Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

8 món ăn Nhật hút hồn người Việt

Các bạn cùng ABC điểm qua 8 món ăn Nhật Bản được ưu thích nhất ở Việt Nam nhé !

1. Bánh rán Doraemon

Tên gọi chính của món bánh này là terayaki, song hầu hết mọi người đều gọi là bánh rán Doraemon, vì nó là món ăn yêu thích của chú mèo máy thông minh làm say mê bao thế hệ thiếu nhi trên thế giới. Điểm cộng của món bánh này là lớp vỏ tơi xốp, lớp nhân mềm mịn và vị ngọt vừa phải. Hiện, ngoài nhân đậu đỏ truyền thống, bánh đã có thêm các vị nhân mới như Chocolate, dâu, xoài và trà xanh.

2. Bentou (Bento)


Trong ẩm thực nhật, có nhiều loại bentou với nhiều tên gọi gắn với từng trường hợp sử dụng song tựu chung đều có một nghĩa là gói cơm mang theo. Dù dùng trong bất kỳ trường hợp nào, bentou cũng có cùng một tỉ lệ nhất định về các thành phần bên trong (thịt, cá, rau, cơm, tráng miệng). Với giới trẻ Việt, bentou hầu như có một nghĩa chung là bữa cơm phong cách Nhật với sự bài trí hài hòa và đẹp mắt

3. Mỳ Nhật


Vị ngọt thanh của nước được hầm hoàn toàn từ xương trong nhiều giờ, cái mềm mịn của những sợi mỳ, những nguyên phụ liệu đẹp mắt trong bát hay những chiếc bánh xếp béo ngậy ăn kèm là điểm nhấn của loại mỳ đến từ đất nước hoa anh đào. Bên cạnh đó, những biểu cảm đáng yêu của các nhân vật anime trong các bộ truyện hay phim hoạt hình cũng lôi kéo không ít thực khách. Mỳ Nhật có các loại như ramen, soba…

4. Sushi


Sushi là sự kết hợp của cơm với những dòng nguyên liệu khác nhau gồm nguyên liệu sống như cá hồi, cá ngừ đại dương; nguyên liệu chín như thanh cua, trứng chiên. Món ăn này cũng hợp vị không kém với trái cây (bơ). Điểm cộng tiếp theo của món ăn này chính là sự bắt mắt của khay sushi nhiều màu sắc, tiếp đó là cảm giác no đủ vì có tinh bột, cảm giác lạ lẫm với ba loại nguyên liệu khác nhau.

5. Sashimi

Nếu sushi với những dòng nguyên liệu khác nhau phù hợp với các nhóm đối tượng thực khách khác nhau thì sashimi, 100% tươi sống dành riêng cho những ẩm khách dám thử thách và chinh phục bản thân. Món ăn này có điểm cộng là tươi, ngon, nhiều dưỡng chất, song điểm trừ lại vị cay nồng không phải ai cũng thích ứng được của wasabi hay cảm giác “ăn đồ sống” của nhiều người.  Sashimi được ăn cùng với các loại nước chấm như xì dầu, tương, các loại gia vị như mù tạt, gừng, lá tía tô và củ cải trắng thái chỉ.

6. Matcha


Với những người lần đầu tiên thưởng thức thì matcha hay trà xanh của Nhật hơi “khó uống” bởi có vị hơi giống rong biển cùng cảm giác hơi tanh tanh. Thế nhưng, chỉ cần đến lần thứ 2 hoặc nhiều quá là lần thứ 3 thực khách lại đâm ghiền cái hương ngai ngái, vị đắng, chát lạ của nó. Điều đó lý giải tại sao loại hương vị này gần đây xuất hiện mật độ dày ở nhiều quán nước, hàng bánh chuyên hay không chuyên về món Nhật.

7. Chocolate tươi


Một trong những vị Chocolate tươi Nhật đắt nhất hiện nay là vị trà xanh (300.000 đồng/hộp). Ngoài ra còn có các vị như hạt dẻ, sữa, hạt dẻ, đặc biệt, vị rượu… Điểm cộng của Chocolate tươi là vị thơm, mềm, ngọt và cảm giác tươi nguyên vì không sử dụng chất bảo quản cùng cái thú của việc ngắm, chạm vào lớp cacao mịn màng bên ngoài.

8. Kem


Dòng kem đến từ vương quốc truyện tranh này không chỉ nhiều hương, vị mà còn nổi bật với độ mềm, ngọt, xốp, mịn. Không chỉ vậy, kem Nhật còn “đính kèm” nhiều loại nguyên phụ liệu khác như chè, trái cây, mứt… khiến món ăn thêm phong phú và rất đáng đồng tiền.

(Nguồn: Sưu tầm)

Các cấp độ năng lực tiếng Nhật



Hàng ngày chúng ta đều nghe năng lực tiếng Nhật N5, N4, N3,N2, N1. Vậy các cấp độ này là gì? N mấy thì năng lực như thế nào? Cùng tìm hiểu để nắm rõ hơn nhé!

Các cấp độ năng lực tiếng Nhật

Hiện tại, kỳ thi Năng lực Tiếng Nhật (Năng lực Nhật ngữ, hay Japanese Language Proficiency Test) được tổ chức với 5 cấp bậc từ N1 (khó nhất) tới N5 (dễ nhất.) Các kỳ thi khác cũng quy ra cấp độ tương tự. Tiêu chuẩn đánh giá mỗi mức độ được tóm tắt ở bảng dưới đây:

N1 Có thể hiểu tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng

Đọc

* Có thể đọc bình luận báo chí viết về các đề tài đa dạng, đọc văn viết hơi phức tạp về mặt lý luận, văn viết có độ trừu tượng cao và hiểu cấu trúc cũng như nội dung bài văn.

* Có thể đọc các bài có nội dung sâu về nhiều chủ đề, hiểu dòng chảy câu chuyện và ý đồ diễn đạt.

Nghe

* Có thể hiểu chi tiết dòng chảy câu chuyện, nội dung câu chuyện quan hệ giữa các nhân vật và cấu trúc lý luận của nội dung khi nghe các bài nói như hội thoại, tin tức, bài giảng ở các tình huống đa dạng.

N2 Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống hàng ngày, thêm vào đó có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật trong các tính huống đa dạng.

Đọc

* Có thể đọc đoạn văn có chủ đề rõ ràng, hiểu nội dung như các bài báo, bài tạp chí, bài giải nghĩa, bình luận đơn giản… về các chủ đề đa dạng.

* Có thể đọc các bài viết về các chủ đề chung, hiểu dòng chảy câu chuyện và ý đồ diễn đạt.

Nghe

* Có thể nghe các tình huống thường ngày và các bài nói tự nhiên trong các tình huống đa dạng như hội thoại, tin tức, hiểu dòng chảy câu chuyện, nội dung, quan hệ giứa các nhân vật, nắm được ý chính.

N3 Có thể hiểu ở mức nhất định tiếng Nhật dùng trong các tình huống hàng ngày.

Đọc

* Có thể đọc hiểu văn chương diễn đạt nội dung cụ thể về các vấn đề hàng ngày.

* Có thể nắm bắt khái quát thông tin từ tiêu đề báo chí

* Có thể hiểu văn chương hơi khó trong phạm vi nhìn thấy trong các tình huống hàng ngày nếu được nói diễn đạt lại theo cách khác.

Nghe

* Có thể hiểu nội dung cụ thể của câu chuyện cũng như quan hệ các nhân vật khi nghe hội thoại có chủ đề trong nói chuyện tự nhiên hàng ngày.

N4 Có thể hiểu tiếng Nhật căn bản

Đọc

* Có thể đọc hiểu văn chương hay dùng hàng ngày viết bằng những từ vựng và chữ kanji cơ bản.

