương từ 8 con số trở lên.

Giải trí - Truyền thông đa phương tiện

Với sự phát triển vượt bậc của lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là sự phát triển ồ ạt của các thiết bị di động cá nhân như smartphone, tablet..., ngành thiết kế truyền thông đa phương tiện càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình.

Từ các bao bì sản phẩm, báo - tạp chí, các ấn phẩm quảng bá, đến giao diện website, kỹ xảo phim ảnh đều cần khối óc nhạy bén, tinh tế và khả năng thẩm mỹ khéo léo của những người thiết kế đồ họa.



Theo bảng lương của JobStreet công bố, mức thu nhập của một sinh viên mới ra trường từ 7.000.000 – 12.000.000 đồng/ tháng. Còn với chức vụ quản lý thu nhập dao động từ 24.000.000 – 34.000.000 đồng/ tháng.

Đặc biệt, trong nhóm ngành này, thị trường đang “hot” với chuyên ngành thiết kế Game 3D. Tính đến thời điểm này, với sự nở rộ các của các công ty Game 3D hàng đầu trong và ngoài nước như VTC, VNG, Gameloft, GlassEgg…, nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng đang tăng cao. Trong khi số lượng học viên tốt nghiệp các trung tâm đào tạo uy tín như Arena hàng năm hiện vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Lập trình viên

Trong 3 năm gần đây, nhân sự ngành lập trình luôn được các công ty săn đón, và sẵn sàng chi trả lương mức lương hậu hĩnh. Theo JobStreet, mức thu nhập của một quản lý ngành lập trình từ 28.000.000 – 40.000.000đồng/ tháng, đối với lập trình viên từ 6.000.000 – 12.000.000 đồng/ tháng.


Dự kiến, đến năm 2020, nước ta sẽ cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực lập trình - CNTT. Con số này cho thấy nhu cầu lớn về lao động của ngành. Thực tế, đây cũng là ngành đang hấp dẫn các bạn trẻ khi họ sẽ có nhiều cơ hội sang nước ngoài làm việc hoặc làm các dự án toàn cầu ngay tại Việt Nam.

Ngoài ra, phải đề cập đến việc ngày càng nhiều doanh nghiệp công nghệ ở nước ngoài sang Việt Nam đầu tư và muốn tuyển dụng nhân sự trực tiếp tại nước sở tại.

“Các doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng trả mức lương xứng đáng cho một lập trình viên phần mềm giỏi và thông thạo tiếng Anh với mức lương trung bình 2.000 USD/ tháng”, ông Lê Trường Tùng – Giám đốc Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Aptech khẳng định.

Quản lý Nhân sự

Bảng thống kê mức lương theo Salary Guide (Cẩm nang lương bổng) của tập đoàn Adecco cho thấy, nhân sự đang là một trong những nghề lương “khủng” ở Việt Nam hiện nay.


Mức lương dành cho vị trí quản lý nhân sự là từ 30.000.000 đồng – 40.000.000 đồng; quản lý ngân hàng – dịch vụ tài chính thu nhập khoảng 35.000.000 đồng cho đến 65.000.000 đồng/tháng. Mức lương của nhân viên tư vấn trung bình từ 10.000.00 đồng – 14.000.000 đồng.

Do vậy, 1 sinh viên mới ra trường nếu làm ngành nhân sự có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng. Tùy theo chức vụ ngành nghề mà mức lương có thể tăng thêm.

Công nghệ sinh học

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng các vấn đề cấp thiết về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp.. đang được xã hội quan tâm. Đó là cơ sở để ngành Công nghệ sinh học trong nước có điều kiện phát triển và dần trở thành một ngành khá "hot". Qua các năm, tỷ lệ thí sinh thi vào ngành này đã tăng đáng kể.



Sau khi ra trường, đa phần các bạn sinh viên sẽ làm ở phòng R&D (nghiên cứu và phát triển) hay P.QC (Kiểm soát chất lượng). Nếu trình độ tiếng Anh giỏi, họ thường chọn làm tại các công ty sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm thuộc ngành công nghệ cao. Lương rất cao lên đến hàng nghìn USD và việc làm chủ yếu là nghiên cứu.

Tuy vậy, nếu so với các nước phát triển như Mỹ, Đức, Úc…, Công nghệ sinh học ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Dự báo, ngành này sẽ thực sự bùng nổ trong vòng 5 năm tới.

Dầu khí

Đây là nghề có mức lương cao và ổn định trong nhiều năm trở lại đây tại Việt Nam. Tính bình quân, thu nhập 2014 tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt khoảng 16,2 triệu đồng/ tháng. Năm 2015, mức thu nhập này dự kiến tăng 8% lên 17,5 triệu đồng/ tháng.


Trong ngành dầu khí, lương tại PVN chưa phải cao nhất. Theo công bố của báo giới cuối năm 2014, trên thị trường lao động Việt Nam, nhân viên PVN vẫn đứng sau nhân viên Tập đoàn tư vấn thiết kế dầu khí Việt Nam PVE trả cho người lao động trung bình 18 triệu đồng/ tháng.

Mặc dù trong hơn 1 năm qua, giá dầu mỏ đã giảm liên tục và ảnh hưởng phần nào đến mức lượng của nhân viên trong ngành dầu khí. Tuy vậy, mức lương trong ngành này vẫn là “mơ ước” đối với nhiều người.

Theo Saga / Trí Thức Trẻ

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

6 ngành nghề báo động đỏ khát nguồn nhân lực tại Việt Nam cũng như trên thế giới

Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng kéo theo những thay đổi nhu cầu nhân lực trong một số ngành nghề nhất định. Chính vì vậy, khi quyết định con đường sự nghiệp tương lai phía trước thiết nghĩ các bạn sinh viên nên cân nhắc một cách cẩn trọng, không nhất thiết phải chọn cho mình những ngành nghề hot mà nên mở rộng với nhiều tiêu chí khác nhau. Trong bài viết  này, ABC xin gửi đến các bạn thông tin về 6 ngành báo động đỏ đang khát nhân lực tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

1. Kỹ thuật y sinh



Quốc tế: Đây là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong khoa học, đời sống, kỹ thuật và y học. Sinh viên ra trường luôn tìm được một công việc tốt với mức lương rất cao. Cục thống kê lao động Mỹ ước tính các lĩnh vực kỹ thuật y sinh sẽ góp phần làm tăng tỉ lệ công việc lên đến 62% trong khoảng 2010 và 2020.

Việt Nam: Tại hội thảo “Nghiên cứu chế tạo, sản xuất thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh và định hướng tới năm 2020”, Bộ Y tế cho biết có khoảng 80% các thiết bị y tế đang sử dụng tại Việt Nam phải nhập khẩu mỗi năm với giá trị hàng trăm tỉ đồng. Từ đó, vấn đề nghiên cứu chế tạo các trang thiết bị phục vụ sự phát triển ngành y tế trong nước được xem là một chương trình trọng điểm quốc gia và rất cần nhân lực”.

Cục thống kê lao động Mỹ ước tính các lĩnh vực kỹ thuật y sinh sẽ góp phần làm tăng tỉ lệ công việc lên đến 62% trong khoảng 2010 và 2020.

2. Sinh trắc học

Học sinh trắc học các sinh viên sẽ được dạy cách tạo ra thiết bị nhận dạng tự động, chẳng hạn như hệ thống nhận dạng khuôn mặt, thiết bị đeo giám sát nhịp tim - tất cả đang trở thành những sự lựa chọn bảo mật nhằm thay thế mật khẩu truyền thống. Ngành công nghiệp sinh trắc học được dự kiến sẽ tăng đến $ 363,000,000 vào năm 2018, theo nghiên cứu của Transparency Market Research tại New York.

Tại Việt Nam, Sinh trắc học là một ngành mới và có xu hướng phát triển rất nhanh, tập trung vào các thành phố lớn, được nhiều phụ huynh quan tâm bởi sinh trắc học có thể giúp họ hiểu về con cái hơn từ đó định hướng cho cuộc sống của các em theo đúng bản ngã. Nếu theo học ngành này ngay tư bây giờ, chắc chắn trong tương lai, sinh viên sẽ có được những công việc tốt với mức lương cạnh tranh.

3. Khoa học Pháp Y

Sinh viên khoa học pháp y được học cách sử dụng công nghệ để phân tích và tìm bằng chứng. Khi công nghệ phát triển, các chuyên gia ngày càng có nhu cầu tạo ra nhiều thiết bị điện tử tinh vi hơn để ngăn ngừa và điều tra tội phạm.

Tại Việt Nam hiện nay có có 37 trung tâm pháp y, 15 phòng pháp y và 11 tổ chức giám định pháp y. Viện Pháp y Quốc gia đang xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2020 nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt trầm trọng bác sĩ pháp y. Theo đề xuất, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II đăng ký hoặc về làm việc lâu dài trong chuyên ngành pháp y sẽ được trợ cấp ưu đãi ban đầu với số tiền bằng 50 lần mức lương tối thiểu; với thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa cấp I là 40 lần. Sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi sẽ được hỗ trợ ngay 20 tháng lương tối thiểu nếu đăng ký làm việc và cam kết làm việc lâu dài.

Sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi sẽ được hỗ trợ ngay 20 tháng lương tối thiểu nếu đăng ký làm việc và cam kết làm việc lâu dài.

4. Thiết kế game

Quốc tế: Ngành game trực tuyến tại Mỹ dự kiến sẽ đạt 82 tỷ $ vào năm 2017, theo DFC Intelligence, một công ty nghiên cứu thị trường tại San Diego.

Việt Nam: Sự xuất hiện các thiết bị thông minh như smartphone, tablet… tạo cơ hội cho ngành công nghiệp game phát triển ngày càng mạnh trên nhiều phân khúc: game trực tuyến, ứng dụng game trên di động, game offline… Theo thống kê của công ty Appota, game là loại hình được quan tâm bậc nhất trong số các ứng dụng trên mobile, tổng số lượng ứng dụng game nhiều gấp 5 lần các ứng dụng khác. Trong khi đó, các chỉ số hiện nay cho thấy Việt Nam là quốc gia đứng thứ 17 trên thế giới và đứng thứ 4 tại châu Á về mức độ sử dụng mobile internet. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu 10.000 nhân lực làm thiết kế đồ họa, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 4 .000 người. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 2.000 sinh viên tốt nghiệp đồ họa và các ngành liên quan. Tuy nhiên, số có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp không nhiều, nhất là những người có khả năng làm việc tại nước ngoài.

5. An ninh mạng



Quốc tế: Các công ty lớn cũng như chính phủ luôn ưu tiên hàng đầu vấn đề bảo vệ thông tin mật trong hệ thống máy tính của họ.Bằng chứng cho thấy từ năm 2012-2016, Lầu Năm Góc đã có những kế hoạch bổ sung hơn 4.000 chuyên gia.

Việt Nam: Theo bảng báo cáo về hiện trạng bảo mật mới nhất công bố của Symantec, Việt Nam đứng vị trí 18/20 quốc gia có số người sử dụng internet đông nhất trên thế giới và đứng thứ 11 trên toàn cầu về các nguy cơ tấn công mạng. Số lượng các vụ tấn công có chủ đích gia tăng từ 77 cuộc tấn công mỗi ngày lên 82 cuộc tấn công mỗi ngày. Với thực trạng các hacker đang tung hoành hiện nay, doanh nghiệp bắt buộc phải thận trọng hơn về bảo mật thông tin và đầu tư cho lĩnh vực này. Cụ thể từ sáng ngày 13/10, người dùng Internet không truy cập được các website như Dân Trí, Soha News, Kenh14, VNEconomy, CafeF, Muachung, Người lao động, Giadinh.net.vn… hoặc tải trang quá chậm, nhận được thông báo "Không tìm thấy", hoặc "Data center đang gặp sự cố, vui lòng quay lại sau".

Từ những vấn đề trên, nhu cầu nhân lực ngày càng có xu hướng tăng mạnh, theo số liệu của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM, giai đoạn 2015 - 2020, mỗi năm, thành phố cần từ 10.000 đến 15.000 nhân sự CNTT, trong đó, ngành Hệ thống thông tin - An ninh mạng được đặt ưu tiên hàng đầu.

Giai đoạn 2015 - 2020, mỗi năm, thành phố cần từ 10.000 đến 15.000 nhân sự CNTT, trong đó, ngành Hệ thống thông tin - An ninh mạng được đặt ưu tiên hàng đầu.

6. Chế tạo Robot

Từ năm 2012 đến 2020, lĩnh vực chế tạo robot có thể tạo ra từ 2 triệu đến 3,5 triệu việc làm mới, theo Metra Martech, một công ty nghiên cứu thị trường London. Nếu theo học ngành này, sinh viên hoàn toàn có thể làm việc linh hoạt nhiều lĩnh vực khác nhau như: học máy tính, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, tâm lý học và nhiều ngành khác.

Chủ trương hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, trên cơ sở tự động hóa công nghiệp của Việt Nam, đã đưa chuyên ngành Tự động hóa trở thành ngành kỹ thuật mũi nhọn cực kỳ quan trọng, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước trong hiện tại lẫn tương lai.

(Nguồn: Linkedin)

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Lưu ý khi đăng ký điện thoại tại Nhật

Có rất nhiều bạn gửi câu hỏi đến ABC để hỏi về vấn đề về dịch vụ điện thoại tại Nhật Bản. Hầu hết các bạn đều là không trực tiếp đến cửa hàng đăng ký mà được trung gian dẫn đi hoặc photo hồ sơ và sau đó nộp tiền, nhận điện thoại. Đến khi các bạn nhận được giấy báo cước điện thoại hàng tháng mới tá hỏa với số tiền trong hóa đơn. Khi đó thì không liên lạc được với trung gian kia nữa. Sau đây là 3 trường hợp thường gặp nhất.

Không giao giấy tờ cho người quen đăng ký

Trường hợp nguy hiểm nhất là các bạn do tin tưởng người quen nên giao thẻ ngoại kiều và 1 số giấy tờ khác để nhờ đăng ký điện thoại. Giấy tờ của các bạn có thể bị đăng ký nhiều máy nhưng bạn lại chỉ được nhận 1 máy. Khi nhận được hóa đơn lên tới cả chục man, liên lạc với người trung gian thì không liên lạc được hoặc không nhận được lời giải thích hợp lý cũng như cách giải quyết. Đi báo cảnh sát thì không thể giải thích rõ ràng hoặc không chứng minh được mình là người bị hại. Có bạn nghĩ đơn giản là bỏ sim đó đi và đăng ký số điện thoại khác là xong, nhưng không đơn giản như vậy. Ở Nhật Bản, khi bạn đã có hồ sơ nợ mạng thì bạn sẽ không đăng ký được bất kỳ sim nào của 1 trong 3 nhà mạng Docomo, Au hay Sofbank nữa.

Hiểu rõ hợp đồng trước khi đăng ký

Trường hợp thứ 2 cũng rất phổ biến là khi đăng ký điện thoại, các bạn không biết rõ về các gói cước, các dịch vụ phát sinh cước phí, và cũng không biết cách để kiểm tra nội dung hợp. Nhân viên cửa hàng và người trung gian đó tự động thêm rất nhiều dịch vụ phí phát sinh cho các bạn, dẫn đến cước phí sử dụng hàng tháng của các bạn có thể lên đến 2 man 1 tháng. Có một số nơi thì sẽ giải thích theo kiểu là dịch vụ bắt buộc phải đăng ký. Các bạn không được hưởng quyền lợi từ các dịch vụ đó mà vẫn phải trả tiền hàng tháng do việc sử dụng điện thoại ở Nhật là rất cần thiết. Có những bạn bị cài dịch vụ và không biết cách hủy, bên trung gian cũng vô trách nhiệm hoặc không biết cách hủy các dịch vụ đó, khi kiểm tra trên điện thoại thì các bạn đã sử dụng tới tháng thứ 7, tính tổng số tiền bị thanh toán đã lên đến 5 man, tương đương 11 triệu VNĐ.



Trường hợp thứ 3 là các bạn học sinh được người quen dẫn đi đăng ký, bạn đó lại thông qua 1 trung gian khác dẫn đi làm điện thoại. Các bạn vẫn mất số tiền 3 đến 4 man để mua điện thoại iPhone 6, do nghĩ là mình đăng ký mới và mua đứt điện thoại với giá rẻ thực chất giá đó là không hề rẻ. Khi cửa hàng kiểm tra điện thoại của các bạn thì mới phát hiện điện thoại của các bạn được đăng ký dưới hình thức chuyển mạng và nhận máy 0 đồng, kèm theo đó khách hàng sẽ không được hưởng khuyến mãi hàng tháng giống như đăng ký mới. Không chỉ vậy, họ còn đăng ký rất nhiều dịch vụ phát sinh cước phí. Trường hợp này tính tổng số tiền các bạn bị mất gồm tiền mua điện thoại ban đầu 3 đến 4 man, tiền khuyến mãi hàng tháng 1.350 yên x 24 tháng và các dịch vụ phát sinh cước khoảng 7.000 yên 1 tháng.

Đến các cửa hàng uy tín để được tư vấn trực tiếp

Các bạn nên trực tiếp đến các cửa hàng uy tín để đăng ký điện thoại. Cần hỏi rõ về gói cước bạn sẽ sử dụng, những vấn đề cần lưu ý. Và khi đăng ký dịch vụ tại các công ty có cửa hàng đại diện, trong quá trình sử dụng có vấn đề gì phát sinh hay cần tư vấn bạn hoàn toàn có thể đến cửa hàng để được nhân viên giải đáp nhé!

