Thứ Tư, 30 tháng 3, 2016

Những miếng sushi biết bơi trên đĩa ăn ở Nhật Bản

Món ăn đặc trưng của Nhật Bản đã được nâng tầm thành tác phẩm nghệ thuật bởi hình dáng sống động như thật của những "chú cá sushi" như đang bơi trên đĩa.


Sushi là món ăn Nhật mê hoặc cả thế giới bởi sự đơn giản mà đòi hỏi chế biến tinh tế. Cá koi được xem như "quốc ngư" của xứ sở hoa anh đào. Món sushi cá koi là sự kết hợp đầy nghệ thuật giữa hai niềm tự hào của người Nhật. Những miếng sushi cá koi có thể sẽ khiến thực khách lầm tưởng với những con cá sống đang bơi trong bể. 


Món ăn đẹp mắt gồm có cơm, cá hồi, trứng , rong biển, nhím biển, dưa chuột. Lớp da trong suốt được cắt tỉa phủ lên mình "cá" là mực thái mỏng.

Lát mực thái mỏng theo hình cá đóng vai trò chủ chốt trong việc mang đến dáng hình sinh động cho miếng sushi. Sau cùng, rong biển được cắt nhỏ làm thành mắt.



Để tăng phần sinh động cho món ăn, người làm sushi thường trang trí đĩa đựng "cá" với những chi tiết như trong một bể cá thật, khiến chúng càng trở nên sống động hơn bao giờ hết.



Độ sinh động của những miếng sushi cá koi khiến mèo cũng phải lầm tưởng đang nhìn thấy cá.


Cặp cá bơi quanh khóm hoa súng. Hiện tại một phần sushi cá koi được bán với giá khoảng 800 yên (gần 150.000 đồng).


(Nguồn: Tổng hợp)

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Năm 2016 năm của đồng Yên Nhật có ảnh hưởng như thế nào đối với chính sách tiền lương?

Nhiều dấu hiệu cho thấy đồng Yên của Nhật Bản sẽ “qua mặt” đồng USD để trở thành ngôi sao trên thị trường tài chính thế giới trong năm 2016. Và điều này tác động như thế nào tới xuất khẩu lao động Việt Nam?

Các chiến lược gia của Morgan Stanley nhận định rằng trong năm 2016, giá trị đồng Yên sẽ ở mức 5,3 nghìn tỷ USD/ngày.

Dựa vào những nghiên cứu của mình, các chiến lược gia của Morgan Stanley nhận định rằng trong năm 2016, giá trị đồng Yên sẽ ở mức 5,3 nghìn tỷ USD/ngày. Đây có thể xem là một con số kỷ lục trong bối cảnh hầu hết các đồng tiền khác đều được dự báo sẽ mất giá trong năm 2016.

Sẽ đánh bại USD?

Theo Bloomberg, Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo đồng yên Nhật sẽ tăng đến mức 115 yên đổi 1 USD vào cuối năm 2016. Điều này có vẻ như trái ngược hoàn toàn với công bố mới đây Ngân hàng Trung ương Trung Quốc khi đưa ra một chỉ số mới gồm 13 đồng tiền làm thước đo tỷ giá cho đồng NDT, theo đó, đồng Yên của Nhật Bản được cho là sẽ mất giá thứ hai chỉ sau đồng Rupee của Ấn Độ.

Tuy nhiên, theo dự báo của Morgan Stanley, đồng nội tệ Nhật Bản sẽ mạnh lên 115 JPY/USD vào cuối năm 2016, trái ngược với dự đoán yên giảm xuống 126 JPY/USD của các nhà kinh tế học trong khảo sát Bloomberg và cũng trái ngược với dự đoán trước kia của chính ngân hàng này khi cho rằng yên sẽ giảm xuống 125 JPY/USD vào cuối năm 2016.

Cũng theo hãng tin Bloomberg, chỉ riêng việc chấm dứt đợt sụt giá đến 40% so với USD trong vòng 4 năm qua, đã chứng tỏ giá trị của đồng Yên so với USD. Điều này cũng chứng minh rằng Yên có thể sẽ đánh bại các đồng tiền khác để trở thành “ ngôi vương”.

Một vấn đề khác nữa là tăng trưởng thặng dư tài khoản vãng lai sẽ khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bớt khả năng làm suy yếu tỷ giá thông qua gói kích thích tiền tệ, thay vào đó, Tokyo sẽ ngày càng dựa nhiều vào chi tiêu và cải cách để thúc đẩy nền kinh tế.

Con “dao hai lưỡi”

Việc đồng Yên mạnh lên xét ở góc độ kinh tế rõ ràng là dấu hiệu cho thấy kinh tế Nhật Bản bắt đầu hồi phục. Sau những chỉ trích mạnh mẽ về chính sách Abenomic của Thủ tướng Abe. Rằng Abenomic không những không làm lực đẩy cho nền kinh tế mà thậm chí còn kéo theo nền kinh tế suy thoái. Trước đó, người ta cũng cho rằng khả năng BOJ sẽ phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tuy nhiên, đến nay Tokyo vẫn giữ vững lập trường và không hành động.

Mới đây, Nhật Bản đã tuyên bố rằng GDP trong quý III của nước này đã tăng 1% chứ không phải giảm 0,8% như thông báo trước đó. Như vậy, rõ ràng nền kinh tế Nhật không hề rơi vào suy thoái như nhiều nhận định trước đó. Chính những dấu hiệu hồi phục kinh tế này khiến Thủ tướng Abe tỏ ra quyết tâm hơn trong chính sách Abenomic của mình, theo đó sẽ đẩy mạnh mua trái phiếu chính phủ, tái cấu trúc nền kinh tế và chính sách nới lỏng tiền tệ.


Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đồng Yên mạnh lên chưa hẳn đã là tốt cho nền kinh tế, bởi đồng Yên mạnh sẽ ít nhiều gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, đơn giản điều này sẽ làm cho hàng hóa của họ kém cạnh tranh và có thể làm hao mòn giá trị của các khoản thu ở nước ngoài khi quy đổi thành đồng Yên. Đồng thời, đồng Yên mạnh đã đẩy mạnh sức mua của Nhật Bản ở nước ngoài, một lợi thế rõ ràng nhất đang được các tập đoàn của Nhật Bản đang tìm cách mở rộng thị trường khai thác.


Với Việt Nam, việc đồng Yên tăng giá so với đồng USD ít nhiều sẽ có ảnh hưởng tới việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, trong trường hợp đồng Yên tăng giá còn đồng VND trượt giá cũng sẽ làm giá trị nợ thực của Việt Nam trong nguồn vốn ODA từ Nhật có thể tăng thêm hàng ngàn tỷ đồng. Còn xét ở khía cạnh xuất nhập khẩu, khi đồng Yên tăng giá thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật sẽ tăng lên nhưng đồng thời việc nhập khẩu từ Nhật sẽ có nhiều bất lợi.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu năm 2016 đồng Yên có giá trị hơn thì ngay từ bây giờ các nhà xuất khẩu Việt Nam cần đẩy mạnh giải pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản. Đồng thời, là có hội để các nhà đầu tư Nhật Bản tranh thủ tỷ giá để giảm bớt chi phí đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân FDI vào Việt Nam.

Theo: Quốc Anh

Các website hữu ích khi sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản

Các bạn du học sinh/thực tập sinh luôn mong muốn bản thân mình chuẩn bị một cách tốt nhất những hành trang, thông tin về đất nước – con người Nhật Bản. Ngoài hành trang như vali, tư trang cá nhân, kiến thức về Nhật Bản, ABC xin giới thiệu đến các bạn hệ thống các website uy tín hữu ích cho cuộc sống tại Nhật Bản – hành trang điện tử trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay.



1. Diễn đàn tìm hiểu về cuộc sống ở Nhật:

http://www.vysajp.org/news/chuc-nang/forum/ : diễn đàn của hội sinh viên Việt Nam tại Nhật

http://forum.gaijinpot.com/ : diễn đàn của người nước ngoài tại Nhật

2. Trang web tra giá rẻ nhất, rao vặt về các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng

- Tra giá, xem tính năng, xem đánh giá, hỏi đáp,... về các mặt hàng điện tử để tìm giá rẻ nhất. Có thể tìm các thuê bao internet trên trang web này để được mức giá ưu đãi nhất.

