Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Từ vựng tiếng Nhật về quần áo

Trong bài viết này, hãy cùng học từ vựng tiếng Nhật về quần áo nhé!



衣服(いふく) :Trang phục

着物(きもの): Kimono (trang phục truyền thống của Nhật)

浴衣(ゆかた): Yukata (Đồ mặc trong mùa hè hay sau khi đi tắm)

コート: Áo khoác

オーバー: Áo khoác dài

スーツ: Áo vest

背広(せびろ): Áo vest công sở

レインコート: Áo mưa

上着(うわぎ): Áo khoác ngoài

下着(したぎ): Quần lót
ブラジャー: Áo ngực

水着(みずぎ): Đồ bơi

ジャッケット: Áo khoác (ngắn, thường tới hông, eo)

パジャマ: Pijama (đồ ngủ)

ブラウス: Áo cánh

ドレス:Đầm

ワンピース: Đầm liền thân (Áo liền với váy)

ズボン: Quần dài

半ズボン(はんズボン): Quần cộc, quần đùi

ジーンズ: Quần jeans

スカート: Váy

シャツ: Áo sơ-mi

T-シャツ: Áo thun

帽子(ぼうし): Mũ, nón

靴(くつ): Giày

靴下(くつした): Tất, vớ

ピアス: Hoa tai

ネクタイ: Cà-ra-vát, Cà-vạt

スカーフ: Khăn quàng cổ

ベルト: Thắt lưng

指輪(ゆびわ): Nhẫn

サンダル: Dép sandal

スリッパ: Dép đi trong nhà

(Nguồn: Isenpai)

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Từ vựng tiếng Nhật dùng khi đi ngân hàng

Trong  bài viết này, ABC sẽ gửi đến bạn các từ vựng tiếng Nhật dùng khi đi ngân hàng. Cùng tìm hiểu nhé!



Từ vựng tiếng Nhật dùng khi đi ngân hàng

銀行(ぎんこう) : Ngân hàng

銀行員(ぎんこういん): Nhân viên ngân hàng

窓口(まどぐち): Quầy giao dịch

番号札(ばんごうふだ): Thẻ ghi số thứ tự (để xếp hàng chờ)

金庫(きんこ):Két sắt, quỹ

貸金庫(かしきんこ):Hộp ký thác an toàn

印鑑(いんかん):Con dấu cá nhân (dùng khi làm thủ tục)

口座(こうざ): Tài khoản ngân hàng

口座番号(こうざばんごう): Số tài khoản

キャッシュカード: Thẻ rút tiền

暗証番号(あんしょうばんごう): Mã PIN, mật khẩu

現金(げんきん): Tiền mặt

預金(よきん):Gửi tiền (vào tài khoản của mình), tiền ký gửi

送金(そうきん): Chuyển tiền

貸金(かしきん):Tiền cho vay

ローン: Nợ tài sản (nhà cửa, hiện vật)

借金(しゃっきん): Nợ tiền

返済(へんさい): Trả (nợ ngân hàng)

引き出し(ひきだし): Rút tiền mặt từ tài khoản

預け入れ(あずけいれ): Bỏ tiền mặt vào tài khoản

振込(ふりこみ):Chi trả thông qua tài khoản ngân hàng

振替(ふりかえ):Chuyển tiền từ tài khoản của mình vào tài khoản khác

残高(ざんだか): Số dư trong tài khoản

残高照会(ざんだかしょうかい): Tham chiếu số dư trong tài khoản

記帳(きちょう): Sổ kê khai (các khoản thu chi trong tài khoản)