(Nguồn: Isenpai)

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Nhật Bản vẫn hỗ trợ ODA cho Việt Nam sau năm 2017

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa chia sẻ về khả năng sau năm 2017, Việt Nam có tiếp tục được nhận nguồn vay ưu đãi theo cam kết của Chính phủ Nhật Bản.



Sau khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình, các khoản vay ưu đãi sẽ có nhiều điều kiện ràng buộc và gần với vốn vay thương mại. Ông Yasuo Fujita – Trưởng đại diện JICA – đã có cuộc trao đổi với phóng viên Lao Động về kế hoạch giải ngân nguồn vốn này.

Hỏi: Thưa ông, có nhiều nguồn tin nói rằng kể từ tháng 7.2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA mà phải chuyển sang vay ưu đãi, tiến tới vay thương mại do đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Xin ông giải thích rõ hơn về vấn đề này?

– Ông Yasuo Fujita: Các điều khoản và điều kiện vốn vay ODA củaNhật Bản được thiết lập dựa trên mức thu nhập của nước tiếp nhận. Hiện tại, Việt Nam đã được xếp vào nước có mức thu nhập trung bình thấp với thu nhập quốc dân trên đầu người trong khoảng từ 1.046 – 1.985 USD/năm (năm 2014). Mức lãi suất của vốn vay ODA Nhật Bản dành cho Việt Nam dao động từ 0,1-1,4%/năm và thời gian trả nợ là 25-40 năm, thời gian ân hạn là 7-10 năm. Với tình hình tăng trưởng kinh tế hiện nay của Việt Nam, JICA sẽ tiếp tục cung cấp vốn vay ưu đãi cho Việt Nam tới khoảng năm 2030.

Vì thế, từ tháng 7.2017, Việt Nam có thể không còn được vay ODA ưu đãi từ các tổ chức quốc tế khác, nhưng mức ưu đãi của vốn vay ODA Nhật Bản sẽ chỉ giảm một chút nếu Việt Nam được nâng bậc vào nhóm các quốc gia có thu nhập cao hơn hiện nay (tức là mức thu nhập trung bình) và có thể tiếp tục vay vốn ODA của Nhật Bản với các điều kiện ưu đãi.

Hỏi: Có ý kiến chuyên gia kinh tế cho rằng chi phí đầu tư cho một dự án ODA, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng rất cao, nên so với lãi suất thấp và kỳ hạn dài chưa hẳn đã có lợi. Ông có ý kiến như thế nào về nhận định này?

– Dù Việt Nam đã được xếp vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2010, Nhật Bản vẫn dành nguồn ODA với những điều kiện rất ưu đãi cho các dự án hạ tầng của Việt Nam như lãi suất vay chỉ bằng 0,1-1,4% với kỳ hạn dài nhất lên đến 40 năm. Cho đến nay Chính phủ Nhật Bản luôn cung cấp ODA cho Việt Nam có cân nhắc kỹ về sự cần thiết và đóng góp có hiệu quả của dự án vào sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Việc sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản này đã được đánh giá cao cho những đóng góp trong cải thiện môi trường đầu tư tại TPHCM và Hà Nội. Có thể kể một số ví dụ như: Từ tháng 1.2015, Hà Nội đã khai trương và đưa vào sử dụng nhà ga T2 – Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, cầu Nhật Tân và đường dẫn nối cây cầu này với Sân bay Nội Bài. Điều này giúp cải thiện đáng kể tuyến đường giao thông huyết mạch từ cửa khẩu quốc tế đến trung tâm thành phố. Tương tự, việc đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây đã giúp cải thiện tình hình giao thông từ Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu về TPHCM. Dự án xây dựng Đại lộ Đông Tây đã được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2011 cũng đã giúp giải quyết tình trạng gia tăng phương tiện cơ giới và tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên… So sánh chi phí tài chính theo nguồn vốn vay trái phiếu chính phủ với nguồn vốn ODA có thể thấy sự thật là chi phí đầu tư của dự án sử dụng vốn vay ODA của Nhật Bản thấp hơn rất nhiều so với chi phí đầu tư của dự án sử dụng trái phiếu chính phủ.

Mặt khác, gần đây, trên một số phương tiện truyền thông, ODA bị chỉ trích là một nguyên nhân làm gia tăng nợ công. Hiểu nhầm này có lẽ bắt nguồn từ những chậm trễ nghiêm trọng của một số dự án lớn đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Từ quan điểm của chúng tôi, vấn đề chính cần xem xét là việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực công, trong đó có nguồn vốn ODA. Lý do lớn nhất và rõ ràng nhất cho việc đội vốn của dự án chính là sự chậm trễ trong mọi giai đoạn triển khai dự án, từ khâu hình thành, phát triển dự án đến khâu hoàn thiện dự án. Có thể thấy rằng nhiều cơ quan liên quan đến thực hiện dự án chưa ý thức được vấn đề chi phí cơ hội khi thực hiện các dự án đầu tư công. Một khi các cơ quan hữu quan chú trọng đúng mức đến tuân thủ các thủ tục hành chính cũng như quản trị thời gian thì hiệu quả đầu tư công chắc chắn sẽ được cải thiện.

Hỏi: Thông thường vốn vay ODA có lãi suất thấp, vay dài hạn. Vậy đi kèm với nó có những điều kiện gì ràng buộc chặt chẽ hay không? Liệu có phải các ODA Nhật Bản sẽ bắt buộc do các nhà thầu Nhật Bản thực hiện hay không?

– Các điều khoản của vốn vay ODA là ưu đãi với lãi suất cho vay thấp và thời hạn trả nợ dài, tuy nhiên, không phải lúc nào các điều kiện ràng buộc cũng được áp dụng kèm theo, và nhà thầu không bắt buộc mang quốc tịch Nhật Bản trong mọi dự án vay vốn ODA Nhật Bản. Trước hết, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, Nhật Bản tôn trọng quyết định của nước nhận viện trợ về việc có áp dụng các khoản vay kèm các điều khoản ràng buộc hay không. Vốn vay ODA Nhật Bản ràng buộc được gọi là “Điều khoản đặc biệt dành cho đối tác kinh tế” (khoản vay STEP). Hình thức này áp dụng cho các dự án cần tận dụng công nghệ và bí quyết kỹ thuật của Nhật Bản dựa trên yêu cầu của nước nhận viện trợ về việc sử dụng và chuyển giao công nghệ của Nhật Bản.

Điều kiện chính của khoản vay STEP là nhà thầu chính sẽ là các công ty Nhật Bản hoặc là liên doanh giữa công ty Nhật và công ty Việt Nam do công ty Nhật đứng đầu liên doanh; không dưới 30% hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản. Tuy nhiên, các khoản vay STEP chỉ được dành cho các dự án có yêu cầu công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản. Trong tổng số vốn vay đã cam kết từ năm 2010-2014, tỉ trọng của các khoản vay STEP chỉ vào khoảng 38% và 62% số vốn vay còn lại được cung cấp mà không có bất kỳ hạn chế gì về quốc tịch nhà thầu hay nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

– Xin cảm ơn ông.

Theo Hồng Quân (Lao động)

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

10 hiểu nhầm phổ biến về nước Nhật

Hãy thành thật rằng bạn ít nhất đã từng có một vài suy nghĩ như vậy trong đầu khi nghĩ về đất nước Nhật Bản, Nhật Bản có hoa anh đào và sushi, người Nhật có nghệ thuật cắm hoa và trà đạo truyền thống đây là những điều không thể phủ nhận. Và chắc chắn, mấy điều này thì không ai có thể nhầm lẫn được rồi.

Nhưng mà không phải người Nhật nào cũng thích ăn sushi và cắm hoa. Vậy mà  hỏi 100 người nước ngoài thì cả 100 người đều cho rằng người Nhật ăn sushi cả đời để sống.

Có thể đây chưa chắc là 10 hiểu nhầm lớn nhất mà cứ nhắc tới Nhật Bản là người ta lại gán mác cho nó, nhưng ít nhất, bạn cũng đã từng sống với những lầm tưởng to đùng này về Nhật Bản.



1. Tất cả đàn ông Nhật đều có tinh thần võ sĩ Samurai

Samurai là một trong những biểu tượng cho tinh thần Nhật Bản. Vì thế, không khó khi thấy rằng bất cứ bài viết nào về tinh thần của người dân Nhật Bản là người ta lại nhắc tới tinh thần võ sĩ đạo.

Tuy nhiên, nhiều người dân Nhật Bản thậm chí còn không biết tinh thần samurai là tinh thần gì. Và chắc chắn, quan điểm đàn ông Nhật ai cũng có tinh thần đó là một điều sai lầm.