価格 (kakaku = giá cách: giá cả): kakaku.com

- Mua máy tính cũ giá rẻ tại Nhật: Bạn muốn đặt mua máy tính cũ trên mạng và máy sẽ được chuyển tới nhà bạn. Bạn có thể thanh toán tiền lúc nhận hàng.


- Mua bán, rao vặt tại Tokyo (English = Tiếng Anh)



Mua sắm vật dụng gia đình, đồ dùng nói chung:







- Camera, đồng hồ cũ:




Mua sắm quần áo, giày dép:

http://www.nissen.co.jp/: lấy catalog miễn phí đặt ở mấy convenience store



http://www.locondo.jp/(chuyên về giày, túi xách)




3. Các trang web dịch vụ tổng hợp, game giải trí

- Đây là các trang web cung cấp mọi dịch vụ cần cho cuộc sống của bạn như tin tức, chơi game, bói toán, hỏi đáp, tra tàu điện, mua bán online, mua vé máy bay, v.v...

Tên tiếng Nhật: ポータルサイト = Portal Site (Cổng thông tin)

Yahoo! Japan: yahoo.co.jp


Livedoor: www.livedoor.com


- Chơi game miễn phí:

Yahoo! Mobage: http://yahoo-mbga.jp/(cần đăng ký tài khoản Yahoo! Japan để vào chơi)

5. Lịch các ngày nghỉ tại Nhật


6. Tra thời tiết các địa phương Nhật Bản


7. Thông tin du lịch, tìm vé máy bay, đặt vé xe buýt, đặt khách sạn, xem bản đồ, thời gian

http://travel.yahoo.co.jp/:tìm vé máy bay, tour giá rẻ trong và ngoài nước

http://www.japanican.com/index.aspx: tìm tour, khách sạn giá rẻ trong nước

- Xem đường đi, giá vé & thời gian:




- Tra tuyến tàu điện, giá vé



8. Thông tin Việc làm

http://www.peraperaworld.com/teacher/: đăng ký dạy thêm (tìm sinh viên)

https://www.hellowork.go.jp/: tìm việc làm thêm (đây là website hỗ trợ việc làm của Chính phủ Nhật)

9. Trang mua bán đấu giá lớn nhất Nhật Bản (Yahoo! Auction)


10. Báo điện tử tại Nhật



11. Giao lưu bạn bè quốc tế và Nhật Bản, trao đổi ngôn ngữ, từ điển điện tử

- Hiragana Times International Party: http://www.hiraganatimes.com/

(Tokyo, Osaka, có phí)

- Trao đổi ngôn ngữ trên mạng


- Từ điển trực tuyến:

http://www.alc.co.jp/: Anh-Nhật, Nhật-Anh

http://dictionary.goo.ne.jp/: Anh-Nhật, Nhật-Anh, Nhật-Nhật



12. Mua thẻ điện thoại quốc tế gọi về Việt Nam



- Gọi điện thoại quốc tế từ internet (VOIP)


(Trả tiền bằng thẻ tín dụng, cài phần mềm và gọi. Gọi một số nước miễn phí.)

Bạn có thể tìm kiếm hệ thống TOP 800 website hàng đầu tại Nhật Bản qua địa chỉ :

(Nguồn: Sưu tầm)

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Lao động xây dựng ở Nhật Bản có gì khác biệt?

Đi lao động ở Nhật Bản làm xây dựng, hay nói cách khác là đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản làm nghề xây dựng.

Đi đơn hàng xây dựng có tốt không? 
Điều kiện của các lao động làm xây dựng ở Nhật Bản thực tế như thế nào?
Mức lương hàng tháng mà các công nhân làm ngành xây dựng tại Nhật Bản có cao không?
Điều kiện sinh hoạt, chỗ ăn, ở như thế nào?

Đây là những băn khoăn, thắc mắc của hầu hết các bạn muốn đi sang Nhật Bản làm việc, làm xây dựng.

Trong bài viết này, ABC sẽ giải đáp các thắc mắc của các bạn về đi lao động xây dựng tại Nhật Bản.

1. Môi trường sinh hoạt của lao động xây dựng ở Nhật Bản:

Nếu nhìn vào môi trường sinh hoạt của lao động làm xây dựng ở nước ta, thì rõ ràng điều kiện sinh hoạt kém hơn nhiều so với các công việc khác. Làm xây dựng thì lao động đều phải đi theo công trình, mỗi công trình thì ở mỗi khu vực khác nhau, môi trường sinh hoạt thường tạm bợ. Mỗi nhóm lao động thường hay dựng lều tạm bợ, dựng lán tạm ở cạnh công trình, chỗ ăn, ở, ngủ nghỉ là ở tại đây luôn, nhìn vào đây thì ai cũng biết đây là môi trường sinh hoạt không được đảm bảo. Vậy môi trường làm việc của lao động xây dựng ở Nhật Bản có như vậy không?

Môi trường làm việc của lao động xây dựng ở Nhật Bản lại trái lại ngược lại hoàn toàn, với lao động ở công trình xây dựng tại Nhật Bản, họ vẫn làm việc theo thời hành chính như nhân viên văn phòng, tức là làm đúng 8 giờ/ngày, họ được bố trí ký túc xá để ở, ăn, nghỉ ngơi. Khi xí nghiệp chọn nơi ở cho lao động, xí nghiệp luôn luôn phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cơ bản như: Diện tích nhà ở trên đầu mỗi người, điện, nước, gas, điều hòa, máy giặt, tủ lạnh và đi lại,… Nếu thiếu một trong những yếu tố này và làm ảnh hưởng đến đời sống của người lao động tức là xí nghiệp đã không giữ cam kết với nghiệp đoàn và đã vi phạm luật tiếp nhận lao động nước ngoài của Nhật Bản. Ở Nhật Bản thì hầu hết các chủ xí nghiệp đều thực hiện đúng luật lao động, vì vậy điều kiện cơ bản như trên sẽ được đảm bảo.

Hàng ngày, lao động được xe đưa đón đi làm việc đối với các công trường ở cách xa khu ký túc. Tóm lại, lao động làm xây dựng tại Nhật Bản có cuộc sống sinh hoạt và làm việc tách biệt hoàn toàn đối với công trường xây dựng. Không thể có chuyện gộp chung như các lao động làm xây dựng ở các công trường xây dựng ở nước ta.

2. Đảm bảo An toàn của lao động xây dựng:

An toàn lao động luôn là tiêu chí hàng đầu của các chủ sử dụng lao động. Trong luật lao động của Nhật Bản, đảm bảo an toàn lao động được quy định rõ ràng, người Nhật Bản thì luôn luôn tuân thủ pháp luật và thực hiện rất nghiêm túc, không lách luật như ở Việt Nam chúng ta. Do đó an toàn lao động của công nhân làm xây dựng ở Nhật Bản được xếp vào top số 1 trên thế giới.

Các lao động khi sang Nhật Bản làm việc đều được đóng bảo hiểm, đối với mỗi lao động khi gặp tai nạn rủi ro nhất là có liên quan đến tính mạng sẽ được nhận tiền bảo hiểm từ khoảng 2,5-4 tỷ đồng, tùy theo từng trường hợp. Còn nhẹ nhất như gãy chân tay, sẽ được nhận tiền bảo hiểm khoảng 150 đến 300 triệu. Vì các công ty bảo hiểm, cơ quan làm bảo hiểm, luôn luôn kiểm tra nơi làm việc, môi trường làm việc, tình trạng sức khỏe rất nghiêm ngặt, nếu công ty nào vi phạm sẽ bị phạt rất nặng, thậm chí còn bị tước giấy phép hoạt động và người chủ xí nghiệp sẽ bị cấm mở công ty xí nghiệp tiếp, điều này làm cho các ông chủ ở Nhật Bản luôn luôn tạo môi trường tốt nhất cho lao động, vì vậy hầu hết các công ty, xí nghiệp luôn đảm bảo an toàn nhất cho lao động của mình.