Nghe

* Có thể hiểu nội dung hội thoại trong tình huống hàng ngày nếu nói chậm.

N5 Có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật căn bản.

Đọc

* Có thể đọc hiểu cụm từ, câu, đoạn văn dạng cố định viết bằng chữ hiragana, chữ katakana, chữ hán cơ bản dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Nghe

* Có thể nghe được thông tin cần thiết trong hội thoại ngắn, nói chậm trong các tình huống hay gặp hàng ngày như lớp học, cuộc sống xung quanh.

Trước đây, kỳ thi khả năng tiếng Nhật (JLPT) được chỉ được chia thành 4 cấp độ chứ không phải 5 cấp độ (N5~N1) như hiện nay: Cấp độ 1 (1-kyuu), cấp độ 2 (2-kyuu), cấp độ 3 (3-kyuu), cấp độ 4 (4-kyuu).

 Mối quan hệ giữa các cấp độ mới (N=New, Nihongo) và các cấp độ cũ như sau:

N1: Giống cấp độ 1-kyuu cũ nhưng cao hơn một chút. Điểm đậu hầu như giống nhau.

N2: Hầu như giống cấp độ 2-kyuu cũ.

N3: Là cấp độ trung gian giữa 2-kyu và 3-kyuu cũ. (CẤP ĐỘ MỚI ĐƯỢC MỞ THÊM)

N4: Hầu như giống cấp độ 3-kyuu cũ.

N5: Hầu như giống cấp độ 4-kyuu cũ.

Nếu bạn nào đã có 1-kyuu hay 2-kyuu thì bạn cũng sẽ đang có trình độ N1 hoặc N2. Còn nếu bạn đang có 3-kyuu thì bạn có trình độ N4, nếu bạn có 4-kyuu thì bạn có trình độ N5.

Đánh giá định lượng (ước lượng) các cấp độ

Nguồn: Tài liệu của JEES (Hiệp hội Hỗ trợ Giáo dục Quốc Tế Nhật Bản)

Tổng kết nội dung kỳ thi JLPT mới Số liệu ước lượng từ tài liệu của JEES.

Cấp độ Kanji Từ vựng Nghe Số giờ học

N5 ~100 ~800 Beginner (Bắt đầu) 150 (ước lượng)

N4 ~300 ~1,500 Basic (Cơ bản) 300 (ước lượng)

N3 ~650 ~3,750 Lower Intermediate (Hạ cấp) 450 (ước lượng)

N2 ~1000 ~6,000 Intermediate (Trung cấp) 600 (ước lượng)

N1 ~2000 ~10,000 Advanced (Cao cấp) 900 (ước lượng)

Một số nét mới

Kỳ thi JLPT mới sẽ dùng điểm được chuẩn hóa (得点等化), là phương pháp để đánh giá công bằng điểm số trong các kỳ thi với nhau. Ví dụ kỳ thi thời điểm A bạn thi được 130 điểm do đề dễ, nhưng kỳ thi thời điểm B bạn chỉ được 120 điểm do đề khó. Chuẩn hóa điểm số là phương pháp so sánh (bằng thống kê) 2 kỳ thi với nhau để chuẩn hóa điểm về một thang chung. Do đó bạn thi kỳ thi nào cũng hầu như cho số điểm (đã được chuẩn hóa) ngang nhau.

Ngoài ra, bạn sẽ được gửi kết quả là một danh sách những khả năng của bạn (ví du: Viết: Có thể miêu tả cảm xúc…) trong tiếng Nhật.

Các môn thi và thời gian thi

言語知識(文字・語彙・文法): Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, Từ vựng, Ngữ pháp)

読解: Đọc hiểu

聴解: Nghe hiểu

(分: Phút)

Cấp N1 và N2 thi kiến thức ngôn ngữ (chữ, từ vựng, ngữ pháp) và đọc hiểu là chung. Còn N3, N4, N5 thì chia làm hai phần: Phần 1 là kiến thức ngôn ngữ gồm chữ, từ vựng; Phần 2 là kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp và đọc hiểu.

Các cấp từ N5~N1 đều có thi nghe hiểu riêng.

Điểm số các phần thi

Điểm các phần thi JLPT như trong bảng sau:

Các phần thi đều có tổng điểm trong phạm vi 0 ~ 180, trong đó:

Cấp N1, N2, N3:

Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): 0 ~ 60

Đọc hiểu: 0 ~ 60

Nghe hiểu: 0 ~ 60

Cấp N4, N5:

Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp) – Đọc hiểu: 0 ~ 120

Nghe hiểu: 0 ~ 60

Thế nào là thi đậu kỳ thi JLPT?

N1:

Điểm tổng: Trên 100 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

N2:

Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

N3:

Điểm tổng: Trên 95 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

N4:

Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

N5:

Điểm tổng: Trên 80 điểm (Tối đa: 180)

Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)

Chú ý là khác với kỳ thi JLPT trước đây (chỉ cần điểm tổng lớn hơn điểm đậu), kỳ thi JLPT mới ngoài yêu cầu điểm tổng phải lớn hơn mức đậu còn yêu cầu điểm thành phần phải lớn hơn mức chuẩn (ví dụ điểm chuẩn của Đọc hiểu là 19 điểm, điểm chuẩn của Nghe hiểu là 19 điểm.)

Kỳ thi được tổ chức 2 lần trong 1 năm, vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và tháng 12.
Chú ý: Có một số thành phố ngoài Nhật Bản chỉ tổ chức kỳ thi vào tháng 12 mà không tổ chức thi tháng 7.

Lời khuyên

Luyện thi kỳ thi Năng lực Nhật ngữ là một trong những cách giúp bạn học và hiểu tiếng Nhật rất nhanh. Lý do: Bạn sẽ gặp rất nhiều những từ, những mẫu câu hay dùng cũng như những mẫu câu khó mang tính trừu tượng cao đòi hỏi bạn phải suy nghĩ tìm tòi để hiểu ý nghĩa của chúng. Bằng việc làm đề thi bạn cũng có thể tự đánh giá được khả năng tiếng Nhật của bản thân.

Nguồn: Sưu tầm

13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật

Tiếng Nhật được đánh giá là một trong những ngôn ngữ khó học nhất. Nhưng điều đó có phải là sự thực? Hãy tham khảo cuốn sách : "13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật " của tác giả Giles Murray để thấy rằng học tiếng Nhật cũng thật là đơn giản



Đối với nhiều bạn học riêng một mình tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, việc nói trôi chảy riêng mỗi thứ tiếng đã là một vấn đề khá lớn rồi. Vậy đối với những bạn học tiếng Anh muốn nói được tiếng Nhật chắc chắn còn khó khăn hơn khi cấu trúc câu và bảng chữ cái của hai ngôn ngữ này hoàn toàn khác nhau. Vậy đâu  là phương pháp dung hoà hai ngôn ngữ này cho cả những bạn biết hoặc biết một trong hai thứ tiếng thông dụng này? Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn nhân lực ABC xin giới thiệu một cuốn sách rất hay dành cho các bạn muốn học tiếng Nhật hoặc tiếng Anh hoặc cả hai thứ tiếng. Cuốn sách  "13 bí mật để nói chôi trảy tiếng Nhật” của tác giả “Giles Murray ”


Với nội dung dễ hiểu, minh hoạ bằng hình ảnh, truyện tranh, hiển thị song ngữ Anh Nhật. "13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật " là phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả đã được kiểm chứng. Thông qua việc xác định hai nhóm người rất tích cực và hiệu quả trong việc học tiếng Nhật để tìm ra những điểm mấu chốt, tác giả Giles Murray đã tổng hợp những điểm phổ quát hiệu quả nhất để tổng quát thành "13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật" có thể áp dụng ngay cho cả người mới học hay đang học tiếng Nhật nâng cao. Cụ thể là:

Biết 13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật
Không còn cảm thấy tiếng Nhật khó khăn
Yêu thích tiếng Nhật qua phương pháp vừa học vừa chơi lẫn đọc truyện tranh


Mỗi bài học là một câu truyện thường nhật kết hợp với truyện tranh do tác giả nổi tiếng Tezuka Osamu sáng tác, thực sự khiến độc giả không cảm thấy mình đang đọc một cuốn sách dạy ngôn ngữ vốn gây ấn tượng là khô khan, khó tiếp thu. Chính tinh thần thoải mái đó giúp việc học tiếng Nhật trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.