通帳(つうちょう): Sổ ngân hàng

両替(りょうがえ): Đổi tiền

外貨両替(がいかりょうがえ):Đổi tiền nước ngoài

手数料(てすうりょう): Phí dịch vụ

振込手数料(ふりこみてすうりょう): Phí dịch vụ giao dịch chuyển khoản

Nguồn: Isenpai

Một số câu phỏng vấn khi xin việc ở Nhật

Nhìn bề ngoài, phỏng vấn xin việc ở Nhật Bản khá giống với phương Tây, những người phỏng vấn hỏi bạn những câu hỏi thông thường về nơi làm việc trước của bạn, điểm mạnh và điểm yếu của bạn và lý do bạn nộp đơn cho công việc này. Nhưng cũng có nhiều câu hỏi mà có lẽ bạn sẽ không bao giờ nghe thấy ở các nước khác. Gần đây, khi thay đổi công việc, thay vì tập trung vào trình độ của tôi cho công việc thì tôi nhận được rất nhiều câu hỏi về cảm nhận khi sống và làm việc tại Nhật Bản. Khi các công ty Nhật Bản thuê một nhân viên không phải người Nhật, họ thường lo lắng về việc liệu người đó có hoà hợp với các đồng nghiệp hay không, do đó họ thường có xu hướng hỏi các câu hỏi như “Bạn có thích Nhật Bản không?” Những câu hỏi kiểu này là một phần rất quan trọng trong quyết định của họ.

Có hai điều cơ bản mà nhà tuyển dụng lo lắng:

1) Người này có hoà hợp với các đồng nghiệp người Nhật và không có xích mích gì hay không?

2) Người này sẽ làm việc lâu dài?

Khi họ hỏi bạn những câu hỏi như: bạn thích điều gì ở Nhật Bản, bạn suy nghĩ gì về làm việc tại một công ty Nhật Bản,… Họ muốn tìm hiểu xem bạn biết bao nhiêu về văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản và chắc chắn rằng bạn sẽ không quay trở về đất nước mình trong 6 tháng. Những người nước ngoài cô lập với các đồng nghiệp người Nhật và những người mau chóng bỏ về về đất nước mình là những vấn đề rất lớn, do đó việc thuyết phục nhà tuyển dụng tiềm năng rằng bạn có thể hoà hợp được với mọi người và bạn sẽ làm việc đủ lâu để nhà tuyển dụng thấy việc thuê và đào tạo bạn có giá trị vô cùng quan trọng.

Khi hỗ trợ tổ chức các cuộc phỏng vấn tại công ty cũ, đôi khi tôi nghe người ta nói rằng họ đến Nhật Bản vì họ muốn hẹn hò với phụ nữ Nhật Bản hay khi làm việc tại một công ty Nhật họ luôn cho rằng người Nhật Bản không sáng tạo. Rõ ràng, những câu trả lời kiểu này không thể tạo một ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Dưới đây là một số câu hỏi thường được hỏi khi phỏng vấn xin việc ở Nhật, các câu trả lời mẫu và những điểm quan trọng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn. Tôi không chắc câu trả lời đó đã hay hay chưa, nhưng tôi đã có được một công việc trong đợt tuyển dụng khá cạnh tranh gần đây, vì vậy tôi hy vọng chúng đáng đọc.

Câu hỏi: Bạn nghĩ điều gì quan trọng mà người nước ngoài nên chú ý khi làm việc ở một công ty Nhật Bản?

Trả lời: Tôi nghĩ rằng có mối quan hệ cá nhân tốt với các đồng nghiệp là vô cùng quan trọng, để làm được điều này thì quan trọng là bạn phải hiểu biết về phong tục của người Nhật. Ví dụ: thay vì nói thẳng quan điểm của bạn với người nào đó, đôi khi bạn có thể nhờ tiền bối cho bạn lời khuyên để giải quyết các tình huống khó. Tôi luôn cẩn thận tránh đối đầu với đồng nghiệp và luôn ghi nhớ rằng đồng nghiệp của tôi có thể không nói thẳng về cảm xúc thật của họ về việc nào đó, vì vậy tôi phải ngầm hiểu điều đó và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác.

Những điểm quan trọng:

– Thể hiện được sự hiểu biết của bạn về sự khác biệt giữa văn hóa Nhật Bản và đất nước của mình.

– Không bao giờ được nói hay tỏ thái độ tiêu cực dù là lờ mờ nhất về Nhật Bản.

Câu hỏi: Bạn sẽ làm gì nếu nảy sinh vấn đề với đồng nghiệp người Nhật?

Trả lời: Tôi nghĩ rằng ở Nhật, giải quyết một vấn đề cá nhân luôn bắt đầu bởi 1 lời xin lỗi, cả khi bạn không làm gì sai. Trong hầu hết các trường hợp, tôi sẽ xin lỗi người đó và không chỉ tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề mà sau đó tôi sẽ cố gắng để thiết lập lại mối quan hệ tốt đẹp với người đó.