3. Khí hậu ủng hộ lao động làm xây dựng ở Nhật Bản:

Một điều khá bất lợi của lao động làm ngành xây dựng là hay phải làm việc ở ngoài trời, tuy vậy ở Nhật không, thời tiết, khí hậu lại ủng hộ cho những ai hay phải làm việc ngoài trời, ở Nhật Bản không có những cái nắng gay gắt như mùa hè ở miền Bắc nước ta, không có những ngày rét buốt như những ngày của mùa đông như nước Việt Nam. Đây là lợi thế lớn nhưng không thể tránh khỏi những ngày mưa tầm tã ở Nhật, Nhưng những ngày mưa to, gió bão thì thông thường các chủ xây dựng ở Nhật luôn cho lao động nghỉ và vẫn trả lương cơ bản, hoặc có thể luân chuyển qua các khâu đoạn khác mà thời tiết không ảnh hưởng đến.

4. Mức thu nhập của các lao động xây dựng tại Nhật Bản:

Đối với các bạn đang có ý định đi lao động tại Nhật Bản làm xây dựng thì chắc hẳn luôn quan tâm đến mức lương mình sẽ nhận được là bao nhiêu, có cao không? Xin trả lời các bạn rằng đối với hợp đồng lao động xây dựng tại Nhật Bản mức lương luôn cao hơn so với các ngành nghề khác, hơn nữa đối với lao động ngành xây dựng luôn được tạo điều kiện cho tăng ca để có thêm thu nhập hoặc hỗ trợ tiền ăn, tiền thuế hay tiền bảo hiểm...

5. Làm xây dựng ở Nhật có quá nặng nhọc, vất vả không?:

Câu nói “muốn kiếm nhiều tiền thì vất vả” vẫn luôn đúng, và cũng không có công việc nào là dễ dàng hay nhẹ nhàng cả, dù các bạn có làm trong nhà máy, làm nông nghiệp, điện tử hay làm xây dựng thì để có thu nhập cao các bạn cũng phải có thời gian làm việc nhiều, nghĩa là phải làm thêm nhiều. Và làm nhiều thì đương nhiên là vất vả, nhưng các điều kiện làm việc ở Nhật Bản thì hầu như tất cả các ngành nghề công việc đều không đòi hỏi phải có sức khỏe cơ bắp nhiều. Công việc cũng không quá khó nhọc, không quá mất sức như lao động phổ thông ở Việt Nam. Vậy làm ngành xây dựng ở Nhật Bản không quá khó nhọc, nặng nề.

6. Người Nhật Bản luôn rất coi trọng  các lao động làm xây dựng:

Xây dựng cơ bản rất quan trọng để nền kinh tế một quốc gia phát triển. Nhật Bản là một đất nước phải chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên như động đất, sóng thần, mà xây dựng không tốt thì làm sao chống đỡ được động đất, vì vậy từ xa xưa người Nhật đã luôn coi trọng, tôn trọng những người mang lại sự an toàn cho tính mạng của mình, nhưng người đó đầu tiên phải kể đến là những người làm trong ngành xây dựng. Các lao động làm ngành xây dựng tại Nhật Bản luôn được tôn trọng và giúp đỡ nhiệt tình. Tại thời điểm này Nhật Bản đang triển khai xây dựng các khu thể thao dành cho Olympic 2020, chính vì vậy Nhật đang rất cần lao động ngành xây dựng. Đây quả là một cơ hội tốt cho những lao động chưa có tay nghề muốn sang Nhật làm việc.

Trên đây là cái nhìn tổng quan về môi trường làm việc của lao động làm ngành xây dựng ở Nhật Bản.

Để biết thêm các thông tin chi tiết về xuất khẩu lao động sang Nhật cũng như các đơn hàng xây dựng các bạn vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẨN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3837. 3888
Hotline: 09. 4567. 3586

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Xuất khẩu lao động tạo dựng tương lai

Theo suy nghĩ của không ít người thì xuất khẩu lao động là cách tăng thu nhập nhanh chóng nhất. Đó cũng chính là lý do mà những năm trở lại đây số lượng người lựa chọn đi xuất khẩu lao động ngày một tăng lên đặc biệt là xuất khẩu lao động đi Nhật.


Theo suy nghĩ của không ít người thì xuất khẩu lao động là cách tăng thu nhập nhanh chóng nhất. Đó cũng chính là lý do mà những năm trở lại đây số lượng người lựa chọn đi xuất khẩu lao động ngày một tăng lên đặc biệt là xuất khẩu lao động đi Nhật Bản.

Bởi lẽ mức thu nhập cho người lao động ở đất nước này cao hơn: Malaysia, Singapore, Đài Loan… Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản là cách để bạn có thể tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai. Tại sao lại vây? 

Đi lao động Nhật Bản sẽ thoát nghèo

Nếu như chỉ làm công nhân ở Việt Nam thì mức lương bạn có được chỉ 3-4 triệu đồng/tháng trong khi đó có đủ khoản tiền bạn phải chi trả. Trong khi nếu như bạn đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản bạn sẽ được hưởng mức lương cao hơn gấp nhiều lần. Từ mức lương  đó bạn không chỉ nuôi sống bản thân, mà còn có tiền để giúp đỡ gia đình.

Tích lũy được số vốn 

Xuất khẩu lao động sang Nhật Bản nếu như chăm chỉ làm việc và biết cách chi tiêu, tiết kiệm thì sau 3 năm trở về chắc chắn bạn sẽ tích lũy được số tiền từ 700 – 900 triệu nếu bạn làm tăng ca thì số tiền dư còn nhiều hơn thế. Từ số vốn có sẵn này sau khi bạn trở về nước là có thể kinh doanh làm ăn, mà không phải lo sẽ thất nghiệp nữa. Đây chính là cách gây dựng tương lai tốt nhất.

Có vốn ngoại ngữ để kiếm tiền

Sau 3 năm sống tại Nhật Bản đảm bảo vốn ngoại ngữ của bạn sẽ tốt hơn rất nhiều đặc biệt là ngôn ngữ nói. Gần đây các doanh nghiệp đầu tư vào Nhật Bản liên tục đầu tư vào thị trường Việt Nam. Với vốn tiếng Nhật đã được tích lũy bạn có thể dễ dàng xin vào công ty Nhật bản trong nước làm việc, thậm chí có không ít người đã trở thành phiên dịch riêng cho người Nhật. Vậy là tương lai bạn đã sáng lạn hơn rất nhiều rồi.

Xuất khẩu lao động Nhật Bản luôn luôn đúng đắn, giúp bạn tạo tiền đề phát triển trong tương lai không chỉ cho bản thân mà cho cả gia đình mình. Ở Việt Nam có không ít bạn trẻ sau khi học xong Đại học, Cao đẳng nhưng không có khả năng xin được việc đã quyết định đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Và sau khi trở về nước với số vốn đã tích lũy được, cùng kiến thức sẵn có đã mở công ty riêng, hay làm những ngành nghề kinh doanh khác nhau. Tự tạo nên một tương lai tươi sáng, mang đến sự thành công  cho mình.

Còn bạn thì sao? Lựa chọn của bạn là gì? Hãy cùng chia sẻ với ABC nhé!




Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2016

Đừng để mất thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản

Để phát triển thị trường lao động Nhật, các biện pháp quản lý hành chính chưa đủ mà còn phụ thuộc nhiều vào sự đổi mới đột phá về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.


  
Những năm gần đây, các làng quê Việt Nam biết đến Nhật Bản nhiều hơn nhờ hoạt động đưa thực tập sinh sang tu nghiệp và thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản mà người dân quen gọi là “đi du học Nhật”.

Chương trình này nhằm mục đích đưa người lao động Việt Nam sang Nhật tiếp thu kỹ năng, nâng cao tay nghề, tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại thông qua công việc thực tế tại Nhật Bản. Nguồn lao động này sẽ trở thành nguồn lao động quý giá của Việt Nam khi Việt Nam đã gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN. Cơ hội người lao động được nhận vào làm trong các công ty Nhật tại Việt Nam cũng rất cao với mức lương không thể gọi là thấp được.
Thế nhưng, gần đây, hoạt động đưa thực tập sinh sang Nhật gặp nhiều vấn đề.