2. Người dân Nhật Bản nào cũng làm việc chăm chỉ

Lại một điều nữa mà mọi người vẫn hay rao giảng cho nhau: nhìn người Nhật Bản làm việc mà học tập kìa! Đúng là người Nhật làm việc chăm chỉ và có trách nhiệm với công việc nhưng điều gì cũng có ngoại lệ, không phải ai cũng muốn như vậy.

"Nếu tôi có thể xoay sở với cuộc sống mà không phải làm việc vất vả, chắc chắn là tôi không lao đầu vào công việc rồi", một người cho biết.

3. Tất cả đàn ông Nhật Bản đều đóng khố

Đây là một trong những hiểu lầm rất thú vị khi hình ảnh về các đô vật Sumo hay đàn ông Nhật Bản tham gia các lễ hội khiến người ta hiểu nhầm rằng khố là một trang phục phổ biến mỗi ngày. Tuy nhiên, chẳng mấy ai mặc khố ra ngoài đường cả nên bạn đừng mơ có thể thấy chúng nếu không phải trong các dịp đặc biệt.

4. Người Nhật nào cũng thích làm việc tập thể

Trong cuộc phỏng vấn với 200 người Nhật Bản, có tới 96 người cho biết rằng không phải người Nhật nào cũng thích làm việc tập thể. Nhiều người làm việc chỉ bởi vì họ cảm giác làm một mình sẽ không dễ để hoàn thành. Tuy nhiên, không phải lúc nào làm việc tập thể cũng đúng tinh thần làm nhóm.

"Nhiều người làm việc một cách có quy củ tại công ty nhưng bên ngoài cuộc sống, họ thích mọi thứ một mình.

5. Tất cả người Nhật đều ăn sushi hay tempura

Việc bạn thấy sushi xuất hiện trong bất cứ poster quảng cáo du lịch nào của Nhật Bản không có nghĩa là người Nhật nào cũng thích ăn và ăn sushi mỗi ngày. Giống như kiểu bạn nghĩ người Mỹ sẽ chỉ ăn hamburgers còn người Đức chỉ uống bia qua ngày!

Rõ ràng, việc ăn một thứ liên tục không tốt cho sức khỏe và người Nhật Bản hoàn toàn hiểu được điều đó.

6. Tất cả người Nhật đều thích xếp hàng

Văn hóa xếp hàng luôn gọi tên đất nước Nhật Bản. Người Nhật xếp hàng sau động đất, sóng thần chờ thực phẩm. Người Nhật xếp hàng ngay ngắn để lên tàu điện ngầm. Những điều trên là hoàn toàn đúng, nhưng người Nhật không hẳn lúc nào cũng thích xếp hàng!

Cái lúc vội vàng thì dù là người Mỹ, người Anh hay người Nhật Bản cũng chẳng ai muốn phải chờ đợi để tới lượt mình cả. Có lẽ do người Nhật biết kiềm chế hơn người dân nước khác mà thôi.

7. Người Nhật mặc kimono mọi lúc mọi nơi

Đây có lẽ là một trong những hiểu lầm "dớ dẩm" nhất. Một chiếc kimono không những vừa to vừa nặng mà giá cả của nó còn thực sự trên trời nếu muốn có một chiếc kimono thực sự đẹp! May ra nếu bạn đến Kyoto thì thấy những cô gái làm nghề Geisha mặc kimono suốt ngày mà thôi.

Còn đâu, đừng có mơ mà đang đi bộ trên phố rồi xuất hiện một cô gái mặc kimono giữa trời hè hơn 30 độ C.

8. Tất cả người Nhật đều thích manga và anime

Đồng ý Nhật Bản là "kinh đô" của truyện tranh và phim hoạt hình, nhưng mà bảo người Nhật nào cũng thích xem hoạt hình hay truyện tranh là hoàn toàn sai!

9. Người dân Nhật Bản nào cũng giỏi sử dụng đồ công nghệ

Nhật Bản có thể là nơi chế tạo ra nhiều món đồ công nghệ mà cả thế giới phải thán phục nhưng không phải người dân Nhật Bản nào cũng muốn sử dụng chúng trong mọi điều của cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể ngồi xem các nghệ nhân biểu diễn trà đạo và tự hỏi: "mấy cái máy pha trà tốc độ cao mà người Nhật chế tạo ra để làm gì không biết?".

10. Nhà nào của người Nhật cũng có bàn sưởi và cửa kéo

Nếu bạn có những suy nghĩ này, sao bạn không tự hỏi sao người Hàn Quốc giờ không sống trong nhà Hanok nữa hay người Mông Cổ còn sống trong lều không? Thế kỷ 21 rồi, người Nhật cũng phải cải tiến chất lượng cuộc sống chứ?

Dù nhiều gia đình vẫn giữ nguyên các căn nhà truyền thống nhưng đa phần đã chọn những kiểu hình nhà đơn giản và tiện lợi hơn cho cuộc sống hiện đại.

(Nguồn: Kênh 14)

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

Hình ảnh thi tuyển đơn hàng xây dựng tại Osaka, Nhật Bản

Vào chiều ngày 16/07, tại Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC đã tiến hành tổ chức thi tuyển để tuyển chọn lao động cho đơn hàng xây dựng tại Osaka, Nhật Bản. Tại buổi thi tuyển có sự góp mặt của 3 lãnh đạo đại diện cho phía công ty tại Nhật Bản bao gồm Mr Doyama Mistunori, Mr Arata Masashi, Mr Hayashi Katsuji, trực tiếp tiến hành tuyển chọn.



Tham gia thi tuyển cho đơn hàng này gồm có 10 ứng viên. Họ phải trải qua hai phần thi là thi phỏng vấn và thi thể lực để lựa chọn ra 3 ứng viên phù hợp nhất để đi làm việc tại Nhật Bản.


Các ứng viên xếp hàng ngay ngắn đứng chào đón các vị khách đến từ Nhật Bản.


Các bạn ứng viên chuẩn bị bước vào phần thi phỏng vấn


Phần thi phỏng vấn diễn ra với sự nghiêm túc, và có đôi chút lo lắng đối với những bạn lần đầu tham gia thi tuyển.


Trong phần thi phỏng vấn, bạn sẽ phải giới thiệu ngắn gọn về bản thân, về lý do tại sao bạn muốn đi làm việc tại Nhật Bản. Những câu hỏi khá đơn giản nhưng quan trọng là bạn phải bình tĩnh tự tin để thể hiện những câu trả lời của mình một mình một cách rõ ràng nhất.



Trong phần thi thể lực, để có thể đáp ứng tốt được yêu cầu của công việc thì các ứng viên phải có một thể lực tốt, đó là lý do tại sao các ứng viên phải vượt qua bài kiểm tra về thể lực trước khi được lựa chọn đi làm việc tại Nhật.


(Nhà tuyển dụng phía Nhật đang theo dõi công tác chuẩn bị cho phần thi thể lực)

Đối với đơn hàng xây dựng, bài kiểm tra thể lực dành cho các ứng viên là vận chuyển các bao cát (nặng 10kg) trên quãng đường 5m trong thời gian 2 phút.

Đối với các bạn ứng viên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao thì có lẽ phần thử thách này không làm khó được các bạn. Tất cả mọi người đều hoàn thành tốt phần thi của mình.


Phía bên tuyển dụng đang hội ý, đánh giá lại kết quả. 3 ứng viên tốt nhất sẽ được lựa chọn và sẽ xuất cảnh vào tháng 12/2016.

 Kết quả của buổi thi tuyển sẽ được gửi đến các bạn ứng viên sớm nhất. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3837. 3888/ Hotline: 04. 3996. 5446

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Chuyện nước Nhật: Phía sau công xưởng

Nhật Bản, tuy không phải là nơi tôi sinh ra và lớn lên nhưng lại là nơi để lại cho tôi biết bao kỷ niệm, là vùng đất mà tôi coi như quê hương thứ hai của mình. Những trải nghiệm nơi đây, có lẽ đi đến suốt cuộc đời, tôi cũng chẳng thể nào quên được.



Còn nhớ những ngày ngồi trên ghế nhà trường đã không biết bao lần tôi được nghe kể về xứ sở Phù tang xinh đẹp. Trong mắt tôi khi ấy, nước Nhật chẳng khác gì một thiên đường. Đó là nơi có những khu rừng xanh ngát, có ngọn núi Phú Sỹ cao vời vợi và những cánh đồng khoe sắc quanh năm. Đó là nơi có những tòa nhà chọc trời và nền công nghiệp phát triển đứng nhất nhì thế giới. Và hơn hết, đó là nơi của những con người luôn cần mẫn kiên trì, kỉ luật và không bao giờ bỏ cuộc dù phải chịu bao nhiêu thiên tai hoạn nạn vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu. Cứ như thế, tôi ôm ấp một hình ảnh đẹp về đất nước Mặt trời mọc và không biết tự bao giờ trong tôi hun đúc một niềm khao khát được đặt chân đến nơi này.