Những điểm quan trọng:

Thể hiện được bạn là người rất hợp tác, linh hoạt, nỗ lực thực sự để tìm hiểu về nền văn hoá khác biệt và áp dụng chúng khi giải quyết vấn đề với đồng nghiệp.

Câu hỏi: Bạn thích điều gì nhất ở Nhật Bản?

Trả lời: Tôi rất khâm phục người Nhật về cách mà họ đặt nhu cầu của người khác lên trước bản thân. Trong công việc, người Nhật luôn suy nghĩ xem hành động của họ sẽ ảnh hưởng đến các đồng nghiệp như thế nào, tôi rất ấn tượng về điều đó. Ví dụ, tôi nghĩ rằng người Nhật quan tâm tới việc tham gia các kỳ nghỉ và tình nguyện giúp đỡ đồng nghiệp hơn người phương Tây.

Những điểm quan trọng:

Họ không muốn nghe bạn thích anime hay nhạc pop Nhật Bản như thế nào. Hãy cố gắng nói điều gì đó thể hiện bạn là một nhân viên tận tâm trung thành hoặc ít nhất là một người am hiểu Nhật Bản.

Câu hỏi: Hãy tiếp thị bản thân bạn với chúng tôi.

Trả lời: Tôi làm mọi việc với sự nhiệt tình và niềm đam mê. Ngay cả khi có một dự án mà lúc đầu tôi không hứng thú, nhưng khi bắt tay vào công việc, tôi luôn chú tâm và muốn thực hiện thật tốt công việc đó. Ví dụ, ở công ty hiện tại của tôi, khi bắt đầu nghiên cứu vấn đề nào đó cho một cuốn sách hay 1 bài báo, tôi nhận thấy mình suy nghĩ rất nhiều về nó ngoài giờ làm việc và tôi thường nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp về vấn đề đó. Nhìn vào kết quả công việc bạn sẽ biết người đó nỗ lực hết mình hay không. Tôi nghĩ rằng khi mọi người đọc những điều tôi viết, họ sẽ có thể nói rằng tôi đã rất nỗ lực nghiên cứu một cách cẩn thận, ngữ pháp chắc chắn và chính tả hoàn hảo, đọc thật dễ và thú vị.

Những điểm quan trọng:

Câu hỏi này cũng giống như: “Vì sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn?” Nhưng câu từ của nó (Jiko PR o oneigaishimasu) luôn làm cho tôi cảm thấy kỳ lạ đối với một đất nước đề cao sự khiêm tốn như Nhật Bản. Dù vậy, khi “tiếp thị bản thân”, người Nhật không bao giờ nói trực tiếp về khả năng của mình mà thường nói về những nỗ lực và quan điểm của họ và cách họ đạt được kết quả.

Câu hỏi: Tại sao bạn lại đến Nhật Bản?

Trả lời: Từ khi còn nhỏ tôi đã rất hứng thú với văn hóa Nhật Bản. Tôi đọc rất nhiều sách về Nhật Bản, thực sự quan tâm đến mỹ học Nhật Bản, tôi cũng có một vài người bạn Nhật Bản ở trường đại học, vì vậy tôi luôn muốn đến Nhật. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã đến Nhật Bản làm công việc dạy tiếng Anh theo visa Working Holiday (1 loại visa hợp tác giữa các quốc gia cho phép bạn vừa đi du lịch vừa làm việc). Ban đầu tôi dự định ở lại một năm, nhưng tôi thực sự yêu thích con người, thức ăn và lối sống của Nhật Bản, vì vậy tôi quyết định ở lại thêm 1 năm nữa, rồi lại 1 năm nữa, 1 năm nữa, …cứ thế tới bây giờ tôi đã ở Nhật được 17 năm, đã kết hôn và có con.

Những điểm quan trọng:

Hãy cố thể hiện rằng bạn rất “nghiêm túc” về Nhật Bản. Một số công ty có ấn tượng rằng những người đến Nhật để học võ thuật sẽ luôn luôn đặt võ thuật lên hàng đầu hay những người thích anime sẽ kém nghiêm túc khi muốn làm một nhân viên, vì vậy tốt hơn là lờ đi những vấn đề kiểu như vậy.

Câu hỏi: Bạn có sẽ ở lại Nhật bao lâu?