Học tiếng Nhật qua truyện tranh, giúp ” 13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật ” không phải là một cuốn sách khô khan.

Chúc các bạn có thời gian thư thái khi trải nghiệm cuốn sách "13 bí mật để nói trôi chảy tiếng Nhật". Chúc các bạn nhanh chóng chinh phục tiếng Nhật  :)

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Những mục cần nghiên cứu trên website các trường đại học

Cùng trở thành những “thợ săn” thông tin du học trên các website trường đại học mà bạn yêu thích thật linh hoạt và hiệu quả bạn nhé!

Không phải ai cũng có kinh nghiệm tìm kiếm thông tin trên website chính thức của các trường đại học, dù hầu hết các trường đều xây dựng nội dung xoay quanh một số mục cụ thể. Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn những mục chính, giúp bạn tiếp cận thông tin quan tâm một cách nhanh chóng khi ghé thăm website của ngôi trường mà bạn đang “để mắt” tới.

Latest News - tin tức cập nhật

Đúng vậy, các trường Đại học cũng có xu hướng cập nhật thông tin thời sự, nhưng thường những thông tin này sẽ liên quan trực tiếp đến hoạt động và thành tích của trường (ví dụ thành tích xếp hạng của trường trên bảng xếp hạng Times Higher Education). Những trường càng lớn thì mục này càng nhiều thông tin. Ví dụ như trường LSE đã dành nguyên một cột riêng trên trang chính chỉ cho mục này.

Website của trường Western Virginia University được biết đến với việc sử dụng hiệu quả hình ảnh để nói về những thông tin mới nhất. Hay trên trang web chính thức của University of Texas Arlington lại có hẳn cột riêng chia sẻ những hình ảnh Instagram của trường, bên cạnh mục thông tin.
Cập nhật những thông tin mới nhất giúp bạn có những thay đổi cần thiết phụ thuộc và tình hình thực tế tại trường.

About us - Những thông tin cần biết về trường

Hầu hết các trường đều bắt đầu mục này bằng lịch sử ra đời. Bạn sẽ không thể không tìm thấy thông tin về năm thành lập và cả những sự kiện lịch sử thú vị xoay quanh trường.

Những trường sáng tạo hơn sẽ cố gắng cô đọng thông tin quan trọng của họ qua những bài viết “Những điều nên biết về trường”, hay thậm chí là thực hiện biểu đồ (infographic) màu sắc, giống như Đại học Oxford với biểu đồ “Trải nghiệm Oxford”.


Biểu đồ “Trải nghiệm Oxford” cực dễ thương, đa sắc màu lại còn hữu ích nữa nhé!

Định hướng phát triển và những điều đặc biệt của trường cũng được ưu ái nhắc tới trong phần này. Nhân dịp kỷ niệm 160 năm tuổi, Đại học Melbourne đã thực hiện một cuộc triển lãm về những gương mặt sinh viên nổi trội, “160 năm tuổi - 160 câu chuyện”, cho phép người đọc hiểu hơn về sự ảnh hưởng của trường lên những đóng góp của họ cho xã hội Úc qua từng thời kỳ.

Hay, đặc biệt hơn, vốn là một ngôi trường có đến 150.000 lượt khách đến thăm mỗi năm nên trường Stanford quyết định dành hẳn mục “Visitor Information” trong chuyên mục About Stanford để hướng dẫn cặn kẽ về các “tour” tham quan, ăn uống hay thậm chí là... mua sắm trong khuôn viên trường.

Academics/Study - Thông tin ngành học, khóa học

Đây có lẽ là một trong những lý do quan trọng khiến bạn “lục lọi” trên một website trường - để tìm hiểu về các chương trình học và nội dung các khóa học đó.

Có nhiều trường “đầu tư” cả công cụ tìm khóa học hoành tráng như University of Melbourne, khiến việc tìm kiếm khá dễ dàng. Còn lại, phần đông các trường sẽ chọn cung cấp thông tin theo phương pháp kim tự tháp ngược, tức là đưa thông tin từ diện rộng (các trường thành viên, khoa) đến diện hẹp (chuyên ngành).

Admissions and Applications - Điều kiện và thủ tục đăng ký

Mục này sẽ cho phép bạn biết những điều kiện đầu vào cho từng chương trình. Các yêu cầu ngoại ngữ, lực học sẽ được đề cập một cách cụ thể tại đây. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ thiếu một ít điểm thì cũng đừng bỏ cuộc ngay lập tức, hãy thử liên hệ với đại diện tuyển sinh của ngành học để trình bày vấn đề. Bạn có thể tìm được những thông tin này dưới các chương trình học hoặc cách đơn giản nhất là gửi mail đến địa chỉ trong phần “Contact us” để nhờ gửi cho đúng người.

Scholarships and Financial Aid - Hỗ trợ tài chính

Có hai cách đề cập thông tin học bổng trên các website. Một là cập nhật tất cả các học bổng trong một mục riêng, hoặc cũng có thể xuất hiện bên trong mỗi chương trình học.

Lưu ý là khi tìm hiểu về học bổng, bạn phải chắc chắn xem đó đúng là học bổng dành cho sinh viên quốc tế (có nhiều học bổng còn dành riêng cho sinh viên đến từ một số nước nhất định), bởi vì các trường nước ngoài cũng có những học bổng riêng cho sinh viên bản địa.

Ngay cả phần học phí cũng như vậy. Thường thì sinh viên nước ngoài phải trả gấp đôi học phí, so với sinh viên trong nước.

Đại học Rhodes cung cấp hẳn một trang web cho sinh viên quốc tế nghiên cứu học bổng luôn nha!

Campus Life/Student Life - Đời sống sinh viên

Nếu tò mò về các câu lạc bộ sinh viên trong trường, chi phí sinh hoạt hay các hoạt động thể thao, ngoại khóa, bạn có thể tham khảo mục này. Đây là nơi cung cấp nhiều thông tin hữu ích, cho bạn cái nhìn cận cảnh về cuộc sống du học dưới ngôi trường này. Một số trường còn chi tiết hơn khi cung cấp cho bạn các khoản chi cần thiết như chi phí đi lại, ăn uống, giải trí...

Đối với các trường có khu học xá riêng, bạn cũng có thể tìm thấy các phương án nhà ở tại đây (thường nằm trong mục nhỏ hơn, có tên là “Student accommodation”).

Nghiên cứu trước về chỗ ở trên website của trường giúp bạn tìm được nơi ở phù hợp với mức giá “hạt dẻ” nhất có thể.

Services and Facilities - Các tiện ích của trường

Nếu tò mò không biết ngôi trường của bạn trông giống như thế nào, thư viện có rộng rãi không, cơ sở vật chất hiện đại đến đâu... thì đây là mục cần tìm đến. Trên website trường The Hague University of Applied Sciences (Hà Lan), bạn thậm chí còn được “đi tham quan” trường qua các video giới thiệu phòng học, khu thể thao hay cả canteen trường!