“Căn bệnh mãn tính”

Ngày 18-11-2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) có văn bản số 4732/LĐTBXH-QLLĐNN về việc chấn chỉnh hoạt động đưa thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản (Công văn 4732). Một số “triệu chứng” được ghi nhận là:
(i) Nhiều thực tập sinh Việt Nam phải chịu mức phí quá cao so với quy định và so với mặt bằng chung.
(ii) Nhiều người lao động đăng ký đi thực tập tại Nhật Bản đã phải chịu các chi phí chuẩn bị, nhưng không được đưa đi.
(iii) Nhiều thực tập sinh Việt Nam vi phạm pháp luật Nhật Bản, tỷ lệ thực tập sinh bỏ hợp đồng, ra ngoài làm việc bất hợp pháp tăng so với các năm trước đây.

Thực ra, tình trạng lao động bỏ ra ngoài khi sang đến nước ngoài đã xảy ra ở nhiều thị trường lao động chứ không riêng gì Nhật Bản. Tình trạng này nhiều đến mức một số thị trường lao động uy tín đã nói “không” với lao động của Việt Nam như Hàn Quốc và Đài Loan trong nhiều năm trước. 

Bộ LĐ-TB&XH đã “tìm ra” nguyên nhân chính của tình trạng này. Trước hết là do sự yếu kém của bản thân doanh nghiệp đưa thực tập sinh sang Nhật Bản (doanh nghiệp), như không có đội ngũ cán bộ đủ năng lực, không nắm vững các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và phương thức tổ chức đưa thực tập sinh sang Nhật Bản; đào tạo lao động trước khi đi không đầy đủ theo yêu cầu của thị trường; tuyển chọn thực tập sinh thông qua các khâu trung gian nên không kiểm soát được chất lượng lao động và không quản lý được việc thu tiền của người lao động. Nguyên nhân khác là có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, giảm các quyền lợi của doanh nghiệp và của người lao động để có được hợp đồng. Một lý do điển hình là không quản lý tốt thực tập sinh tại Nhật Bản, không theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh với thực tập sinh.

Trên thực tế, nguyên nhân cơ bản nhất khiến người lao động bỏ ra ngoài làm việc bất hợp pháp là người lao động nghĩ rằng bằng mọi cách phải kiếm đủ tiền chi phí và kiếm thêm ít thu nhập làm vốn trong thời gian nhanh nhất. Doanh nghiệp thì chỉ quan tâm đến chi phí thu được và số lượng lao động được xuất khẩu mà quên mất trách nhiệm của mình sau khi cung cấp lao động.

Siết quản lý nhà nước

Để giữ thị trường tiềm năng này, Bộ LĐTBXH đã đưa ra các điều kiện (để) các doanh nghiệp được đưa thực tập sinh sang Nhật. Đó là: doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong vòng một năm tính đến thời điểm đề nghị đưa thực tập sinh sang Nhật Bản, không có vụ việc phát sinh liên quan tới người lao động mà không giải quyết dứt điểm, để khiếu kiện kéo dài gây ảnh hưởng xấu trong dư luận mới đáp ứng điều kiện đưa thực tập sinh sang Nhật Bản. Cơ sở đào tạo, cán bộ đào tạo và chương trình đào tạo phải tuân theo các quy định pháp luật liên quan. Cán bộ đào tạo tiếng Nhật phải có trình độ N2 trở lên. Một điều kiện quan trọng khác là phải hợp đồng về phái cử và tiếp nhận thực tập sinh với tổ chức tiếp nhận hợp pháp của Nhật Bản.

Bộ LĐ-TB&XH cũng yêu cầu doanh nghiệp được phép thu từ thực tập sinh các khoản phí theo quy định không quá 3.600 đô la Mỹ/người/hợp đồng ba năm; không quá 1.200 đô la Mỹ/ người/hợp đồng một năm và tối đa 5,9 triệu đồng/khóa tiếng Nhật tương ứng với thời lượng khoảng 520 tiết/khóa học.
Vấn đề hợp đồng đưa thực tập sinh sang Nhật Bản với đối tác Nhật Bản được yêu cầu là phải theo mẫu do Tổ chức Jitco quy định và phải có các điều kiện tối thiểu liên quan đến thực tập sinh như: làm việc không vượt quá 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần; trợ cấp đào tạo và thực tập kỹ thuật: 30.000 yen/tháng (đối với trường hợp được cung cấp miễn phí các bữa ăn) và tối thiểu là 50.000 yen/tháng (đối với trường hợp không được cung cấp miễn phí các bữa ăn), thực tập sinh được hưởng lương theo quy định tại Luật Lương tối thiểu của Nhật Bản, phía tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản chi trả vé máy bay khứ hồi cho thực tập sinh tới Nhật Bản và trở về Việt Nam sau khi hoàn thành hợp đồng...

Bộ LĐTBXH cũng đưa ra những biện pháp khác như doanh nghiệp phải định kỳ hàng quí báo cáo đầy đủ cho Cục Quản lý lao động ngoài nước về tình hình lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Doanh nghiệp có tỷ lệ thực tập sinh tại Nhật Bản bỏ hợp đồng trên tổng số thực tập sinh đang thực tập tại Nhật Bản cao hơn 5% sẽ bị tạm đình chỉ đưa thực tập sinh sang Nhật Bản trong thời hạn 90 ngày. Sau thời hạn 90 ngày, nếu doanh nghiệp không giảm được tỷ lệ thực tập sinh bỏ hợp đồng sẽ không được tiếp tục đưa thực tập sinh sang Nhật Bản.

Doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng dịch vụ    

Để phát triển thị trường lao động này, các biện pháp quản lý hành chính chưa đủ mà còn phụ thuộc nhiều vào sự đổi mới đột phá về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.
   
Thế nhưng, để phát triển thị trường lao động này, các biện pháp quản lý hành chính chưa đủ mà còn phụ thuộc nhiều vào sự đổi mới đột phá về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải tuyển chọn nguồn thực tập sinh tốt, thu phí và lệ phí đúng quy định. Việc đào tạo không đơn thuần là kiến thức và kỹ năng theo quy định mà còn phải xoáy sâu vào tinh thần làm việc cần mẫn, tỉ mỉ, trách nhiệm, tinh thần tập thể, ý thức làm việc nhóm đối với từng cá nhân. Nếu thực tập sinh không được trang bị những nhận thức cơ bản này thì khi vào nơi làm việc sẽ bị sốc, rất áp lực về tâm lý và nguy cơ phá vỡ hợp đồng là rất cao.

Khi thực tập sinh sang đến Nhật, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ và có trách nhiệm đồng hành cùng họ. Khi có thực tập sinh trốn ra ngoài bất hợp pháp, doanh nghiệp cần chủ động phối hợp với phía Nhật Bản để có được những biện pháp phù hợp và hình phạt thích đáng nhằm ngăn ngừa tình trạng này trở thành thông lệ.

Để làm tốt được những điều này, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp so với cách làm trước đây. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đã tạo được uy tín trên thị trường Việt Nam và với đối tác Nhật Bản thì số lượng thực tập sinh tăng lên sẽ bù lại khoản chênh lệch này. Điều này cũng thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với khách hàng của mình và góp phần xây dựng một ngành xuất khẩu lao động bền vững.  

(Nguồn: Saigon Time)

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Bài học từ vụ 43 lao động Việt Nam kêu cứu tại Nhật Bản: Không nên đi xuất khẩu lao động tự do

Trong những ngày gần đây, trên các trang báo tràn ngập hình ảnh về điều kiện lao động khổ sai của 43 lao động Việt Nam tại Nhật Bản, đơn kêu cứu của họ đã được gửi đến Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Liên quan đến vụ việc 43 lao động Việt tại Nhật Bản kêu cứu đến Ban Bảo hộ công dân (Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản), ông Tổng Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, Ban Quản lý lao động Việt Nam (thuộc Đại sứ quán Việt Nam) tại Nhật Bản đã thông báo về vụ việc này về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, 43 lao động này đi làm việc tại Nhật Bản thông qua chi nhánh của Công ty Freesia House Corporation (6-8-3 Sotokanda Chiyoda-Ku, Tokyo), có văn phòng tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh theo diện kỹ sư thực hành với thời hạn visa là 1 năm.

Theo thông tin xác nhận của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, những lao động này sang Nhật Bản theo hình thức hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với công ty sử dụng lao động tại Nhật Bản.