Và rồi ước mơ về Nhật đã đến với tôi và cuộc đời tôi bước sang một trang mới. Đó và năm cuối đại học, khi bạn bè tất tả chuẩn bị ra trường, tôi quyết định xin phép gia đình cho sang Nhật. Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là tốt nghiệp, bỗng dưng bỏ ngang để đến một đất nước xa xôi, tôi vấp phải không biết bao nhiêu sự phản đối từ người thân cũng có mà bạn bè cũng có. Nhưng với lòng quyết tâm nung nấu bấy lâu nay, tôi cố gắng thuyết phục mọi người cho bằng được. Cuối cùng nguyện ước cũng đạt thành, tôi được cho phép đến với nước Nhật thân yêu.

Tôi sang Nhật với dạng tu nghiệp sinh, đây là hình thức mà tôi nghĩ là phù hợp với mình nhất vừa tiết kiêm chi phí và có cơ hội kiếm thêm chút vốn trang trải khi quay về. Lên máy bay, lòng tôi cứ lâng lâng khó tả, bao nhiêu vui sướng như chỉ trưc trào ra. Cuối cũng thì qua bao nhiêu cố gắng tôi cũng đạt được điều mình hằng ấp ủ. Lời kể thực không sai nước Nhật hiện lên trong những ngày đầu đẹp vô cùng. Những bông hoa anh đào e ấp dưới nắng xuân, chúm chím như gò má ửng hồng của người con gái. Những chiếc tàu điện hiện đại luôn thật đúng giờ. Và những con người thật ân cần, chu đáo đã giúp đỡ tôi không biết bao nhiêu lần thưở còn nhiều bỡ ngỡ. Tôi hoàn toàn mãn nguyện và tự hào với quyết định của mình, tự nhủ với lòng sẽ cố gắng thật nhiều nơi đất nước xinh đẹp này.

Thế nhưng đúng như người ta vẫn thường nói, ở đâu cũng có những góc khuất mà chỉ khi đi vào rồi ta mới có thể nhận ra. Khi mọi thứ đã dần đi vào nếp, những hứng khởi ban đầu của tôi cũng phai nhạt dần. Thay vào đó là những ngày vật lộn với công việc, những lúc mệt mỏi rã rời mà chẳng biết than trách với ai. Hay những lúc cô đơn hiu quạnh, nhìn xung quanh bốn bề trống vắng chẳng biết giải tỏa thế nào. Đã bao lần tôi muốn bỏ cuộc, nhưng nghĩ tới gia đình đang ngày đêm mong ngóng, về sự kì vọng của biết bao người, tôi lại cố gắng đứng dậy bước đi. Tôi không cho phép mình bỏ cuộc. Cũng may rằng, cuộc sống ở Nhật tuy vất vả, nhưng vì cùng chung một văn hóa Á Đông, thói quen sinh hoạt và ăn uống không khác biệt nhiều, tôi có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường nơi đây.

Ở Nhật bận rộn là vậy, nhưng tôi vẫn cố gắng để bản thân mình không trở nên chai sạn. Vào mỗi cuối tuần, sau bao vất vả mệt nhọc của ngày thường, tôi hay đi tản bộ ở công viên. Khi thì vào sang sớm, khi thì lại là lúc xế chiều. Quên đi hết những giọt mồ hôi mặn đắng nơi công xưởng, tôi dành cho mình những phút riêng tư, thả lỏng tâm hồn và trầm ngâm suy nghĩ về cuộc sống. Những khi ấy, tôi thường cho lũ bồ câu ăn và nhìn ngắm chúng thích thú lượm nhặt những miếng mồi. Lúc khác, tôi lại ngồi yên thầm quan sát một cụ ông ung dung thả câu bên hồ, một cụ bà thư thả dạo chơi cùng chú cún cưng hay lũ trẻ đang hồn nhiên đùa nghịch. Những lúc ấy, tôi cảm thấy lòng bình yên đến lạ, bao muộn phiền chợt theo gió bay đi.

Thỉnh thoảng, khi bản thân thấy mệt mỏi và áp lực đủ điều, tôi đạp xe ra bờ sông dạo mát. Theo thói quen thả xe một bên và nằm dài trên bãi cỏ, tôi cứ lặng yên ngắm dòng nước lững lờ trôi, để những ngọn gió từ đâu về mơn man trên mái tóc. Như thế, tôi thấy bao nhiêu bực bội sầu lo đều bỗng chốc hóa hư không, chỉ còn tôi với chính tôi giữa bao la mây nước. Cảm giác nhẹ nhàng và dễ chịu vô cùng.

Hôm khác, tôi lại một mình đi dạo giữa những con phố không tên. Phố đông người mà như mình tôi lạc bước. Tôi men qua những con hem nhỏ, dạo quanh những góc phố xa xưa, ngắm nghía những ngôi nhà cổ đã bị thời gian rêu phủ bạc màu. Đưa mắt nhìn những nụ hoa e thẹn chưa dám nở, hay những ngọn đèn leo lắt phía ngoài xa, tôi tận hưởng sự tĩnh lặng, không ồn ào, không náo nhiệt, mọi thức đều bình yên đến lạ kì.

Những khi ấy, tôi thường mở nhạc lên và thả hồn theo những giai điệu du dương tha thiết. Là ca khúc サライ(Hồi tưởng), mỗi lần nghe là một lần dấy lên trong tôi nỗi nhớ nhà.
やわらかな 日々の暮らしを なぞりながら生きる
• まぶたとじれば 浮かぶ景色が
迷いながら いつか帰る 愛…” “…Tuổi thơ trải qua trong sự chở che của cha của mẹ, vừa sống vừa nhớ lại những ngày tháng bình yên.
Nhắm mắt lại, bỗng thấy lạc lối trước khung cảnh hiện ra. Tự nhủ với lòng rằng nhất định sẽ quay về quê hương yêu dấu…”
Hay giai điệu ngoạt ngào của 四季の歌 (Khúc ca bốn mùa) ,nhắc nhở tôi về ý nghĩa của tình thân, tình bạn, của những yêu thương.秋を愛する人は 心深き人 愛を語るハイネのような ぼくの恋人 “Người yêu mùa thu là người có tâm hồn sâu sắc, Như nhà thơ Heins hay kể chuyện tình, đó là người tôi yêu”

Những ca từ nhẹ nhàng, trong vắt như ru tôi về một miền xa xôi, cho tôi tan theo những trầm bổng cuộc đời. Bao muộn phiền của đời tu nghiệp, trong phút chốc được xoa dịu hẳn đi.

Thế đấy, thật kì diệu và tuyệt vời thay, nước Nhật! Nơi đã lấy đi của tôi biết bao giọt mồ hôi, khiến tôi mệt mỏi tưởng chừng như gục ngã, cũng là nơi đã che chở và ấp ôm tôi bằng những phút giây thanh khiết dịu êm. Đúng là mọi thứ đều luôn có hai mặt, nhưng ai biết thưởng thức cuộc sống sẽ luôn hướng về những điều tích cực, làm động lực bước tiếp cho mình. Nhật Bản chưa bao giờ khiến tôi cô quạnh cả, bởi tôi trân quý mọi khoảnh khắc tuyệt đẹp ở nơi đây. Những khoảnh khắc ấy, sẽ còn theo tôi trên bước chân đi làm mỗi sáng, con đường về nhà mỗi tối, và có thể, còn theo tôi đến suốt cuộc đời.

(Nguồn: iSenpai)

Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Các hãng vé máy bay nội địa giá rẻ tại Nhật Bản

Đôi khi bạn có một số lộ trình ở Nhật quá dài để đi bus đêm ví dụ như Tokyo - Okinawa chẳng hạn. Vé Shinkasen hay vé máy bay từ các hãng lớn như JAL hay ANA thì quá đắt đỏ. Lúc ấy bạn hãy nghĩ tời những hãng máy bay giá rẻ đôi khi nó còn rẻ hơn cả đi bằng xe bus.

1. Vanilla Air


Vanilla Air có các chuyến bay nội địa hai chiều từ Narita (Tokyo) đến các sân bay Sapporo (Hokkaido), Naha (Okinawa), Amami Oshima (Kagoshima) và cả một số tuyến quốc tế đến Cao Hùng (Đài Loan) và Hong Kong.

Vé nội địa 2 chiều ở mức rẻ nhất thường rơi vào khoảng trên dưới 10,000 JPY. Ví dụ các tuyến đi từ Sapporo, Naha, Amami Oshima lần lượt có giá một chiều thấp nhất rơi vào khoảng 3,990-4,990 JPY, 5,990-6,490 JPY, và 5,690-6,390 JPY. Vào mùa khuyến mãi bạn thậm chí có thể bay chuyến Narita-Sapporo với giá chỉ 3000 JPY mỗi chiều.