Tóm lại, để có được thông tin hợp thức, cận cảnh nhất về đời sống sinh viên tại một ngôi trường nào đó, thao tác đầu tiên mà bạn cần làm là “google” website của trường và tìm đến mục mình quan tâm. Bên cạnh đó, tải cẩm nang du học do chính nhà trường soạn thảo, xem video về các trường đại học và liên hệ trực tiếp với đại diện trường để được tư vấn trực tiếp cũng là những cách hay.

(Theo Trace / Trí Thức Trẻ)

Những năm tháng đi du học thật "kinh khủng"... nhưng tôi không hề hối hận

Tâm sự của một cựu du học sinh nước ngoài: "Khoảng thời gian một năm tại Tây Ban Nha là trải nghiệm cô đơn và đầy khó khăn..."

Quyết định và bỏ cuộc


Du học đến một đất nước xinh đẹp, thú vị là lựa chọn đầy hấp dẫn cho bất cứ sinh viên nào đang trong độ tuổi 20. Rất nhiều sinh viên chọn một năm học tập và làm việc ở nước ngoài thông qua Eramus (chương trình trao đổi sinh viên quốc tế của Liên minh châu Âu). Hai năm trước, Annie cũng tham gia chương trình này.

Viễn cảnh được trải nghiệm ở một vùng đất mới thật tuyệt nhưng bạn biết không, trên thực tế nó khủng khiếp vô cùng. Có lẽ vì thế mà tất cả bạn bè cô khi trở lại đều nói rằng họ đã có một khoảng thời gian “cực kỳ” tuyệt vời. Annie không biết liệu họ có giả vờ hay không, chỉ biết rằng một năm sống ở nước ngoài của cô không hề diễn ra như trong tưởng tượng.

Annie không kịp thích nghi với cuộc sống mới, không biết cách truyền cảm hứng cho mọi người. Cô không học được cách pha trò, không có thời gian dành cho bản thân và chắc chắn không được là chính mình.

Ở Tây Ban Nha, Annie dạy học với mức lương chưa đầy 1 Euro/giờ (khoảng 26.000 VNĐ). Mặc dù vô cùng cố gắng nhưng cô chỉ nói được một chút tiếng Tây Ban Nha và chơi với duy nhất một người bạn. Cuối cùng, cô đã không thể đi hết hành trình này. Tới tháng 06 năm sau đó, sau 09 tháng, cô lên máy bay trở về nhà trong những giọt nước mắt của hạnh phúc.

Học cách “sống sót”

Nghĩ lại lúc ấy, Annie chẳng còn cách nào khác. Cô sẽ không “xa nhà” thêm lần nào nữa, nhưng nếu thời gian quay trở lại, chắc chắn cô vẫn sẽ lựa chọn “được trải nghiệm”. Nó thật khó khăn, nhưng cô đã học được nhiều bài học sâu sắc trong cuộc sống.

Annie trưởng thành hơn và học cách sống tự lập. Cô nhận ra rằng mọi thứ không luôn luôn đi theo cách mà bạn mong đợi. Cô có thời gian để suy nghĩ về những gì đã làm và những gì vượt quá giới hạn của bản thân.

Đối với nhiều người khác cũng vậy, một năm khủng khiếp ở nước ngoài có thể là một trải nghiệm khiến tính cách của họ thay đổi theo hướng tích cực.

Annie có một người bạn, đã dành trọn một năm ở Pháp để dạy một nhóm trẻ em chuyên đi gây rối. Công việc chỉ bó hẹp quanh bốn bức tường. Cô bạn ấy đã cùng người trợ giảng (khác quốc tịch) đối mặt với sự xa lạ và cô đơn tại ngôi trường này. Trải qua một năm, bạn của Annie nói rằng cô ấy đã học được cách đồng cảm với người khác và nhất định sẽ vẫn làm tốt nếu được thử một lần nữa.

Một người bạn khác, đến từ Ả Rập, cùng một lúc đã gặp phải cú sốc văn hóa và rào cản ngôn ngữ khi mới ra nước ngoài. “Tôi cảm thấy cô đơn tột độ, cô đơn đến trầm cảm. Đó là trải nghiệm đen tối nhất mà tôi từng có!”, cô bạn chia sẻ. Cô ấy đã phải tìm đến sự giúp đỡ từ các trung tâm trực tuyến, tập thói quen ăn ngủ như bình thường.

Sự cô lập và cảm giác cô đơn khi ở nước ngoài có thể làm cho bạn nhận ra khả năng và thế mạnh của riêng mình. Đối với cô, đó là điều lớn nhất Annie đã học được.

Theo Trace / Trí Thức Trẻ

Làm thêm khi đi du học: những điều cần lưu ý tối đa

Để giảm bớt chi phí sinh hoạt và giúp đỡ gia đình ở quê nhà, nhiều du học sinh lựa chọn các công việc làm thêm ngoài giờ. Tuy nhiên, trước khi quyết định làm thêm, các bạn hãy thực sự cân nhắc...

“Làm chui” - Nên hay không?


Hầu hết các quốc gia đều có những quy định ngặt nghèo đối với việc làm thêm của du học sinh. Tại Singapore hay Trung Quốc, du học sinh bị “cấm tiệt” chuyện part-time. Còn ở Mỹ, du học sinh không được phép làm thêm ngoài-trường-học.

Chi phí sinh hoạt đắt đỏ buộc nhiều sinh viên phải đi “làm chui”, không khai báo, không hợp đồng lao động, không đóng thuế. Những trường hợp này đa số buộc phải làm những công việc nặng nhọc như: bồi bàn, rửa bát, dọn dẹp... với mức lương bèo bọt. Bên cạnh đó, họ luôn phải đối mặt với nỗi sợ hãi thường trực. Bởi nếu lỡ bị các nhân viên trường học hoặc cảnh sát phát hiện, không cần giải thích, họ sẽ phải xách va li về nước ngay lập tức.

Các du học sinh khi “làm chui” thường không có nhiều sự lựa chọn về công việc.
Do vậy, những bạn du học sinh đang du học tại những đất nước cấm part-time cần phải hết sức cân nhắc trước khi đi xin việc.

Cẩn trọng thời gian


Một số quốc gia khác khá linh hoạt khi tạo điều kiện cho du học sinh làm thêm để giảm bớt gánh nặng kinh tế. Tuy nhiên phần nhiều các quốc gia này lại đưa ra giới hạn thời gian được phép làm thêm. Chẳng hạn, tại Úc hay Hàn Quốc, sinh viên chỉ được làm thêm tối đa 20 giờ/tuần. Nếu cố tình “lách luật”, kết cục của những du học sinh này cũng không khác gì những du học sinh “làm chui”: Về nước!

Thủy Tiên (du học sinh Nhật Bản) cho biết: “Theo quy định của nước sở tại, du học sinh được phép làm thêm không quá 20 giờ mỗi tuần. Hiện tại, mình đang làm cho một quán ăn, đăng ký làm full-time 2 ngày cuối tuần. Muốn làm thêm cũng không được, vì bên này kiểm soát rất chặt.”

Khác với Tiên, N.P (du học sinh Úc) lại lựa chọn công việc làm nail khá nhẹ nhàng: “Vì muốn tập trung cho việc học nên mình chỉ đăng ký làm full-time một buổi một tuần thôi. Thu nhập không đáng bao nhiêu nhưng không tham được. Bị phát hiện là về nước ngay!”

Cân bằng việc học


Khi làm thêm, hãy đảm bảo bạn vẫn có thể hoàn thành tốt việc học, tránh làm việc quá sức dẫn tới mệt mỏi, uể oải khi lên lớp.