Liên quan đến nội dung 43 lao động phản ánh, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản đã có buổi làm việc với công ty sử dụng lao động tại Tokyo, Nhật Bản. Vấn đề mấu chốt trong vụ việc là công ty sử dụng lao động tại Nhật Bản không thực hiện đúng hợp đồng đã ký về các điều kiện làm việc và ăn ở.

Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản sẽ tới nhà máy tại Iwate, nơi những lao động này đang làm việc để xác minh, làm rõ các điều kiện làm việc và ăn ở thực tế của người lao động để có cơ sở yêu cầu công ty sử dụng lao động thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký, đảm bảo điều kiện làm việc và ăn ở cho người lao động.

Trước đó, 43 người Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản vừa làm đơn cầu cứu, gửi đến Ban Bảo hộ công dân (Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản). Theo đơn trình bày, những lao động này qua Nhật với diện kỹ sư theo sự tuyển chọn trực tiếp từ một công ty con của Freesia House Corporation (6-8-3 Sotokanda Chiyoda-Ku, Tokyo).

Thực tế, họ chỉ là lao động tay chân được lách luật để đưa sang với mức lương quảng cáo trên mạng là 30 triệu sau khi trừ hết các khoản chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên khi đến Nhật Bản, mọi việc khác hẳn, họ được chuyển về tỉnh Iwate - nằm ở miền Bắc nước Nhật, làm việc tại công ty Seinan.

Mỗi tháng 43 lao động này phải trả 39.000 yen/người tiền thuê nhà và 8.000 yen tiền điện nước (tổng cộng gần 10 triệu đồng), bị trừ trực tiếp khi công ty chuyển lương vào tài khoản ngân hàng. Số tiền trả gần 10 triệu đồng như vậy nhưng họ chỉ được ở 9 người/phòng 25m2, với điều kiện sống rất tệ.

Các lao động còn tố cáo, bữa trưa cũng phải đóng tiền nhưng công ty chỉ trích ra khoảng 60% để mua thức ăn. Đặc biệt, hầu hết các bữa thường chỉ có rau, và 43 người cũng chỉ được phép nấu gần 4 kg gạo/bữa. Ngoài ra, họ còn không được bảo hộ lao động trong môi trường làm việc độc hại. Hàng ngày, 43 lao động bị buộc phải thức dậy lúc 5 giờ 30 để tập thể dục, kể cả trong điều kiện thời tiết xấu, tuyết rơi dày và đến gần 23 giờ mới được tự do làm việc cá nhân.

(Nguồn ảnh: Lê Nguyễn Hương Trà)

Hiện nay, phần lớn thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ năng tại Nhật thông qua các doanh nghiệp phái cử đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước giới thiệu với Tổ chức hợp tác và đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO). Theo kênh phái cử này, các doanh nghiệp phái cử phối hợp với các nghiệp đoàn tiếp nhận của Nhật Bản tiến hành tuyển chọn tu nghiệp sinh sau đó tổ chức đào tạo tiếng Nhật và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho tu nghiệp sinh trước khi đưa sang tu nghiệp tại Nhật Bản.

Đến nay Cục quản lý lao động ngoài nước đã giới thiệu với JITCO 203 doanh nghiệp phái cử đủ điều kiện để thực hiện chương trình này.

Ông Tổng Hải Nam cũng khuyến cáo: “Để đảm bảo người lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo kênh an toàn, hợp pháp, tránh tình trạng bị các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài lừa đảo, chúng tôi đã rất nhiều lần khuyến cáo người lao động cần phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thông qua bất kỳ tổ chức nào.”

Như vậy, với sự việc này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với những người có mong muốn được đi xuất khẩu lao động, không nên tin theo những lời quảng cáo, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra các quyết định đi làm việc tại nước ngoài và quan trọng nhất là tìm được một công ty tư vấn uy tín. Khi đi xuất khẩu lao động theo các công ty bạn sẽ được đảm bảo quyền lợi theo đúng hợp đồng mà các bạn đã ký kết, cũng như sẽ giúp các bạn giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc tại Nhật Bản với phía đối tác.

Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC với tôn chỉ kinh doanh sự tin tưởng của khách hàng chính là động lực cho sự phát triển của công ty. ABC luôn đồng hành cùng người lao động trên mọi chặng đường.

Mọi khó khăn, thắc mắc về xuất khẩu lao động Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3837. 3888

Hotline: 09. 4567. 3586

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016

Danh sách các bệnh viện đủ điều kiện khám sức khoẻ đi xuất khẩu lao động


Để đạt tiêu chuẩn đi làm việc tại nước ngoài, ngoài những yêu cầu về kỹ năng công việc thì ứng viên cần đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bệnh viện nào cũng có đủ chức năng, tiêu chuẩn để khám và chứng nhận sức khỏe cho lao động trước khi xuất cảnh. Dưới đây là danh sách những Bệnh viện đủ tiêu chuẩn trong việc khám và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ y tế.


Bệnh viện đủ tiêu chuẩn của bộ y tế khám chung cho tất cả các thị trường trừ Đài Loan


1. Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang
2. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
3. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh
4. Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu (TP.Bến Tre)
5. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định
6. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận
7. Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ
8. Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng
9. Bệnh viện Đà Nẵng
10. Bệnh viện Đa khoa Đắc Lắc
11. Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên
12. Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp
13. Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai
14. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam
15. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
16. Bệnh viện E (Hà Nội)
17. Bệnh viện Bưu điện (Hà Nội)
18. Bệnh viện GTVT I (Hà Nội)
19. Trung tâm y tế xây dựng (Hà Nội)
20. Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An (Hà Nội)
21. Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn (Hà Nội)
22. Trung tâm y tế Dệt may (Hà Nội)
23. Bệnh viện đa khoa Saint Paul (Hà Nội)
24. Bệnh viện Nông nghiệp (Hà Nội)
25. Bệnh viện Hồng Ngọc (Hà Nội)
26. Bệnh viện đa khoa tư nhân Thăng Long (Hà Nội)
27. Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội)
28. Bệnh viện Bắc Thăng Long (Hà Nội)
29. Bệnh viện Đức Giang (Hà Nội)
30. Bệnh viện 354, Bộ Quốc phòng (Hà Nội)
31. Bệnh viện 19-8, Bộ Công an (Hà Nội)
32. Bệnh viện Hữu nghị (Hà Nội)
33. Bệnh viện tỉnh Hà Tây (Hà Nội)
34. Bệnh viện khu vực Sơn Tây (Hà Nội)
35. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
36. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương
37. Bệnh viện Viêt Tiệp (Hải Phòng)
38. Bệnh viện Kiến An (Hải Phòng)
39. Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình
40. Bệnh viện TW Huế
41. Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa
42. Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang
43. Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn
44. Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định
45. Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An
46. Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình
47. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
48. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam
49. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi
50. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh
51. Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
52. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng
53. Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La
54. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
55. Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên
56. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên
57. Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
58. Bệnh viện đa khoa Hợp Lực (Thanh Hóa)
59. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh)
60. Bệnh Viện Thống nhất (TP.Hồ Chí Minh)
61. Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP.Hồ Chí Minh)
62. Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.Hồ Chí Minh)
63. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.Hồ Chí Minh)
64. Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP.Hồ Chí Minh)
65. Bệnh viện An Bình (TP.Hồ Chí Minh)
66. Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh)
67. Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP.Hồ Chí Minh)
68. Bệnh viện 30-4 (TP.Hồ Chí Minh)
69. Bệnh viện bưu điện II (TP.Hồ Chí Minh)
70. Bệnh viện đa khoa Phú Thọ (TP.Hồ Chí Minh)
71. Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
72. Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh
73. Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang
74. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc
75. Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái

Bệnh viện được khám và chứng nhận sức khoẻ cho tất cả các thị trường bao gồm cả thị trường Đài Loan.

1. Bệnh Viện Thống nhất (TP.Hồ Chí Minh)
2. Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.Hồ Chí Minh)
3. Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội)
4. Bệnh viện đa khoa tư nhân Tràng An (Hà Nội)
5. Bệnh viện Giao thông vận tải 1 (Hà Nội)

6. Bệnh viện Trung ương Huế

Xuất khẩu lao động Nhật Bản - Sự lựa chọn đúng đắn

Hiện nay, cứ mỗi năm lại có thêm khoảng gần một  triệu người Việt Nam đến tuổi lao động. Cùng với những lao động đã và đang công tác tạo nên một lực lượng lao động lớn trong thị trường việc làm trong nước.