2. Peach Air


Hãng Peach có các chuyến nội địa từ Narita đi Sapporo, KIX (sân bay Kansai ở Osaka), Fukuoka và nhiều chuyến từ KIX đi Sapporo, Sendai, Nagasaki, Kagoshima, và Naha. Peach cũng có nhiều chuyến quốc tế đi Hong Kong, Đài Loan, và Hàn Quốc. Cũng như Vanilla Air, giá của Peach mùa khuyến mãi cũng rẻ vô cùng. Chuyến Narita-KIX có thể giảm xuống chưa đến 3000 JPY / chiều trong mùa khuyến mãi.

3. Jetstar



Jetstar có ít khuyến mãi hơn 2 hãng trên nhưng giá vé thông thường thì thấp hơn một chút. Số sân bay có chuyến của Jetstar cũng nhiều hơn(Narita, KIX, Oita, Fukuoka, Kagoshima, Kumamoto, Matsuyama, Nagoya, Okinawa, Sapporo, Takamatsu) và mạng lưới chuyến bay quốc tế của Jetstar cũng phong phú hơn (có các chuyến đi Australia, Hongkong, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, New Zealand, Hongkong,…). Hiện tại Jetstar đã có một số chuyến bay từ Việt Nam sang Nhật nhưng chưa nhiều.

(Nguồn: Tham khảo từ Tokyo Cheapo)

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

Những lưu ý khi bạn muốn làm việc tốt ở Nhật Bản

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng Nhật Bản, người lao động Việt Nam cần cù, chịu khó, sáng tạo. Thế nhưng, khi sang Nhật nhiều thực tập sinh Việt Nam bị sốc khó thích ứng. Làm thế nào để thực tập sinh Việt Nam làm việc tốt nhất ở Nhật Bản.

Sau đây, ABC sẽ gửi đến cho các bạn một số lưu ý cho các bạn khi đi làm việc tại Nhật Bản để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cùng theo dõi nhé!


Đề cao kỷ luật

Có thể nhiều bạn sẽ thấy “ớn lạnh” với cách quản lý công việc quá chặt chẽ đến gò bó của Nhật nhưng các bạn phải biết rằng, chính cách quản lý đó đã rèn luyện được ý thức kỷ luật lao động tốt cho nhân viên, giữ mọi hoạt động trong tầm kiểm soát, hạ thấp rủi ro.

Quản lý nhân sự của các công ty Nhật chính là nghệ thuật làm nên thành công của họ. Tính chuyên nghiệp, kiên trì và nhẫn nại của người Nhật và công ty Nhật sẽ là môi trường tuyệt vời và phù hợp với nguyện vọng của các bạn trẻ Việt Nam ngày nay muốn làm việc và trưởng thành trong môi trường mang tính chuyên nghiệp, thử thách.

Kiên trì, nhẫn nại

Các sếp người Nhật rất coi trọng sự chăm chỉ. Thông minh và nhanh nhẹn được đặt sau sự cần cù. Hiệu quả có thể chưa cao nhưng nhân viên hết lòng với công việc, không ngại khó, kiên trì, nhẫn nại với công việc vẫn được người Nhật đánh giá cao.

Khi làm việc cho một doanh nghiệp, người ta hi vọng bạn sẽ làm mọi thứ tốt cho mọi người. Cho dù thời gian bạn gắn bó với công ty ngắn nhưng bạn vẫn phải có thái độ như bạn làm việc ở công ty đó cả đời.

Chất lượng công việc là trên hết

Với người Nhật, bạn có thể làm một việc kéo dài vài ngày, nhưng bạn phải đảm bảo là kết quả cuối cùng là hoàn hảo. Có thể sản phẩm cuối cùng của bạn chưa phải là hoàn hảo nhất, nhưng nó phải đạt trên những tiêu chuẩn về chất lượng thông thường. Và các tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ không có chuyện thay đổi theo thời gian. Công việc nên được làm rõ ngay từ đầu về nội dung, thời gian để có kết quả nhanh hơn.

Có bao giờ bạn tự hỏi, bạn chăm chỉ, sáng tạo nhưng năng suất lao động vẫn thấp?

Các cơ quan quản lý lao động Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam luôn đau đầu trong việc tìm giải pháp nâng cao năng suất lao động cho người lao động, thực sự đây là một bài toán khó. Người Việt Nam được đánh giá là hội tụ đủ các yếu tố thông minh, chịu khó, nhiệt huyết với công việc... nhưng tại sao năng suất lao động vẫn thấp? Đó là ý thức làm việc của người lao động chưa được tốt, người lao động vẫn còn ngộ nhận những mâu thuẫn về tài chính đối với chủ doanh nghiệp. Khi ra nước ngoài mình bỏ tư duy đó, cần hết lòng với công việc, với doanh nghiệp.

Để thực tập sinh đến Nhật không bị sốc, khi tham gia chương trình thực tập sinh tại công ty, ABC luôn chú trọng việc đào tạo cho thực tập sinh học tiếng Nhật, học giao tiếp, ứng xử, văn hóa Nhật Bản, được rèn luyện tính kỷ luật, các kỹ năng trong công việc với những thầy cô từng làm việc nhiều năm tại Nhật và các giáo viên người Nhật Bản.

Mọi thắc mắc về xuất khẩu lao động Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội 

Điện thoại: 04. 3996. 5446 / Hotline: 09. 4567. 3586


Tuyển 02 nam đi đơn hàng gia công cơ khí tại Hyogo, Nhật Bản tháng 07/2016

Hiện nay, Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC đang cần tuyển gấp 02 nam đi đơn hàng đi gia công cơ khí tại Hyogo, Nhật Bản trong tháng 07/2016. Nội dung cụ thể như sau:



THÔNG BÁO
[XKLĐ - ABC 167]
TUYỂN 02 NAM GIA CÔNG CƠ KHÍ TẠI HYOGO
 THÁNG 07/2016

1.NỘI DUNG TUYỂN CHỌN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

- Số lượng tiếp nhận: 02 nam.

- Nơi làm việc của lao động: Hyogo, Nhật Bản.
                                                                                                                                                            
- Công việc cụ thể: Gia công cơ khí.

- Thời gian hợp đồng: 03 năm

- Hạn nộp hồ sơ: 07/2016 (ưu tiên các hồ sơ nộp trước)

- Dự kiến thi tuyển:  14/07/2016

- Nhập cảnh dự kiến: Tháng  11/2016

2. ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG

- Giới tính: Nam.

- Chiều cao/ cân nặng yêu cầu: cao trên 160cm, cân nặng trung bình.

- Độ tuổi: từ 20 đến 24 tuổi.

- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp cấp 3 trở lên.

- Yêu cầu tay nghề: Ưu tiên có kinh nghiệm.

- Yêu cầu sức khoẻ: Sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, không viêm gan B, không mắc các bệnh mù màu, không xăm.

- Yêu cầu khác: nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng học tiếng Nhật tốt, chịu khó.

3. CHẾ ĐỘ PHÚC LỢI – LƯƠNG THƯỞNG

- Lương trung bình: 135,510 Yên (~30,000,000 VND).

- Trợ cấp tháng đầu: 6 man (~12,000,000 đồng).

- Vé máy bay: Xí nghiệp thanh toán 02 chiều.

- Tăng ca: Có (nghiệp đoàn hỗ trợ đàm phán tăng ca cho người lao động)

- Bảo hiểm: Y tế, hưu trí, lao động theo quy định Pháp luật Nhật Bản

- Giờ làm việc: 8 giờ

- Ngày nghỉ: Thứ 7, chủ nhật hàng tuần, lễ tết theo lịch Nhật Bản .

- Tăng lương + thưởng: Đàm phán cụ thể khi phỏng vấn

4. LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Phát triển nguồn Nhân lực ABC

Địa chỉ: Số 79 Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Website: www.abcgroup.com.vn

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586 (Mr Trung)

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

17 điều cần biết khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Nhật Bản hiện nay là thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng với lao động Việt Nam, đi làm việc tại Nhật Bản yếu tố ổn định và an toàn là điều đầu tiên người lao động có thể được hưởng. Đặc biệt, giá trị đồng Yên ngày một tăng, và ngày càng có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nên mức chi phí giữa các đơn vị luôn cạnh tranh nhau và điều này có lợi cho người lao động đi làm việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên, để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản các bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin để đưa cho mình những sự lựa chọn đúng đắn. Dưới đây là 17 điều các bạn nên nắm rõ khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.



1. Thực chất đây là chương trình Thực tập sinh kỹ năng, đào tạo có thời hạn tại Nhật bản

Nhật Bản tiếp nhận nguồn lao động đến từ Việt Nam qua hai hình thức chính là Thực tập sinh kỹ năng dành cho lao động phổ thông và Kỹ thuật viên dành cho kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Đại học hoặc Cao đẳng.

Nếu là thực tập sinh kỹ năng, các bạn được trợ cấp tháng đầu ngay sau khi đến Nhật và nhận lương cơ bản các tháng về sau theo hợp đồng ký kết  giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận phía Nhật Bản.