H.B (du học sinh Nhật Bản): “Mình chỉ dám tranh thủ ‘cày’ vào các kì nghỉ, làm từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng, sau đó về nhà nghỉ ngơi. Chứ bình thường mà làm với thời gian như thế, lên lớp chỉ có ngủ, còn học hành gì nữa.”

Đồng ý với quan điểm của H.B, Thủy Tiên (du học sinh Nhật Bản) nói: “Lúc mới sang đây, vừa ‘ham tiền’ lại vừa ‘nhiệt tình năng nổ’, mình nhận việc cả ngày thường, làm từ 5 giờ chiều đến 10 giờ tối. Làm xong về nhà là 10 rưỡi, tắm rửa ăn uống là lên giường ngủ. Mệt mỏi không muốn học hành gì, báo hại kỳ đó mình thi lại 2 môn. Bây giờ chừa rồi chỉ dám làm cuối tuần thôi!”

Sắp xếp thời gian làm thêm và học tập hợp lý cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe của bạn khi học xa nhà. “Lỡ mà ốm hay thi trượt môn nào, lấy tiền làm thêm bù vào chắc lại... ốm trận nữa mất!” - H.B hài hước nói.

Như vậy, để tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra, các bạn du học sinh trước khi bắt đầu một công việc part-time hãy tìm hiểu thật kỹ những quy định làm thêm ở nước mình du học. Đừng để “sai một ly, đi một dặm” biến những nỗ lực không ngừng thành vô ích bởi một sai lầm không đáng có.

Theo Trace / Trí Thức Trẻ

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Những món ăn tuyệt vời của Ẩm thực Nhật Bản

Nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản vô cùng phát triển và phong phú. Quốc đảo này đã cống hiến cho thế giới một di sản khổng lồ về các món ăn. Hãy cùng tìm hiểu về những món ăn độc đáo của người Nhật bạn nhé!

1. Sushi

Sushi của Nhật Bản là món ăn mà Nhật Bản dành tặng cho cả thế giới. Tất cả những gì đẹp nhất của con người nơi đây đều nằm trong món ăn này với những điều bình dị mà bạn chưa hề nghĩ tới. Để có được món Sushi tuyệt ngon phải dựa vào 2 yếu tố vo cùng quan trọng: sự tươi mới của nguyên liệu và kỹ thuật dùng dai của người đầu bếp. Với cá sống được phủ lên cơm cuộn trộn giấm, cuộn tròn trong rong biển hay được đặt vào giữa những khoanh gỗ hình chữ nhật, thì những suất sushi ngon lành vẫn được tìm thấy dễ dàng ở mọi mức giá.

Sushi ở Sushisho Masa tại Roppongi là một sự hoàn hảo. Từng miếng sushi đều được phục vụ với sự chỉ dẫn hết sức tinh tế và đặc biệt để thực khách có thể thưởng thức sao cho đúng cách. Với sự dao động trong khoảng 20.000 yên một người, điều đó cũng có chút khoa trương, nhưng sự hoàn hảo nào có cái giá rẻ đâu?

2. Chirashi-don


Là sự kết hợp giữa sự giản dị và tao nhã của từng miếng cá sống tươi ngon hòa quyện với bát cơm bình dị hàng ngày. Tại Uogashi Senryo có món đặc Kaisen hitsumabushi, một loại chirashi donburi được trộn với rất nhiều miếng cá sống và được đặt trên cùng là uni – nhím biển và ikura – trứng cá hồi.

Thưởng thức món ăn này là cả một quá trình bao gồm nhiều thủ tục, gần như một nghi lễ vậy. Cá và cơm ban đầu được trộn với dầu đậu nành và wasabi (mù tạt), sau đó là với rau đã được ngâm trước. Khi phần nhiều hỗn hợp trên đã được thưởng thức qua, người ta sẽ rót thêm vào một ít dashi (canh) vào phần cơm còn lại. Món ăn giờ đây lại được thưởng thức như một bát súp ngon lành.

3. Tonkatsu


Nói đến món ăn về thịt thì không món nào có thể vượt qua được Tonkatsu, những miếng thịt heo được rán trong chảo dầu nóng, chiên xù tới độ dòn tan và ánh lên màu vàng nâu rất hấp và và được phủ lên một lớp nước sốt ngọt thơm và cay dịu. Khó lòng mà bạn có thẻ bỏ qua món ăn này được đấy.

Tại nhà hàng Tonki, họ không bao giờ nhận đặt bàn trước. Những vị thực khách tới đây đều phải đứng xếp hàng trong những hàng dài để chờ phục vụ, thế nhưng chính món Tonkatsu ngọt mọng được ăn kèm với “núi” bắp cải vụn nho nhỏ sẽ làm thỏa mãn bất cứ ai, xóa tan đi cảm giác mệt mỏi. Và lúc này mọi người sẽ cảm thấy chờ đợi cũng là một điều đáng giá.

4. Wagyu


Khi bạn cắn miếng đầu tiên món Wagyu này chắc chắn sẽ có cảm giác không một món ăn nào có thể sánh bằng bởi vị thơm của bơ, tất cả mềm ra khi đưa vào trong miệng rồi dần dần tan chảy. Nếu bạn ăn món Wagyu này thì dương như mọi món thịt khác đều không thể hấp dẫn được bạn. Đầu tiên sẽ rất nhiều sẽ cảm thấy khiếp sợ bởi những thớ mỡ trắng, tuy nhiên Wagyu có chứa Omega-3, Omega-6 cao hơn hẳn những loại thịt bò khác. Chính vì thế món ăn này giúp làm giảm nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch. Hãy tự nhủ với bản thân mình như thế khi thưởng thức món ăn này nhé.

5. Tempura


Với thơm ngon của món chiên Tempura đang dần chinh phục cả thế giới. Đây là món ăn được xuất khẩu ra nước ngoài nhiều nhất trong tất cả các món ăn hấp dẫn tại Nhật Bản. Tuy nhiên một điều đặc biệt là món ăn này không phải có nguồn gốc từ Nhật Bản mà có xuất xứ từ đất nước Bồ Đào Nha. Câu chuyện về Tempura được kể lại khi những người Bồ Đào Nha tới vùng Nagasaki để truyền giáo và giao thương vào khoảng giữa thế kỉ thứ 16, họ đã đem theo những món ăn béo ngậy cũng như phương thức chế biến đồ chiên rán vào Nhật Bản. Những người theo đạo Cơ Đốc đó có thể không được biết đến nhiều cho lắm, thế nhưng món Tempura ngay lập tức đã trở thành một cú “hit” nổi tiếng.

Tại Kondo, những suất Tempuran rán giòn gần như là một sản phẩm nghệ thuật. Ở đó còn có những miếng măng tây mềm mại, những miếng cá kisu giòn tan thanh nhã và những con sò điệp béo ngậy còn nguyên sắc hồng tươi mới…

6. Ramen


Đây là món mỳ đặc biệt nhất Châu Á và đã có vô số những cuốn sách, blogs hay những bộ phim nói về Nhật Bản nhắc đến món ăn này. Ramen là sự kết hợp khéo léo và tài tình của muối và vị béo ngậy đã làm nên sức hút không thể chối từ của món ăn này. Đặc biệt Ramen cũng tạo tác động trực tiếp, và mạnh mẽ vào quá trình sản xuất endorphin cho sự hoạt động của não bộ.

Có rất nhiều cửa hàng làm món Ramen ngon và thật khó để chọn ra một cửa hàng tiêu biểu nhất. Enji cũng là một trong những cửa hàng được rất nhiều người yêu thích chuyên phục vụ món tsukemen một loại Ramen ngâm trong nước canh hầm cá và xương bò ngon tuyệt.