Trong tổng số lao động đang làm việc thì phần đông số đó là học phải làm những việc bấp bênh với tiền công và điều kiện làm việc nghèo nàn, lạc hậu. Cùng lúc đó, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh, các ngành nghề phát triển với nhiều công nghệ hiện đại tiên tiến. Nhu cầu lao động tại Nhật Bản ngày càng nhiều và vì thế mà xuất khẩu lao động Nhật Bản có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.



Vậy tại sao chúng tôi lại khẳng định rằng đó là lựa chọn đúng đắn cho bạn? Bạn sẽ hiểu rõ hơn qua những thông tin chúng tôi chia sẻ dưới đây:

Đầu tiên, bạn phải hiểu được rằng, với thị trường hiện tại, nếu bằng cấp của bạn là trung bình thì sẽ rất khó để bạn tìm được việc đáp ứng mức lương mà bạn mong muốn. Hoặc giả là có công việc lương cao nhưng chắc chắn sẽ không phải chuyên ngành bạn học. Vậy thì chẳng phải 4-5 năm học đại học coi như là vô ích sao?

Và dĩ nhiên thị trường trong nước không được thì chúng ta phải tìm kiếm nhiều hơn ở thị trường nước ngoài nhất là Nhật Bản. Nhà nước Nhật có rất nhiều những chính sách ưu đãi cho người lao động. Tại đây thì quyền lợi của người lao động được hưởng gần như là tối đa và mức lương thì ưu đãi hơn hết.

Không chỉ thế, họ còn có chương trình du học nhật bản vừa học vừa làm rất đa dạng, phong phú. Với hệ thống chương trình này, bạn là người lao động nhưng cũng đồng thời là người du học. Tại sao lại nói như vậy?

Thường thì ai cũng nghĩ rằng những người du học thì chỉ là những học sinh, sinh viên. Nhưng ít ai biết đến những cử nhân ra trường, những người lao động cũng là những du học sinh. Vì lý do đơn giản hơn hết là tại Nhật họ sẽ được áp dụng những khóa học đào tạo ngành nghề chuyên sâu của họ.

Điều này là rất tốt bởi ai cũng biết học thì đi đôi với hành. Vừa học vừa thực hành sẽ làm tăng hiểu biết, tăng kinh nghiệm làm việc hơn. Các tiêu chuẩn tuyển chọn của bất kỳ công ty nào tại Việt Nam cũng có tiêu chuẩn yêu cầu 1 đến 2 năm kinh nghiệm làm việc thì mới được tuyển chọn.

Vậy nên học và thực hành tại Nhật sẽ giúp bạn có điều kiện tốt hơn khi trở về nước. bạn sẽ không còn lo ngại vấn đề làm tại đâu, ở đâu lương cao, và phải xin việc như thế nào hay liệu bạn có được làm công việc đúng ngành đúng nghề.

Vì tất cả nhưng điều trên mà khi xuất khẩu lao động trở về bạn sẽ là người có trong tay dù chưa phải là tất cả nhưng đã là hầu hết. Do đó mà chúng tôi tin và khẳng định rằng xuất khẩu lao động Nhật bản – lựa chọn đúng đắn của tương lai.

Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với các bạn và chúc các bạn thành công với những sự lựa chọn của mình.

Mọi thắc mắc các bạn xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 074.3837.3888


Hotline: 09. 4567. 3586

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Thông báo tuyển 15 nữ đi đơn hàng giặt là tại Hyogo

 Trong tháng 3/2016, Công ty Cổ phần Phát triến Nguồn nhân lực ABC cần tuyển 15 nữ đi đơn hàng đi đơn hàng giặt là tại Hyogo, Nhật Bản.





THÔNG BÁO
TUYỂN CHỌN 15 NỮ ĐI ĐƠN HÀNG GIẶT LÀ TẠI HYOGO, NHẬT BẢN
 THÁNG 03/2016


1.NỘI DUNG TUYỂN CHỌN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

- Số lượng tham gia/ số lượng tiếp nhận: 15/05

- Nơi làm việc của lao động: Hyogo

- Xí nghiệp tiếp nhận: MLS

- Ngành nghề: Giặt là

- Công việc cụ thể: Giặt là

- Thời gian hợp đồng: 01 năm

- Hạn nộp hồ sơ: 15/03/2016

- Dự kiến thi tuyển: 23/03/2016

- Nhập cảnh dự kiến: Tháng 10/2016 

2. ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG

 - Giới tính: Nữ

- Chiều cao/ cân nặng yêu cầu: 150/40 trở lên

- Độ tuổi: từ 20 đến 35 tuổi

- Tình trạng hôn nhân: Không yêu cầu

- Tay thuận: Không yêu cầu

- Thị lực: Tốt

- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp THPT

- Yêu cầu tay nghề: Không

- Yêu cầu kinh nghiệm làm việc: Không

- Yêu cầu sức khoẻ:  Sức khoẻ tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm, không viêm gan B,...

- Yêu cầu khác: nhanh nhẹn, hoạt bát, ngoan ngoãn, có khả năng học tiếng Nhật tốt.

Lưu ý: Ưu tiên các sinh viên các trường ( sinh viên năm ba đặt cọc 500 usd, năm hai trở lại đặt cọc 1000 usd)


3. QUY TRÌNH THAM GIA THI TUYỂN

 - Bước 1: Ứng viên có nguyện vọng tham gia được tư vấn chi tiết tại văn phòng công ty, nếu đáp ứng được yêu cầu từ phía công ty và xí nghiệp sẽ được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

- Bước 2: Công ty hướng dẫn người lao động đi khám sức khỏe (bắt buộc khám tại bệnh viện chỉ định)

- Bước 3: Sức khỏe đã đảm bảo + nộp hồ sơ + đặt cọc thi tuyển + nhập học tại trung tâm đào tạo

- Bước 4: Công ty đào tạo tiếng + sơ tuyển +  hướng dẫn thi tuyển

- Bước 5: Thi tuyển trực tiếp với chủ xí nghiệp Nhật Bản + ký hợp đồng lao động

4. CHẾ ĐỘ PHÚC LỢI – LƯƠNG THƯỞNG

- Lương: Theo luật lao động Nhật Bản (khoảng 130.000 Yên). (Lương đã trừ thuế, bảo hiểm)

- Trợ cấp tháng đầu: 2 man. Được sắp xếp bố trí chỗ ở và trang thiết bị sịnh hoạt khác. Lao động tự thanh toán tiền ăn, ở, nhà, bảo hiểm và thuế thu nhập.

- Vé máy bay: Xí nghiệp thanh toán 02 chiều.

- Tăng ca: Có (nghiệp đoàn hỗ trợ đàm phán tăng ca cho người lao động)

- Báo hiểm: Y tế, hưu trí, lao động theo quy định Pháp luật Nhật Bản

- Giờ làm việc: 7,5 giờ

- Ngày nghỉ: Thứ 7, chủ nhật hàng tuần, lễ tết theo Lịch Nhật Bản (làm thêm nếu có mong muốn)

- Tăng lương + thưởng: Đàm phán cụ thể khi phỏng vấn

5. LIÊN HỆ:


Địa chỉ: Số 79 Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04 3837 3888

Hotline: 09. 4567. 3586 (Mr Trung)

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Thủ tục thay đổi Visa cư trú sang Visa lao động tại Nhật Bản

Người nước ngoài vào Nhật Bản cần phải xin visa cư trú ( có tất cả 27 loại visa cư trú ) thì mới được phép nhập cảnh và sinh sống tại Nhật được. Người nước ngoài có visa cư trú tại Nhật Bản chỉ được phép hoạt động trong phạm vi quy định cho mỗi loại visa cư trú. Vì vậy, khi bạn đi làm thì bạn phải làm thủ tục đổi visa, chuyển từ visa du học sang visa lao động (theo ngành nghề là "Kỹ thuật" hoặc "Trí thức nhân văn/Nghiệp vụ quốc tế"...).