Trả lời: Vợ tôi là người Nhật và chúng tôi đã có con, do vậy có lẽ chúng tôi sẽ ở lại đây mãi mãi. Thực tế, chúng tôi đang tìm mua một căn hộ, vì vậy chúng tôi đã quyết định sẽ sống ở đây vĩnh viễn.

Những điểm quan trọng:

Tất nhiên, mỗi người sẽ có câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này, nhưng điều trọng để thuyết phục chủ nhân tương lai của bạn là bạn đang dự định ở Nhật một thời gian dài vì bạn có lý do để ở lại. Nếu bạn có hôn phu, vợ, chồng, con hay người thân ở Nhật Bản, hãy nhấn mạnh điều đó bởi chúng làm tăng sự ổn định của bạn.

(Nguồn: Quirky Japan)



Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Thị trường lao động Nhật Bản hút nguồn cuối năm

Thị trường Nhật Bản luôn là thị trường hấp dẫn đối với người lao động mong muốn đi xuất khẩu không chỉ bởi mức lương cao mà còn bởi môi trường làm việc an toàn, quyền lợi của người lao động được đảm bảo. Trong khoảng thời gian cuối năm là thời điểm tốt cho người lao động mong muốn sang Nhật làm việc.



Đây là thời điểm xí nghiệp Nhật Bản bắt đầu một năm tài khóa mới, các xí nghiệp tích cực tuyển chọn lao động để giải quyết vấn đề nhân công. Đối với lao động thị trường Nhật Bản thì đi được không chỉ là cơ hội kiếm tiền, làm giàu lớn mà còn là bước tiếp thu công nghệ, học việc định hướng dài hạn.

Người lao động có thu nhập khá với mức lương thấp nhất là 17 triệu đồng/tháng; cao nhất như điều dưỡng viên, hộ lý mức lương có thể lên đến 45 triệu đồng/tháng.

Trong năm qua, gần 20.000 lao động sang Nhật Bản làm việc và phía Nhật Bản cũng đánh giá tốt về chất lượng lao động Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động lo ngại thời điểm cuối năm người lao động không muốn xa gia đình để đi làm xa, vì vậy sẽ khó có đủ LĐ theo đơn hàng mà đối tác đặt.

Trong khi đó, với những đơn hàng tiềm năng, nếu không đáp ứng kịp sẽ mất cơ hội hợp tác. Doanh nghiệp cũng không thể vì thiếu lao động mà tuyển dụng ồ ạt lao động kém chất lượng. Vì vậy, dù nhiều đơn hàng, dù khó khăn nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất cẩn trọng để có được những lao động chất lượng cao.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, đây là thời điểm phía Nhật Bản quan tâm đến lao động Việt Nam ở mức cao nhất. Thực tế, Nhật Bản đã mở cửa rộng hơn với lao động Việt Nam sau khi các thỏa thuận liên Chính phủ được ký kết.

Cụ thể là bớt khắt khe hơn với các chỉ tiêu tuyển dụng đầu vào, từ chiều cao, trình độ học vấn, ngoại ngữ, tay nghề, thời gian đăng ký xuất cảnh cũng được rút ngắn… để người lao động Việt Nam dễ dàng vượt qua các đợt thi tuyển sang làm việc tại nước này. Tuy nhiên, bớt khắt khe không có nghĩa là dễ dãi.

Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Giai đoạn từ nay đến năm 2020, Nhật Bản cần 20.000 LĐVN trong lĩnh vực xây dựng để chuẩn bị các công trình thể thao phục vụ Olympic 2020.

Một lý do khác là dân số Nhật Bản ngày càng già hóa (23% dân số ở độ tuổi trên 65 tuổi), LĐ phổ thông và LĐ nông nghiệp tại Nhật Bản đều đã có tuổi nên việc "nhập khẩu" LĐ trẻ là điều tất yếu.

Tại Đông Nam Á, Việt Nam là nước thứ ba (cùng với Indonesia và Philippines) được Nhật Bản đào tạo và hướng nghiệp cho hộ lý và điều dưỡng viên để sang nước này làm việc trong 2-4 năm. Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản đã có những ký kết với các hoạt động xúc tiến XKLĐ. Các đoàn doanh nghiệp, nghiệp đoàn của Nhật Bản đã sang thăm, khảo sát thị trường Việt Nam và tìm hiểu cơ hội hợp tác tại Việt Nam.

(Nguồn: Tổng hợp)