7. Satsuma-age


Satsuma-age là những miếng cá được xay nhỏ rồi đem rán tới độ vàng ươm. Những viên thịt cá tròn xoe có thể được tạo nên từ rất nhiều loại thực vật khác nhau. Đó có thể là từ rễ cây ngưu bàng, những cây nấm shiitake băm vụn hay những lát hành tây mỗi khi rán lên đều thơm phức…

8. Te-uchi soba



Hầu như các món mỳ ở Nhật Bản đều được chế biến từ bột kiều mạch và cũng không có mấy người nhớ kỹ được hương vị của chúng. Nhưng với mỳ te- ucho soba thì lại hoàn toàn khác bạn sẽ cảm nhận được hương vị khác biệt với món mỳ được cuốn hoàn toàn bằng tay này và đây chính là lý do mà giá của một bát te- uchi soba là không hề rẻ. Những bát mỳ được trang trí khéo léo và đầy nghệ thuật dưới bàn tay tài ba của những người đầu bếp. Mỳ soba có thể ăn lạnh – zaru soba hoặc cũng có thể ăn nóng cùng với nước canh dashi, hương vị êm dịu đầy say mê của nó cùng với những sợi mỳ dai mịn màng chắc chắn sẽ khiến bạn không đủ sức chối từ…

9. Sanuki udon



Những sợi mỳ mềm nhưng lại dai đến khó tả đó là cảm nhận của tất cả mọi người khi lần đầu tiên ăn món Sannuki. Với những sợi mỳ óng mượt như tơ, mỗi khi ăn còn tạo ra
Điều đặc biệt nhất của món mỳ Sanuki udon chính là sự mềm dai đến khó tả. Không chỉ có màu sắc bóng mượt như tơ, từng sợi mỳ Sanuki udon mỗi khi cho vào miệng còn tạo ra âm thanh xì xụp nhóp nhép rất vui tai và cuốn hút. Người ta tìm thấy ở món ăn này những nét chung thú vị giữa mỳ ống của nước ngoài với món bánh gạo mochi của Nhật Bản.
Bạn có thể quan sát trực tiếp những người thợ làm mỳ từ khâu cuốn, cắt đến nấu mỳ t tại Mentsudan ở Tokyo. Một bát mỳ katamada đầy đặn, sánh lên một ít nước canh cùng với một ít tempura được bày khéo léo, chắc chắn là một hình ảnh gợi lên cho các bạn sự thích thú phải không nào?

10. Cơm cà ri Nhật Bản


Những món ăn tuyệt vời của Ẩm thực Nhật Bản

Món cà ri có xuất xứ từ Ấn Độ thế nhưng khi đến Nhật Bản món ăn này đã được thay đổi khá nhiều với việc cho táo và mật ong vào cà ri. Món ăn này thường được bày chung với một ít cơm trắng và tạo nên một tháp cơm óng ánh đi kèm với một ít dưa ngâm – rakkyo hơi giòn giòn cay cay…Món ăn này được yêu thích đặc biệt bởi các em nhỏ nói riêng và rất phổ biến với tất cả người dân ở xứ sở hoa anh đào. Điều làm nên sức hút mãnh liệt đó chính là sự hòa hợp giữa vị ngọt thơm, vị cay dịu và “phong cách” sền sệt rất đặc trưng của họ hàng nhà cà ri!

11. Yaki-imo

Món khoai lang hấp dẫn mùa đông Nhật Bản

Khi những nẻo đường, con phố tại Tokyo chìm trong hương thơm hấp dẫn thêm chút bồi hồi của yaki-imo – khoai lang nướng là khi mọi người trên đất Nhật Bản đang cảm nhận được những cơn gió đông đang ùa về. Bạn có thể gặp ở khắp mọi nơi những chiếc xe nhỏ bán khoai lang nướng trên khắp các ngả đường. Yaki-imo thường sẽ không thể tìm thấy ngay sau khi mùa xuân về. Tuy nhiên bạn có thể tìm thấy món ăn tương tự được bày bán quanh năm đó là khoai lang đại học – Daigaku imo với vỏ snack bọc đường hết sức ngọt ngào, các bạn có thể bắt gặp món daigaku imo thú vị này.

12. Taimeshi



Taimeshi chính là hình ảnh gợi nhắc về sự đoàn viên.

Những miếng cá tráp Andkonbu được đặt trong những chiếc bát đang bốc hơi nghi ngút cộng thêm một ít hạt tiêu Nhật Bản Sansho kia là hình ảnh nhắc về sự đoàn viên. Đây là hương vị bạn không thể tìm được ở bất cứ nơi nào ngoài gia đình mình. Mặc dù nhà hàng Omasa Komasa tại Higashi Nakamo rất nổi danh với món Takeishi tuyệt hảo, nhưng có lẽ món ăn này sẽ là tuyệt vời nhất khi bạn được thưởng thức bởi bàn tay yêu thương của Mẹ.

13. Takoyaki


Takoyaki mềm ngon đến tận miếng cuối cùng

Với lớp vỏ bên ngoài của từng viên giòn tan, bao quanh lấy nhân bạch tuộc được đặt ngay ngắn phía trong. Phía trên có rắc một chút gừng đỏ và hành tây, xung quanh là lớp nước sốt ngọt ngào và hơi dinh dính…Nếu dùng cụm từ “Những quả bóng bạch tuộc” để hình dung về món takoyaki thì quả thực là chưa đủ để miêu tả hết sự ngon lành của món đặc sản đến từ Osaka này. Đây chính là món ăn được yêu chuộng nhất tại các mùa lễ hội và sẽ chẳng còn gì hấp dẫn hơn một buổi chiều muộn, được nhàn nhã thưởng thức từng viên takoyaki mềm ngon đến tận miếng cuối cùng.

14. Kabayaki


Thịt lươn nướng thơm lừng.

Những xiên thịt được nhúng qua một lớp nước sốt dầy và tỏa mùi thơm ngọt ngào, sau đó đem nướng trên vỉ sắt Kabayaki thật sự làm bạn không thể chối từ. Đây là món ăn được yêu thích nhất vào mùa hè mặc dù những miếng thịt nóng hổi còn bốc hơi nghi ngút…

15. Ochazuke


“Chicken soup for soul”

Ochazuke thường được ví như “Chicken soup for soul” của người Nhật. Món ăn này vô cùng thú vị. Nó là sự kết hợp giữa nét giản dị của bát cơm trắng với vị trà xanh có hòa lẫn với canh rong biển. Trên cùng là những miếng cá hồi thái vụn, mịn như bông tuyết, đặt xen kẽ với những quả mận – một loại quả dễ dàng khơi dậy sự thèm muốn của bạn, đặc biệt là những khi mệt mỏi.


16. Onigiri

Những nắm cơm được nặn theo hình tam giác dễ thương là món ăn ưa thích của rất nhiều người dân Nhật Bản cũng như du khách. Du lịch Nhật Bản bạn có thể mua Onigiri ở tất cả các cửa hàng tạp hóa nào mà giá của nó thậm chí còn rẻ hơn một tách cà phê. Nguyên liệu làm món cơm nắm này rất đa dạng có thể là những miếng cá tuyết trắng mịn, trứng cá hồi hay cũng có thể là những lát thịt bò xào với sốt mayonnaise. Tại những cửa hàng xung quanh sân bóng chày có những loại Onigiri được chế biến thay đổi theo từng mùa.

17. Tofu



Tofu của Nhật Bản thực chất chính là món đậu phụ ở Việt Nam nhưng được chế biến theo nhiều cách.
Tofu là một món rất quen thuộc với người Việt Nam mà ta hay gọi là đậu phụ. Là món ăn chứa hàm lượng protein rất cao và được chế biến tài tình thành những món ăn khác nhau. Từ đậu phụ rán, đậu phụ thả trong canh dashi, đậu phụ xào thịt bò… cho đến đậu phụ lạnh được rắc thảo mộc với hương thơm dịu dàng.