Về nguyên tắc, người nước ngoài phải đích thân đi đến Cục quản lý xuất nhập cảnh (hoặc chi nhánh) gần nhất để làm thủ tục đổi visa từ visa du học sang visa lao dộng. Khi đi cần mang theo những giấy tờ sau:

Giấy tờ do cá nhân chuẩn bị

・Hộ chiếu cá nhân (hoặc giấy chứng nhận nhập cảnh) và Thẻ cư trú
Bạn cần lưu ý thời hạn của hộ chiếu. Bạn có thể dùng Thẻ ngoại kiều thay cho Thẻ cư trú.
・Đơn xin thay đổi visa cư trú
Mẫu đơn tùy thuộc vào từng loại visa. Bạn sử dụng một trong những mẫu sau tùy vào ngành nghề của bạn :
Mẫu N: "Nghiên cứu", "Kỹ thuật", "Trí thức nhân văn/Nghiệp vụ quốc tế", "Kỹ năng", "Hoạt động đặc thù", Mẫu M: "Đầu tư kinh doanh", Mẫu I: "Giảng dạy", "Giáo dục", Mẫu U: những ngành nghề khác

Bạn có thể xin mẫu đơn đăng ký tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc có thể tải về từ website của Bộ Tư Pháp.

Bạn cũng có thể dùng bản copy. 

Bạn chuẩn bị ảnh chứng minh 3cm×4cm để dán vào đơn đăng ký.

・Giấy giải trình lý do xin visa

Không bắt buộc phải nộp giấy này, tuy nhiên nếu bạn nộp thì sẽ tạo thêm cơ sở để cán bộ xét duyệt hồ sơ xem xét đánh giá. Bạn có thể trình bày lý do tại sao bạn quyết định đi làm, công việc sắp tới có liên quan gì đến ngành học bạn đã học trong trường đại học…Bạn có thể viết theo mẫu tùy ý.

Giấy tờ nhận từ công ty

・Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty

Bạn hãy xin công ty cấp cho bạn Giấy đăng ký kinh doanh của công ty. Tại thời điểm làm thủ tục visa, giấy này phải được phát hành chưa quá 3 tháng.

・Bản sao hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là hợp đồng ký giữa bạn và công ty tuyển dụng bạn. Bạn cũng có thể dùng bản copy của bản Quyết định bổ nhiệm hoặc Giấy thông báo trúng tuyển. Tuy nhiên nội dung các giấy này phải ghi rõ điều kiện làm việc, ví dụ như thời hạn hợp đồng, địa điểm làm việc, nội dung công việc, thời gian làm việc, lương thưởng...

・Bản sao Báo cáo quyết toán

Báo cáo quyết toán là Bảng cân đối kế toán và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh được lập tại thời điểm quyết toán sau khi năm tài khóa kết thúc. Bạn hãy xin công ty bản báo cáo của năm gần nhất. Nếu là công ty mới thành lập chưa có báo cáo quyết toán thì có thể thay bằng bản kế hoạch kinh doanh trong 1 năm tới.

・Bản sao Bảng kê các khoản khấu trừ thuế thu nhập trong 1 năm.

Giấy này được các công ty nộp cho cục thuế vào dịp tháng 1 hàng năm. Bạn có thể dùng bản sao nhưng chú ý là phải có dấu của cơ quan thuế.

Trong trường hợp bạn được tuyển vào làm tại công ty mới thành lập, hãy xin bản sao giấy đăng ký thành lập văn phòng có trả lương, hoặc bản sao bảng kê các khoản các khoản thuế thu nhập đối với thu nhập từ lương hoặc trợ cấp thôi việc trong 3 tháng gần nhất.

・Tài liệu giới thiệu về công ty

Bạn hãy nộp tài liệu giới thiệu về công ty (brochure) nếu có. Hoặc bạn cũng có thể in các thông tin giới thiệu công ty từ trang web. Các thông tin cần thiết bao gồm: tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, quá trình phát triển, vốn điều lệ, thành viên hội đồng quản trị, bộ máy nhân sự, tổng số nhân viên, số nhân viên người nước ngoài, doanh thu hàng năm, các ngành nghề kinh doanh (danh sách các đối tác chính).

・Bản giải trình lý do tuyển dụng

 Tài liệu này giải thích lý do và tính cần thiết của việc tuyển dụng, mô tả chi tiết nội dung công việc. Bạn không bắt buộc phải nộp tài liệu này, tuy nhiên nếu có thì sẽ là một dữ liệu để người xét duyệt hồ sơ tham khảo. Không có quy định bắt buộc nào về form mẫu.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bạn có thể được miễn nộp các giấy tờ sau: giấy đăng ký kinh doanh, báo cáo quyết toán, bảng kê các khoản khấu trừ thuế thu nhập, tài liệu giới thiệu công ty. Hoặc cũng có thể bạn sẽ được yêu cầu bổ sung thêm một số tài liệu tham khảo khác.

 Hồ sơ do nhà trường cấp

・Giấy chứng nhận tốt nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận khả năng tốt nghiệp)

 Bạn cần có bản gốc do trường đại học của bạn cấp cho. Nếu là học sinh trường chuyên môn thì bạn cần giấy chứng nhận học vị chuyên môn.

 Có thể tại thời điểm làm thủ tục xin đổi visa, nhà trường chưa thể cấp ngay giấy chứng nhận tốt nghiệp cho bạn được, trong trường hợp đó bạn xin nhà trường cấp cho giấy chứng nhận khả năng tốt nghiệp và đem nộp giấy này. Sau đó, khi nào nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp thì bạn nộp bổ sung. Để học sinh tốt nghiệp đại học có thể đi làm từ tháng 4, thủ tục xin đổi visa được phép bắt đầu từ 3 tháng trước tức là từ tháng 1.

Nếu hồ sơ giấy tờ bằng tiếng nước ngoài thì bạn phải đính kèm bản dịch (tiếng Nhật). Và bạn cần lưu ý là hồ sơ nộp lên cục xuất nhập cảnh sẽ không được trả lại. Nếu bạn cần nhận lại bản gốc của một giấy tờ nào đó thì khi nộp bạn phải đề xuất yêu cầu của mình với người tiếp nhận hồ sơ. Trong trường hợp này, bạn đừng quên chuẩn bị sẵn bản photocopy để nộp cùng bản gốc.

Thẩm duyệt hồ sơ của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh

Đầu tiên, người ta sẽ xem xét xem tư cách lưu trú của bạn ứng với loại visa nào (visa kỹ thuật hay visa trí thức nhân văn/nghiệp vụ quốc tế…) dựa trên quá trình làm việc và nội dung công việc của bạn tại nơi làm việc.

Và người ta sẽ kiểm tra xem bạn là người có kiến thức/kỹ thuật hay không dựa vào trình độ học vấn (chuyên môn, nội dung nghiên cứu…) và lý lịch của bạn.

Liệu kiến thức/kỹ thuật của bạn có thể ứng dụng vào công việc bạn định làm hay không.

Lương bổng đãi ngộ dành cho bạn đã hợp lý hay chưa, quy mô/doanh thu của công ty đã đủ lớn để bạn có thể làm việc ổn định lâu dài cho công ty hay không.  

Thêm nữa, người ta sẽ xét xem trên thực tế bạn có cơ hội để phát triển nghề nghiệp của mình hay không.

Người ta sẽ không trả kết quả xét duyệt luôn trong ngày mà sẽ gửi thông báo qua đường bưu điện cho bạn sau.

Visa lao động

Sau khi qua được quy trình xét duyệt nêu trên, bạn sẽ được cấp visa phù hợp với nội dung công việc của bạn. Theo quy định của luật xuất nhập cảnh, lệ phí đổi visa là 4000 Yên. (Bạn mua tem trị giá 4000 Yên rồi dán vào giấy nộp lệ phí).

(Nguồn: Tổng hợp)

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Lưu ý: Một số câu hỏi phỏng vấn của Cục xuất nhập cảnh

Thời điểm này cục xuất nhập cảnh Nhật Bản đang chuẩn bị gọi check thông tin (phỏng vấn du học nhật) du học sinh và người bảo lãnh. Ngoài ra nơi làm việc của người bảo lãnh, nơi học tiếng Nhật của du học sinh cũng có thể bị check thông tin. Dưới dây là một số kinh nghiệm, gợi ý và một số mẫu câu phỏng vấn phổ biến, xin chia sẻ để các bạn lưu ý.

MỘT SỐ LƯU Ý PHỎNG VẤN DU HỌC

Thời gian cục kiểm tra: trong giờ hành chính từ 9h đến 18h hằng ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (ngày thứ bẩy, chủ nhật và lịch đỏ – người Nhật được nghỉ).

Khi nhận được điện thoại từ nước ngoài, đầu 0081, +81 hoặc không hiển thị số bạn cần nhanh chóng di chuyển tới nơi có sóng điện thoại tốt nhất và yên tĩnh để trả lời điện thoại. Nếu là điện thoại cố định, đương nhiên bạn phải nhắc nhở mọi người xung quanh giữ trật tự – nếu cần.

Trong trường hợp bạn đang ở nơi ồn ào, nơi có sóng điện thoại yếu, bạn có thể nói với đầu dây bên kia là gọi lại sau vì đang không tiện nghe máy vì ồn, vì đang họp hoặc không an toàn khi đang tham gia giao thông.

Tuyệt đối không được trả lời một cách chắc chắn những câu hỏi mà mình thấy không nhớ rõ thông tin. Bạn có thể nói: “tôi không nhớ chính xác, vui lòng chờ tôi kiểm tra lại rồi xác nhận với anh/chị.” Tất nhiên phải là những thông tin mà bạn có thể quên (chẳng hạn ngày tốt nghiệp của con bạn).

Tuyệt đối không được hỏi, nói chuyện với người bên ngoài khi đang trả lời phỏng vấn. Ngược lại mọi người xung quanh tuyệt đối không được nhắc người đang bị phỏng vấn.

NGƯỜI BẢO LÃNH CHÚ Ý CÁC THÔNG TIN SAU

Họ và tên người bảo lãnh.
Ngày tháng năm sinh người bảo lãnh.
Quan hệ với người được bảo lãnh – du học sinh.
Trong gia đình có bao nhiêu người, tên và công việc từng người.
Địa chỉ hiện tại đang ở, có ai đang sống cùng ở đó.
Công việc hiện tại làm gì, ở đơn vị nào, địa chỉ ở đâu.
Thu nhập 1 tháng bao nhiêu, đây là câu hỏi xoáy, bạn có thể xác nhận lại “Bạn muốn hỏi thu nhập của tôi trong năm nào?”. Từ đó bạn nhớ lại bảng xác nhận thu nhập năm đó, chia cho 12 tháng rồi nói một con số khoảng…, sao cho mức chênh lệch không quá 1 triệu.

Nếu gia đình làm kinh doanh tự do thì cần xác nhận lại về: mặt hàng kinh doanh chủ yếu là gì, mức thu nhập hằng năm bao nhiêu. Vốn đầu tư bao nhiêu, thời gian kinh doanh được bao lâu rồi, số và ngày tháng cấp giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế cá nhân …

Nếu gia đình làm trang trại, nông nghiệp thì người bảo lãnh cần chú ý trả lời đúng: trang trại nuôi con gì, trồng cây gì, sản lượng hằng năm bao nhiêu, doanh thu đạt được mức nào? Ngoài ra, bạn cũng cần trả lời được trang trại rộng bao nhiêu, nếu có giấy phép mở trang trại bạn cần cung cấp số, ngày cấp giấy phép.

Sổ tiết kiệm có bao nhiêu tiền định dành cho con đi du học, tài khoản mở tại ngân hàng nào, địa chỉ ở đâu. Ngày mãn hạn sổ tiết kiêm là ngày nào?

Những mốc thời gian quan trọng của gia đình hay của người bảo lãnh. Đối với người đi làm công ty thì phải biết tên giám đốc, tên trưởng phòng, nhân viên hay những người đồng nghiệp.

DU HỌC SINH CHÚ Ý CÁC THÔNG TIN SAU

Họ và tên, ngày tháng năm sinh.
Gia đình có bao nhiêu người, ngày tháng năm sinh, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp.
Nơi ở hiện nay, quê quán.
Tốt nghiệp cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học trường nào, ngày tháng năm nào?
Tên giáo viên chủ nhiệm, hiệu trưởng trường cấp 3, trung cấp, cao đẳng, đại học là gì?
Học tiếng Nhật ở đâu? trong khoảng thời gian nào? học đến bài nào và đã thi được chứng chỉ gì rồi?
Trường Nhật ngữ đang đăng ký xin học là trường gì? địa chỉ trường ở đâu?
Lý do du học của em là gì? được viết tay hay đánh máy?
Nguyện vọng học tập của em là gì? Mong muốn học về chuyên ngành gì tiếp theo?
Vào học cấp 1 từ năm nào? (có thể có những trường hợp đi học muộn).
Thời gian trống (không đi học) em đã làm gì, ở đâu, công việc thế nào… Trong trường hợp bạn đi làm ở một công ty nào đó thì phải thuộc đủ mọi thông tin về công ty mà mình đã làm việc: Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, tên giám đốc, tên trưởng phòng, công ty làm gì, bạn làm gì, tên đồng nghiệp là gì, công ty đó giờ còn hoạt động không…





Mọi thông tin chi tiết và các thắc mắc xin vui lòng gửi về địa chỉ

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3837. 3888
Hotline: 09. 4567. 3586

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Nữ giới nên chọn ngành nào khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 2016 ???

Theo như báo cáo của Cục Quản lý lao động nước ngoài thì số lượng lao động nữ xuất khẩu chiếm đến 1/3 tổng số lao động xuất khẩu của nước ta. Hiện tại thì con số này vẫn tiếp tục tăng lên và ngày càng có nhiều người chọn xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.

Tuy nhiên, phần lớn nữ giới xuất khẩu lao động lại là những người ở khu vực miền núi, nông thôn chưa có nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, chưa có trình độ nên việc gặp phải khó khăn và rủi ro là rất cao. Vì vậy, việc lực chọn ngành nghề phù hợp trước khi xuất khẩu lao động là rất cần thiết cho phái nữ.



Công việc này chủ yếu là trồng rau, trồng hoa, củ, quả… Đây là công việc phù hợp nhất với thói quen lao động ở Việt Nam. Do đó nên khi sang Nhật các lao động nữ thường làm quen rất nhanh với công việc. So với các công việc khác thì làm nông nghiệp có phần nhẹ nhàng hơn nên được đông đảo các bạn nữ lựa chọn.




Đây là công việc khá an toàn, thường làm việc trong nhà hoặc công xưởng, môi trường tốt, phù hợp với các bạn nữ. Công việc thường là làm cơm hộp, chế biến thủy sản hay bánh mỳ… từ phía các đối tác Nhật Bản.

3/ May mặc



Lao động Việt Nam luôn được đánh giá là khéo léo và chăm chỉ. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nổi tiếng với nền công nghiệp may mặc, vì vậy các xí nghiệp Nhật rất ưa chuộng việc tuyển dụng lao động nữ ở Việt Nam làm trong ngành may mặc. Nhiều lao động chia sẻ đây không phải là công việc nặng nhọc mà mức thu nhập cũng tương đối khá lại thường xuyên có thu nhập thêm do tăng ca, nhất là vào mùa đông.

4/ Lắp ráp linh kiện điện tử


Đây là công việc đòi hỏi trình độ cao hơn và phù hợp với những bạn chịu được áp lực công việc, tuy nhiên mức thu nhập lại tương đối cao. Công việc thường là lắp ráp các linh kiện điện từ theo dây chuyền, làm việc trong xưởng, nhà máy. Hơn nữa khi bạn hết hạn hợp đồng về nước bạn hoàn toàn có thể xin vào các công ty điện tử của Nhật tại Việt Nam hoặc các công ty liên doanh, vì bạn đã có kinh nghiệm làm việc tại Nhật trong một thời gian.

Trên đây là những công việc được các lao động nữ lựa chọn nhiều nhất. Các bạn hãy tham khảo và lựa chọn cho mình một công việc phù hợp với khả năng, tính cách và trình độ để có thể hòa nhập tốt hơn.

Mọi thắc mắc của các bạn xin vui lòng gửi về:

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04. 3837. 3888
Hotline: 09. 4567. 3586