Nhật Bản hiện nay là thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng với lao động Việt Nam, đi làm việc tại Nhật Bản yếu tố ổn định và an toàn là điều đầu tiên người lao động có thể được hưởng. Đặc biệt, giá trị đồng Yên ngày một tăng, và ngày càng có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động nên mức chi phí giữa các đơn vị luôn cạnh tranh nhau và điều này có lợi cho người lao động đi làm việc tại Nhật Bản. Tuy nhiên, để đi xuất khẩu lao động Nhật Bản các bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin để đưa cho mình những sự lựa chọn đúng đắn. Dưới đây là 17 điều các bạn nên nắm rõ khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.
1. Thực chất đây là chương trình Thực tập sinh kỹ năng, đào tạo có thời hạn tại Nhật bản
Nhật Bản tiếp nhận nguồn lao động đến từ Việt Nam qua hai hình thức chính là Thực tập sinh kỹ năng dành cho lao động phổ thông và Kỹ thuật viên dành cho kỹ sư tốt nghiệp tại các trường Đại học hoặc Cao đẳng.
Nếu là thực tập sinh kỹ năng, các bạn được trợ cấp tháng đầu ngay sau khi đến Nhật và nhận lương cơ bản các tháng về sau theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và xí nghiệp tiếp nhận phía Nhật Bản.
2. Trước đây được gọi là chương trình Tu nghiệp sinh Nhật bản
Việt Nam và Nhật Bản có ký kết chương trình phái cử tu nghiệp sinh Nhật Bản với mục đích hỗ trợ đào tạo nguồn lao động tay nghề cao Việt Nam để sau 3 năm người lao động Việt Nam về xây dựng đất nước. Chương trình này có quy trình tuyển chọn kỹ về tiếng Nhật và chịu quy định nghiêm ngặt khi làm việc tại Nhật. Chương trình này áp dụng và được coi như một sự giúp đỡ của Nhật Bản với các quốc gia đang phát triển, ngược lại thì Nhật Bản cũng được lợi là nguồn lao động giá rẻ đến từ các quốc gia này. Tu nghiệp sinh chia 2 giai đoạn : Giai đoạn tu nghiệp 1 năm đầu và sau đó sát hạch tay nghề, chuyển sang giai đoạn 2 là thực tập sinh (2 năm tiếp theo với lương cao hơn)
Từ năm 2009, các quy định mới đã được CP Nhật đưa ra, theo đó lương, giờ và thu nhập làm thêm cũng được mở rộng, chế độ tu nghiệp sinh cũng được xóa bỏ chuyển thành thực tập sinh kỹ năng như trên.
3. Thu nhập của các bạn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Mức lương cơ bản mà thực tập sinh kỹ năng ký với Công ty tiếp nhận Nhật bản khoảng từ 110.000-150.000 Yên (Tính theo tỷ giá hiện tại 200 đồng/Yên, tương đương với 22.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng). Đây là mức lương cơ bản, chưa trừ tiền Bảo hiểm, ký túc, thuế thu nhập, chi phí ăn uống, chưa tính việc làm thêm. Thu nhập thực tế tích lũy gửi về nhà của các bạn lao động, nếu được tuyển vào đơn hàng tốt, công ty Nhật tốt thì khoảng 20-35 triệu đồng /tháng sau khi trừ hết chi phí.
4. Hợp đồng lao động
Hợp đồng này thường được ký trực tiếp giữa TTS và công ty tiếp nhận phía Nhật bản, được ký kết tại công ty phái cử xuất khẩu lao động Việt Nam khi các bạn trúng tuyển đơn hàng.
5. Giờ làm và thu nhập làm thêm
Mỗi năm, số giờ làm việc của người lao động dao động từ 1.920 – 2.064 tiếng/năm. Tức là trung bình mỗi tháng người lao động phải làm bình quân là 20 đến 21,5 ngày/tháng, 8 tiếng/ngày. Luật lao động Nhật Bản quy định thì mỗi giờ làm thêm được trả lương bằng 130% giờ làm bình thường, làm đêm và các ngày nghỉ, lễ tết được trả 200%.