18. Natto



Là món ăn độc đáo trong nền ẩm thực Nhật Bản. Bên ngoài nhìn rất giống một miếng pho mát nhưng thực chất ại được lên men từ hạt đậu nành. Vì thế Natto mang một hương vị rất đặc biệt. Đó là mùi vị hăng nồng mà có người cảm thấy cực kì say mê nhưng cũng có người cảm thấy đáng sợ. Những ai không thích mùi vị này thường phàn nàn rằng Natto có mùi khó ngửi như sầu riêng, lại còn nhớp nháp đến kì cục! Thế nhưng ai đã là fan của món ăn này lại yêu chuộng nó đến mức “phát nghiện” luôn. Sẽ cực kì ngon nếu bạn ăn Natto kèm với cá Tuna tươi sống, một ít kim chi hay thịt lợn.

19. Okonomiya/ monjayaki


Món ăn Nhật quả thật rất “ngon con mắt”.

Được chế biến từ nhiều nguyên liệu khác nhau, tùy theo sở thích của mỗi người. Những chiếc bánh béo ngậy và thơm phức mang hương vị của thịt bò, bạch tuộc, tôm nõn hay thậm chí là pho mát…, tất cả mang đến một sự hài hòa trong món Okonomiya.

Monjayaki là một dạng khác của okonomiyaki và cũng hấp dẫn không kém. Nơi lý tưởng để bạn có thể thưởng thức hai món ăn này chính là tại Tsukishima. Đây cũng được mệnh danh là nơi khiến những người lần đầu thử qua okonomiyaki sẽ “nhớ mãi không quên”.

Source: Internet

Từ vựng tiếng Nhật về tình yêu

Từ vựng tiếng Nhật về tình yêu là một chủ đề học tiếng Nhật rất thú vị và đặc biệt. Để bày tỏ cảm xúc của mình bằng những ngôn từ tiếng Nhật dễ thương, còn ngần ngại gì nữa mà không học ngay nhỉ?



Bài viết này giới thiệu một số những từ vựng tiếng Nhật về tình yêu cơ bản và thường dùng nhất, bạn cũng có thể bắt gặp những từu như vậy trên phim hay trong trên Nhật Bản. Việc tỏ tình bằng những câu nói tiếng nhật vô cùng dễ thương là một ý kiến rất hay. Bạn có thể tìm hiểu thêm những câu tỏ tình tiếng Nhật thú vị của ABC nhé!

Dưới đây là danh sách một số từ vựng tiếng Nhật về tình yêu.



Từ vựng tiếng Nhật về tình yêu

1 付 き 合 う (v) つ き あ う hẹn hò
2 ド キ ド キ す る (v) ド キ ド キ す る đập rộn ràng
3 そ わ そ わ す る (v) そ わ そ わ す る cảm xúc thất thường
4 告白 す る (v) こ く は く す る bày tỏ/ tỏ tình
5 振 ら れ る (v) ふ ら れ る
6 遊 び に 行 く あ そ び に い く đi chơi
7 切 な く な る せ つ な く な る cảm thấy tiếc nuối
8 キ ュ ン キ ュ ン す る (v) キ ュ ン キ ュ ン す る có tình cảm
9 恋愛 れんあい tình yêu nam nữ.
10 恋人 こいびと người yêu.
11 愛情 あいじょう tình yêu, tình thương (không nhất thiết là tình yêu nam nữ).
12 初恋 はつこい mối tình đầu.
13 恋敵 こいがたき tình địch.
14 失恋 しつれん thất tình.
15 恋する こいする yêu, phải lòng.
16 デートをする hẹn hò.
17 約束する やくそくする hẹn hò, hứa hẹn.
18 約束を忘れる やくそくをわすれる quên hẹn.
19 約束を破る やくそくをやぶる không giữ hẹn.
20 けんかする cãi nhau.
21 仲直りする なかなおりする làm lành, hòa giải.
22 世話になる せわになる được chăm sóc.
23 世話をする せわをする chăm sóc.
24 プレゼントを渡す プレゼントをわたす tặng quà.
25 悲恋 ひれん tình yêu mù quáng.
26 恋文 こいぶみ thư tình.

Chúc các bạn có những phút giây học tiếng Nhật vui vẻ!

Từ vựng tiếng Nhật về nghề nghiệp

Học tiếng Nhật để đi làm và kiếm được công việc tốt trong các doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy chủ đề nghề nghiệp luôn được các bạn học viên háo hức đón nhận. Cùng tìm hiểu những từ vựng tiếng Nhật về nghề nghiệp sau nhé!

Trong tiếng Nhật khi nói về Nghề nghiệp họ sẽ nói là しょくぎょう (shoku gyou)

Nhật bản là quốc gia đa dạng ngành nghề và sản xuất kinh tế tối ưu hóa cao. Tuy nhiên, trong thời buổi nền kinh tế xấu xâm lấn, Nhật Bản đang đối diện với hàng loạt nguy cơ suy giảm kinh tế. tuy vậy, làm việc cho các công ty Nhật Bản vẫn là một mơ ước tuyệt vời.

Nói về các nghề nghiệp, Nhật Bản là một trong số quốc gia đa dạng ngành nghề nhất châu Á, với xuất phát nông nghiệp phong kiến, trải qua một nền tư bản và hiện tại định hướng kinh tế công nghiệp cao, Nhật Bản thu hút hàng trăm, nghìn nhân công và lao động với vô vàn nghề khác nhau. Tại Nhật Bản, nhân viên full time 正 社員 (seishain) ở nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã được thay thế bằng hợp đồng tạm thời người lao động, 派遣 社員 (hakenshain) trong ngành kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp công cũng đã chọn thay đổi cơ cấu lao động cho phù hợp hơn. 

Để lựa chọn một ngành nghề phù hợp thời thế và điệu kiện khi làm việc tại Nhật, các bạn nên bắt đầu bằng việc hiểu rõ một cách khái quát về từ vựng tiếng Nhật nghề nghiệp. Công ty Cổ phần Phát triển nguồn Nhân lực ABC sẽ giới thiệu các ngành nghề môt cách tóm lược, để các bạn có thể dễ dàng tìm hiểu. Trong số các ngành nghề Nhật Bản có một số tên đặc biệt được tạo ra bởi người làm, chẳng hạn như サ ラ リ ー マ ン (Salary man) và オ ー エ ル (CV - nữ nhân viên văn phòng). Những cái tên độc đáo của nghề Nhật Bản được tạo ra bằng cách sử dụng 和 製 英語 (wasei eigo), là những từ Nhật Bản xây dựng các thành phần từ một hoặc nhiều thuật ngữ nước ngoài.