2. Trước đây được gọi là chương trình Tu nghiệp sinh Nhật bản

Việt Nam và Nhật Bản có ký kết chương trình phái cử tu nghiệp sinh Nhật Bản  với mục đích hỗ trợ đào tạo nguồn lao động tay nghề cao Việt Nam để sau 3 năm người lao động Việt Nam về xây dựng đất nước. Chương trình này có quy trình tuyển chọn kỹ về tiếng Nhật và chịu quy định nghiêm ngặt khi làm việc tại Nhật. Chương trình này áp dụng và được coi như một sự giúp đỡ của Nhật Bản với các quốc gia đang phát triển, ngược lại thì Nhật Bản cũng được lợi là nguồn lao động giá rẻ đến từ các quốc gia này. Tu nghiệp sinh chia 2 giai đoạn : Giai đoạn tu nghiệp 1 năm đầu và sau đó sát hạch tay nghề, chuyển sang giai đoạn 2 là thực tập sinh (2 năm tiếp theo với lương cao hơn)

Từ năm 2009, các quy định mới đã được CP Nhật đưa ra, theo đó lương, giờ và thu nhập làm thêm cũng được mở rộng, chế độ tu nghiệp sinh cũng được xóa bỏ chuyển thành thực tập sinh kỹ năng như trên.

3. Thu nhập của các bạn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Mức lương cơ bản mà thực tập sinh kỹ năng ký với Công ty tiếp nhận Nhật bản khoảng từ 110.000-150.000 Yên (Tính theo tỷ giá hiện tại 200 đồng/Yên, tương đương với 22.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng). Đây là mức lương cơ bản, chưa trừ tiền Bảo hiểm, ký túc, thuế thu nhập, chi phí ăn uống, chưa tính việc làm thêm. Thu nhập thực tế tích lũy gửi về nhà của các bạn lao động, nếu được tuyển vào đơn hàng tốt, công ty Nhật tốt thì khoảng 20-35 triệu đồng /tháng sau khi trừ hết chi phí.

4. Hợp đồng lao động

Hợp đồng này thường được ký trực tiếp giữa TTS và công ty tiếp nhận phía Nhật bản, được ký kết tại công ty phái cử  xuất khẩu lao động Việt Nam khi các bạn trúng tuyển đơn hàng.

5. Giờ làm và thu nhập làm thêm

Mỗi năm, số giờ làm việc của người lao động dao động từ 1.920 – 2.064 tiếng/năm. Tức là trung bình mỗi tháng người lao động phải làm bình quân là 20 đến 21,5 ngày/tháng, 8 tiếng/ngày. Luật lao động Nhật Bản quy định thì mỗi giờ làm thêm được trả lương bằng 130% giờ làm bình thường, làm đêm và các ngày nghỉ, lễ tết được trả 200%.

6. Xuất khẩu lao động Nhật Bản yêu cầu ứng viên như thế nào ?

Độ tuổi hiện nay từ 18-35, nhiều đơn tuyển chọn lấy tuổi lớn hơn tùy công việc cụ thể. Trình độ yêu cầu thường từ cấp 2 trở lên, ngoại hình tối thiểu cho lao động phổ thông với Nam 160/50 và với nữ từ 150/45 trở lên, nhưng cũng có ngoại lệ . Sức khỏe phải khám đạt yêu cầu.

7. Quy trình tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản

B 1: Sơ tuyển đầu vào thực tập sinh, phỏng vấn sơ bộ, kiểm tra các hồ sơ và giấy tờ theo yêu cầu

B 2: Kiểm tra sức khoẻ

B 3: Đào tạo định nguồn : Học tiếng Nhật sơ cấp, chào hỏi, tác phong sinh hoạt và thi tuyển.

B 4: Thi tuyển/phỏng vấn trực tiếp.

B 5: Sau trúng tuyển sẽ đào tạo nâng cao cho Thực tập sinh Nhật Bản.

B 6: Xin visa/thị thực Nhật Bản

B 7: Đặt vé và xuất cảnh

B 8: Đào tạo thực tập sinh kỹ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản, kéo dài thường là 1 tháng, có trợ cấp khoảng 50000-60000 Yên.

8. Những ngành nghề xí nghiệp Nhật tiếp nhận lao động Việt Nam

Nhật Bản tuyển dụng lao động Việt Nam theo 66 ngành nghề quy định của JITCO. 

9. Nên làm sao để được tuyển chọn - kinh nghiệm phỏng vấn

Để được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, các bạn ứng viên khi phỏng vấn phải được nhà tuyển dụng lựa chọn. 

10. Tiền ký quỹ khi đi Nhật bản khi nào được lấy lại

Theo quy định mới của Bộ lao động Thương binh và Xã hội, thực tập sinh kỹ năng sang Nhật làm việc phải ký quỹ tại ngân hàng, số tiền ký quỹ nhiều hay ít, nhằm mục đích chống trốn và vi phạm pháp luật tại Nhật bản, được đưa ra bởi Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản, tuy nhiên sẽ bị khống chế trần bởi quy định. Số tiền này người lao động sẽ được lấy lại sau khi hết hợp đồng và về nước đúng hạn, khi thanh lý hợp đồng với công ty phái cử, không vướng mắc vào các khoản nợ, tiền điện, điện thoại hay khác tại Nhật. Một số Công ty phái cử hiện nay còn không yêu cầu đặt cọc.

11. Tại sao lại phải về nước giữa chừng

Lao động có thể chủ động xin chấm dứt hợp đồng và về nước khi chưa hết hạn hợp đồng hoặc lao động bị trục xuất về nước trước hạn. Trường hợp về nước tự nguyện có sự thỏa thuận giữa thực tập sinh và công ty Nhật vì lý do chính đáng, các bạn sẽ được thanh lý hợp đồng phái cử tại Việt Nam, được trả lại tiền ký quỹ, thậm chí một phần tiền phí dịch vụ xuất cảnh. Trường hợp thứ hai do thực tập sinh vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nước sở tại, trường hợp này sẽ bị phạt hoàn toàn số tiền ký quỹ nếu có.

12. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Khi đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng đi xuất khẩu lao động Nhật bản, các bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ, cơ bản gồm bản sao các giấy tờ cá nhân và gia đình, bằng cấp, các cam kết theo quy định của công ty xuất khẩu lao động.

13. Chọn công ty phái cử thực tập sinh xuất khẩu lao động Nhật Bản

Việc lựa chọn công ty là vô cùng quan trọng vì nó không chỉ liên quan đến tiền bạc mà còn là tương lai của các bạn. Hiện giờ công nghệ thông tin đã phát triển và các bạn hoàn toàn có thể kiểm tra nhanh chóng công ty mình sẽ tham gia có hợp pháp hay không, sau đó trực tiếp đến Công ty khảo sát, tư vấn, nhưng quan trọng hơn các bạn nên đến trực tiếp trung tâm đào tạo để hỏi kinh nghiệm những bạn đang học, hay đang chuẩn bị xuất cảnh. Đây thực sự là lời khuyên sáng suốt cho các bạn, khi mà mọi vấn đề tốt xấu của Công ty phái cử, khi đến trung tâm đào tạo thì các bạn đang đăng ký học tại đây hay chuẩn bị xuất cảnh sẽ nói rõ nhất.

14. Có thể quay lại Nhật làm việc tiếp khi về nước đúng hạn hay không ?

Hiện nay chỉ nhóm TTS nghề xây dựng được gia hạn tiếp 2 năm sau khi hết HĐ ( gia hạn tại Nhật ) hoặc được phép quay trở lại Nhật sau khi hoàn thành HĐ 3 năm và về nước.

15. Vay vốn đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản

Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank, ngân hàng Vietinbank, BIDV hoặc Ngân hàng chính sách và quỹ tín dụng tại địa phương có hỗ trợ cho vay vốn với các bạn có mong muốn đi xuất khẩu lao động, nhất là đi Nhật bản. Thủ tục sẽ theo hướng dẫn cụ thể tại ngân hàng, nhưng cơ bản cần có Hợp đồng lao động ký kết khi trúng tuyển, hồ sơ pháp lý công ty phái cử, các giấy tờ cá nhân và gia đình, chứng minh tài sản thế chấp nếu vay nhiều.

16. Xuất khẩu lao động Nhật Bản tương đối an toàn cho người đi nước ngoài làm việc

- Thu nhập cho người lao động tại Nhật Bản là cao nhất so với 4 thị trường truyền thống của lao động xuất khẩu của Việt Nam là Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông, Bắc Phi.

- Công việc ổn định và chế độ phúc lợi tốt. Người lao động được đảm bảo về ăn ở, sinh hoạt và bảo hiểm

- Sau khi về nước người lao động vẫn được hoàn trả một số tiền bảo hiểm khá lớn (trên hơn 3000USD sau 3 năm làm việc)

- Được pháp luật Nhật bản bảo vệ, an sinh tại Nhật rất tốt nên cuộc sống khá dễ chịu và an toàn

- Tuy nhiên xét về làm kinh tế, không phải đơn hàng nào, công ty Nhật nào cũng cho các bạn thu nhập cao. Để có được khoản tích lũy khá sau khi đi Nhật, các bạn nên chọn Công ty có chi phí xuất cảnh thấp.