6. Xuất khẩu lao động Nhật Bản yêu cầu ứng viên như thế nào ?
Độ tuổi hiện nay từ 18-35, nhiều đơn tuyển chọn lấy tuổi lớn hơn tùy công việc cụ thể. Trình độ yêu cầu thường từ cấp 2 trở lên, ngoại hình tối thiểu cho lao động phổ thông với Nam 160/50 và với nữ từ 150/45 trở lên, nhưng cũng có ngoại lệ . Sức khỏe phải khám đạt yêu cầu.
7. Quy trình tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản
B 1: Sơ tuyển đầu vào thực tập sinh, phỏng vấn sơ bộ, kiểm tra các hồ sơ và giấy tờ theo yêu cầu
B 2: Kiểm tra sức khoẻ
B 3: Đào tạo định nguồn : Học tiếng Nhật sơ cấp, chào hỏi, tác phong sinh hoạt và thi tuyển.
B 4: Thi tuyển/phỏng vấn trực tiếp.
B 5: Sau trúng tuyển sẽ đào tạo nâng cao cho Thực tập sinh Nhật Bản.
B 6: Xin visa/thị thực Nhật Bản
B 7: Đặt vé và xuất cảnh
B 8: Đào tạo thực tập sinh kỹ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản, kéo dài thường là 1 tháng, có trợ cấp khoảng 50000-60000 Yên.
8. Những ngành nghề xí nghiệp Nhật tiếp nhận lao động Việt Nam
Nhật Bản tuyển dụng lao động Việt Nam theo 66 ngành nghề quy định của JITCO.
9. Nên làm sao để được tuyển chọn - kinh nghiệm phỏng vấn
Để được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, các bạn ứng viên khi phỏng vấn phải được nhà tuyển dụng lựa chọn.
10. Tiền ký quỹ khi đi Nhật bản khi nào được lấy lại
Theo quy định mới của Bộ lao động Thương binh và Xã hội, thực tập sinh kỹ năng sang Nhật làm việc phải ký quỹ tại ngân hàng, số tiền ký quỹ nhiều hay ít, nhằm mục đích chống trốn và vi phạm pháp luật tại Nhật bản, được đưa ra bởi Công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản, tuy nhiên sẽ bị khống chế trần bởi quy định. Số tiền này người lao động sẽ được lấy lại sau khi hết hợp đồng và về nước đúng hạn, khi thanh lý hợp đồng với công ty phái cử, không vướng mắc vào các khoản nợ, tiền điện, điện thoại hay khác tại Nhật. Một số Công ty phái cử hiện nay còn không yêu cầu đặt cọc.
11. Tại sao lại phải về nước giữa chừng
Lao động có thể chủ động xin chấm dứt hợp đồng và về nước khi chưa hết hạn hợp đồng hoặc lao động bị trục xuất về nước trước hạn. Trường hợp về nước tự nguyện có sự thỏa thuận giữa thực tập sinh và công ty Nhật vì lý do chính đáng, các bạn sẽ được thanh lý hợp đồng phái cử tại Việt Nam, được trả lại tiền ký quỹ, thậm chí một phần tiền phí dịch vụ xuất cảnh. Trường hợp thứ hai do thực tập sinh vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật nước sở tại, trường hợp này sẽ bị phạt hoàn toàn số tiền ký quỹ nếu có.
12. Hồ sơ cần chuẩn bị khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Khi đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng đi xuất khẩu lao động Nhật bản, các bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ, cơ bản gồm bản sao các giấy tờ cá nhân và gia đình, bằng cấp, các cam kết theo quy định của công ty xuất khẩu lao động.