Cùng ABC tìm hiểu từ vựng tiếng Nhật về nghề nghiệp sau đây:

Tiếng Nhật chủ đề nghề nghiệp

Theo thứ tự từ trái qua phải là chữ Kanji, Hiragana/ Katakana, Romaji và Ý nghĩa

1 職業 しょくぎょう shoku gyou Nghề

2 医者 いしゃ isha Bác sĩ

3 看護婦 かんごふ kango fu Nữ y tá

4 看護師 かんごし kango shi Y tá

5 歯科医 しかい shikai Nha sĩ

6 科学者 かがくしゃ kagaku sha Nhà khoa học

7 美容師 びようし biyou shi Thợ làm tóc / thợ làm đẹp

8 教師 きょうし kyoushi Giáo viên

9 先生 せんせい sensei Giáo viên

10 歌手 かしゅ kashu Ca sĩ

11 運転手 うんてんしゅ unten shu Lái xe

12 野球選手 やきゅうせんしゅ yakyuu senshu Cầu Thủ Bóng Chày

13 サッカー選手 サッカーせんしゅ sakka- senshu Cầu thủ Bóng Đá

14 画家 がか gaka nghệ sỹ/ họa sỹ

15 芸術家 げいじゅつか geijutsu ka Họa sĩ

16 写真家 しゃしんか shashin ka Nhiếp ảnh gia

17 作家 さっか sakka Tác giả / nhà văn

18 演説家 えんぜつか enzetsu ka Diễn giả / nhà hùng biện

19 演奏家 えんそうか ensou ka Nhà biểu diễn âm nhạc/ nhạc sĩ

20 演出家 えんしゅつか enshutsu ka Nhà sản xuất / giám đốc

21 建築家 けんちくか kenchiku ka Kiến trúc sư

22 政治家 せいじか seiji ka Chính trị gia

23 警官 けいかん kei kan Cảnh sát viên

24 警察官 けいさつかん keisatsu kan Cảnh sát viên

25 お巡りさん おまわりさん omawari san Cảnh sát

26 コック kokku Đầu bếp

27 シェフ shefu Đầu bếp

28 調理師 ちょうりし chouri shi đầu bếp

29 料理人 りょうりにん ryouri nin đầu bếp

30 料理長 りょうりちょう ryouri chou trưởng bếp/

31 裁判官 さいばんかん saiban kan Thẩm phán

32 弁護士 べんごし bengo shi Luật sư

33 会計士 かいけいし kaikei shi Viên kế toán

34 消防士 しょうぼうし shoubou shi Lính cứu hỏa / Fireman

35 兵士 へいし hei shi Lính

36 銀行員 ぎんこういん ginkou in nhân viên ngân hàng

37 公務員 こうむいん koumu in công chức chính phủ

38 駅員 えきいん eki in công nhân trạm

39 店員 てんいん ten in nhân viên Cửa hàng

40 会社員 かいしゃいん kaisha in Nhân Viên Công Ty

41 警備員 けいびいん keibi in bảo vệ

42 研究員 けんきゅういん kenkyuu in Nhà nghiên cứu

43 派遣社員 はけんしゃいん hakensha in Công nhân tạm thời

44 秘書 ひしょ hisho Thư ký

45 サラリーマン sarari-man nhân viên làm công ăn lương

46 フリーター furi-ta- nhân viên part-time

47 OL オーエル o- eru nữ nhân viên văn phòng

48 俳優 はいゆう haiyuu Nam diễn viên

49 女優 じょゆう joyuu Nữ diễn viên

50 役者 やくしゃ yakusha Nam diễn viên / nữ diễn viên

51 監督 かんとく kantoku Đạo Diễn Phim

52 監督 かんとく kantoku Huấn luyện viên thể dục thể thao

53 監督 かんとく kantoku Quản lý / Giám Đốc

54 占い師 うらないし uranai shi Thầy bói / bói

55 牧師 ぼくし boku shi Mục sư / giáo sĩ

56 漁師 りょうし ryou shi Ngư phủ

57 猟師 りょうし ryou shi Người đi săn

58 理髪師 りはつし rihatsu shi Thợ hớt tóc

59 床屋 とこや tokoya Thợ hớt tóc

60 講師 こうし kou shi Giảng sư

61 技師 ぎし gi shi Kỹ sư

62 教授 きょうじゅ kyouju Giáo sư

63 エンジニア enjinia Kỹ sư

64 大工 だいく daiku Thợ mộc

65 探偵 たんてい tantei Thám tử

66 スチュワーデス suchuwa-desu Tiếp viên hàng không

67 パイロット pairotto Phi công

68 機長 きちょう kichou phi hành gia.

69 不動産業者 ふどうさんぎょうしゃ fudousan gyousha Đại Lý Bất Động Sản

70 記者 きしゃ kisha Phóng viên

71 ジャーナリスト ja-narisuto Nhà báo

72 農民 のうみん noumin Nông phu

73 無職者 むしょくしゃ mushoku sha Người thất nghiệp.

Hi vọng chia sẻ của công ty ABC sẽ giúp các bạn tích lũy cho mình thêm nhiều từ vựng tiếng Nhật về các nghề nghiệp. Trong bài chia sẻ tiếp theo, công ty ABC sẽ gửi đến cho các bạn các từ vựng tiếng Nhật về tính cách.

Các bạn hãy cùng đón xem nhé! Chúc các bạn học tốt.

Sứ mệnh công ty trong lĩnh vực tư vấn du học

Trong những năm gần đây, du học không còn là giấc mơ xa vời của các bạn học sinh, sinh viên muốn được học tập và rèn luyện trong một môi trường quốc tế chuyên nghiệp, đầy đủ cơ sở vật chất. Giấc mơ du học đã trở nên gần với các bạn học sinh, sinh viên hơn bao giờ hết, không chỉ đối với các bạn gia đình có tiềm lực tài chính mà ngay cả đối với các bạn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vẫn có thể chạm đến giấc mơ du học nhờ sự tư vấn phù hợp của các công ty tư vấn về du học.



Trong số rất nhiều các trung tâm, các công ty tư vấn về du học hiện nay thì Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC cũng là một địa chỉ tin cậy nhận được niềm tin của các bạn học sinh, sinh viên và gia đình của các bạn, là người bạn đồng hành để thực hiện ước mơ du học của mình.

THƯ NGỎ

Kính chào quý khách hàng,

Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC là một trong những công ty hàng đầu về lĩnh vực tư vấn du học. Phương châm của công ty là sự tin tưởng của khách hàng chính là động lực cho sự phát triển của công ty. Chính vì vậy, trong những năm qua, công ty là luôn người bạn đồng hành chắp cánh cho ước mơ du học của các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam.

sứ mệnh công ty trong lĩnh vực tư vấn du học

Với đội ngũ nhân viên và chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và ham học hỏi, công ty ABC luôn đem đến cho khách hàn những tư vấn hiệu quả nhất.

Những lợi ích khi du học cùng công ty ABC

- Tư vấn và cung cấp thông tin, tài liệu du học miễn phí tất cả các nước trên thế giới.

-  Tư vấn ngành, nghề, trường tốt, chất lượng cao, có tương lai theo từng tiêu chuẩn thích ứng với năng lực của học sinh.

- Tìm kiếm học bổng hay học phí thấp phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.

- Thường xuyên tổ chức tuần lễ tư vấn du học, hội thảo, triển lãm du học nhằm cung cấp thông tin du học khách quan nhất cho học sinh.

- Tư vấn hoàn thiện thủ tục xuất nhập cảnh, chứng minh tài chính, xin visa, bố trí nhà ở và đón sinh viên tại sân bay nước ngoài.

- Hướng dẫn các phong tục tập quán, cách liên lạc, phương tiện đi lại… nơi học sinh đến du học.

- Hướng dẫn chuyển tiền học phí, chi phí sinh hoạt cho nhà trường và học sinh.

- Là cầu nối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, giúp đỡ sinh viên tối đa trong suốt thời gian du học.

- Làm thủ tục thăm thân cho phụ huynh học sinh.

- Xin thư mời học miễn phí cho các học sinh đạt học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và các chương trình học bổng nước ngoài…

 Trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tín nhiệm của các bậc phụ huynh, học sinh, sinh viên đã dành cho công ty ABC. Sau cùng, Công ty Cố Phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC xin gửi tới quý khách hàng lời chúc sức khỏe, thành đạt và vui vẻ. 

ABC rất hân hạnh khi được là người bạn đồng hành chắp cánh ước mơ du học của các bạn học sinh, sinh viên.