17. Tại sao nhiều bạn nam chọn đi Nhật nghề xây dựng

Do nhu cầu chuẩn bị cho Olympic 2020 tại Nhật, nhu cầu tuyển dụng lao động trong ngành xây dựng rất cao, do vậy tiêu chuẩn lựa chọn lao động kể cả về chiều cao, thể trạng, độ tuổi, tay nghề đều rất đơn giản, phù hợp với đa số lao động Việt Nam. Nói chung là các lao động phổ thông đều có thể đi Nhật theo nhóm nghề xây dựng thu nhập và làm thêm trong nhóm ngành này cũng khá cao do đặc thù công việc, hợp đồng, lại được 5 năm nên tích lũy khá.

Còn xét về yếu tố an toàn, làm việc ở Nhật trong mọi nghề, kể cả xây dựng đều được đặt vấn đề an toàn lao động lên hàng đầu. Người Nhật khi thấy làm việc không đảm bảo an toàn sẽ không cho phép triển khai công việc, vì vậy vấn đề lo lắng của người nhà khi người thân mình đi xuất khẩu lao động nghề xây dựng là không cần thiết.

(Nguồn: Tổng hợp)

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Tuyển 15 nam đi đơn hàng đúc nhựa tại Tochigi, Nhật Bản tháng 07/2016

Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC đang cần tuyển gấp 15 nam đi đơn hàng đúc nhựa tại Tochigi, Nhật Bản trong tháng 07/2016. Nội dung cụ thể như sau:



THÔNG BÁO
[XKLĐ - ABC 166]
TUYỂN 15 NAM ĐI ĐƠN HÀNG ĐÚC NHỰA TẠI TOCHIGI
 THÁNG 07/2016

1.NỘI DUNG TUYỂN CHỌN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

- Số lượng tiếp nhận: 15 nam.

- Nơi làm việc của lao động: Tochigi, Nhật Bản.
                                                                                                                                                                    - Công việc cụ thể: Đúc nhựa.

- Thời gian hợp đồng: 03 năm

- Hạn nộp hồ sơ: 07/2016 (ưu tiên các hồ sơ nộp trước)

- Dự kiến thi tuyển:  cuối tháng 07/2016

- Nhập cảnh dự kiến: Tháng  11/2016

2. ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG

- Giới tính: Nam.

- Chiều cao/ cân nặng yêu cầu: cao trên 160cm, cân nặng trung bình.

- Độ tuổi: từ 18 đến 30 tuổi.

- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp cấp 2 trở lên.

- Yêu cầu tay nghề: Ưu tiên có kinh nghiệm.

- Yêu cầu sức khoẻ: Sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, không viêm gan B, không mắc các bệnh mù màu, không xăm.

- Yêu cầu khác: nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng học tiếng Nhật tốt, chịu khó.

3. CHẾ ĐỘ PHÚC LỢI – LƯƠNG THƯỞNG

- Lương trung bình: 135,768 Yên (~29,000,000 VND).

- Trợ cấp tháng đầu: 6 man (~12,000,000 đồng).

- Vé máy bay: Xí nghiệp thanh toán 02 chiều.

- Tăng ca: Có (nghiệp đoàn hỗ trợ đàm phán tăng ca cho người lao động)

- Bảo hiểm: Y tế, hưu trí, lao động theo quy định Pháp luật Nhật Bản

- Giờ làm việc: 8 giờ

- Ngày nghỉ: Thứ 7, chủ nhật hàng tuần, lễ tết theo lịch Nhật Bản .

- Tăng lương + thưởng: Đàm phán cụ thể khi phỏng vấn

4. LIÊN HỆ

Công ty Cổ phần Phát triển nguồn Nhân lực ABC

Địa chỉ: Số 79 Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Website: www.abcgroup.com.vn

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586 (Mr Trung)

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Điều kiện ăn, ở của người lao động khi làm việc tại Nhật Bản

Nhật Bản đã và đang là thị trường trọng điểm, đầy tiềm năng đối với lao động nước ta bởi xuất khẩu lao động là cơ hội giúp cho người lao động Việt Nam nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. 

Tuy nhiên rất nhiều bạn khi có ý định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản luôn băn khoăn không chỉ về mức lương mà còn về điều kiện ăn, ở khi làm việc tại Nhật Bản như thế nào? 

Đối với mức lương thì trên hợp đồng lao động đã được thể hiện rõ ràng, còn về điều kiện ăn, ở khi bạn làm việc thì bạn hoàn toàn yên tâm nhé bởi các đối tác của ABC luôn có sự cam kết về việc đảm bảo chất lượng cuộc sống của người lao động.

Dưới đây là hình ảnh thực tế về chỗ ăn, ở của người lao động khi sang Nhật làm việc theo đơn hàng của ABC:




(Nguồn: ABC)

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

5 lý do bạn nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay tốt nghiệp ra trường nhưng chưa có công việc ổn định, muốn tự mình mở công ty, cửa hàng nhưng chưa có nguồn vốn để đầu tư. Gia đình bạn lại chưa có đủ điều kiện kinh tế để hỗ trợ bạn, vậy nên nhiều bạn trẻ đã nghĩ tới đi xuất khẩu lao động Nhật Bản để có được nguồn vốn ban đầu, tuy nhiên họ vẫn còn nhiều băn khoăn. Dưới đây là một số lời khuyên của chúng tôi và bạn có thể tham khảo để đưa ra quyết định của mình.



1. Nhật là một môi trường làm việc tốt

Không chỉ Nhật Bản, ở đây chúng ta xác định đi làm chứ không phải đi chơi nên hiển nhiên là không thể dùng từ sướng hay khổ. Tuy nhiên so với các quốc gia khác thì Nhật có một môi trường làm việc luôn được đảm bảo tốt, hết sức an toàn cho người lao động. Người Nhật Bản không hề khó tính, quan điểm làm việc của họ luôn có nguyên tắc, quy định và có sự chính xác cao. Họ chú trọng từ những chi tiết nhỏ. Vì vậy, khi làm việc ở Nhật, người lao động sẽ được rèn luyện tính kỷ luật, làm việc nghiêm minh, chính xác…

2. Chế độ dành cho người lao động tốt

Bên cạnh đó, pháp luật Nhật Bản cũng đã quy định rõ: Một ngày lao động chỉ làm việc 8 tiếng, nghỉ 1 buổi/ tuần, nghỉ các ngày lễ theo đúng quy định của chính phủ. Người lao động được đóng bảo hiểm, được chủ sở hữu lao động, nghiệp đoàn chuẩn bị nơi ăn, ở và hướng dẫn đi lại, sinh hoạt…

3. Cơ hội nghề nghiệp sau khi về nước cao

Theo cục quản lý xuất khẩu lao động, Nhật Bản là một trong trên 40 thị trường lao động mà người lao động tham gia xuất khẩu lao động sau khi về nước có khả năng tìm kiếm việc làm và tái hòa nhập tốt. Theo cục thống kê, những lao động tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật sau khi về nước thì 80% lao động tìm được việc làm phù hợp với mức thu nhập từ 7-10 triệu, 5% đã mở doanh nghiệp, kinh doanh buôn bán, 10% lao động quay lại và tiếp tục làm việc.

4. Thu nhập trong quá trình lao động tốt

Hiện nay do sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, các quốc gia phát triển đều bị tác động không nhỏ khiến cho giá trị đồng tiền bị tụt dốc nghiêm trọng. Là nền kinh tế đứng thứ ba thế giới, Nhật Bản cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nhất. Tuy vậy, mức lương ở Nhật vẫn được đánh giá là ở mức khá và đồng tiền Nhật cũng không bị mất giá cũng như tỷ lệ chuyển đổi sang tiền Việt cao hơn các nước khác. Và sau thời gian làm việc 2- 3 năm thì người lao động tích luỹ được sẽ từ 500- 700 triệu.

5. Thị trường xuất khẩu lao động tại Nhật có dấu hiệu ngày càng khởi sắc

Chính phủ Nhật Bản đã thông qua các dự luật nhằm thu hút nguồn lao động ngoài nước, trong đó có việc dự báo tăng mức lương tối thiểu cho người lao động trong năm 2016, không những thế người lao động còn được gia hạn hợp đồng trên 3 năm. Đây là một tin đáng mừng cho lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật cũng như chuẩn bị sang Nhật xuất khẩu lao động.

Trên đây là một số lý do bạn nên đi xuất khẩu lao động tại Nhật mà bạn có thể tham khảo, tuy nhiên để được tư vấn tốt nhất, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446   Hotline: 09. 4567. 3586