13. Chọn công ty phái cử thực tập sinh xuất khẩu lao động Nhật Bản
Việc lựa chọn công ty là vô cùng quan trọng vì nó không chỉ liên quan đến tiền bạc mà còn là tương lai của các bạn. Hiện giờ công nghệ thông tin đã phát triển và các bạn hoàn toàn có thể kiểm tra nhanh chóng công ty mình sẽ tham gia có hợp pháp hay không, sau đó trực tiếp đến Công ty khảo sát, tư vấn, nhưng quan trọng hơn các bạn nên đến trực tiếp trung tâm đào tạo để hỏi kinh nghiệm những bạn đang học, hay đang chuẩn bị xuất cảnh. Đây thực sự là lời khuyên sáng suốt cho các bạn, khi mà mọi vấn đề tốt xấu của Công ty phái cử, khi đến trung tâm đào tạo thì các bạn đang đăng ký học tại đây hay chuẩn bị xuất cảnh sẽ nói rõ nhất.
14. Có thể quay lại Nhật làm việc tiếp khi về nước đúng hạn hay không ?
Hiện nay chỉ nhóm TTS nghề xây dựng được gia hạn tiếp 2 năm sau khi hết HĐ ( gia hạn tại Nhật ) hoặc được phép quay trở lại Nhật sau khi hoàn thành HĐ 3 năm và về nước.
15. Vay vốn đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản
Hiện nay Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Agribank, ngân hàng Vietinbank, BIDV hoặc Ngân hàng chính sách và quỹ tín dụng tại địa phương có hỗ trợ cho vay vốn với các bạn có mong muốn đi xuất khẩu lao động, nhất là đi Nhật bản. Thủ tục sẽ theo hướng dẫn cụ thể tại ngân hàng, nhưng cơ bản cần có Hợp đồng lao động ký kết khi trúng tuyển, hồ sơ pháp lý công ty phái cử, các giấy tờ cá nhân và gia đình, chứng minh tài sản thế chấp nếu vay nhiều.
16. Xuất khẩu lao động Nhật Bản tương đối an toàn cho người đi nước ngoài làm việc
- Thu nhập cho người lao động tại Nhật Bản là cao nhất so với 4 thị trường truyền thống của lao động xuất khẩu của Việt Nam là Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông, Bắc Phi.
- Công việc ổn định và chế độ phúc lợi tốt. Người lao động được đảm bảo về ăn ở, sinh hoạt và bảo hiểm
- Sau khi về nước người lao động vẫn được hoàn trả một số tiền bảo hiểm khá lớn (trên hơn 3000USD sau 3 năm làm việc)
- Được pháp luật Nhật bản bảo vệ, an sinh tại Nhật rất tốt nên cuộc sống khá dễ chịu và an toàn
- Tuy nhiên xét về làm kinh tế, không phải đơn hàng nào, công ty Nhật nào cũng cho các bạn thu nhập cao. Để có được khoản tích lũy khá sau khi đi Nhật, các bạn nên chọn Công ty có chi phí xuất cảnh thấp.
17. Tại sao nhiều bạn nam chọn đi Nhật nghề xây dựng
Do nhu cầu chuẩn bị cho Olympic 2020 tại Nhật, nhu cầu tuyển dụng lao động trong ngành xây dựng rất cao, do vậy tiêu chuẩn lựa chọn lao động kể cả về chiều cao, thể trạng, độ tuổi, tay nghề đều rất đơn giản, phù hợp với đa số lao động Việt Nam. Nói chung là các lao động phổ thông đều có thể đi Nhật theo nhóm nghề xây dựng thu nhập và làm thêm trong nhóm ngành này cũng khá cao do đặc thù công việc, hợp đồng, lại được 5 năm nên tích lũy khá.
Còn xét về yếu tố an toàn, làm việc ở Nhật trong mọi nghề, kể cả xây dựng đều được đặt vấn đề an toàn lao động lên hàng đầu. Người Nhật khi thấy làm việc không đảm bảo an toàn sẽ không cho phép triển khai công việc, vì vậy vấn đề lo lắng của người nhà khi người thân mình đi xuất khẩu lao động nghề xây dựng là không cần thiết.
(Nguồn: Tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét