Nhiều dấu hiệu cho thấy đồng Yên của Nhật Bản sẽ “qua mặt” đồng USD để trở thành ngôi sao trên thị trường tài chính thế giới trong năm 2016. Và điều này tác động như thế nào tới xuất khẩu lao động Việt Nam?
Các chiến lược gia của Morgan Stanley nhận định rằng trong năm 2016, giá trị đồng Yên sẽ ở mức 5,3 nghìn tỷ USD/ngày.
Dựa vào những nghiên cứu của mình, các chiến lược gia của Morgan Stanley nhận định rằng trong năm 2016, giá trị đồng Yên sẽ ở mức 5,3 nghìn tỷ USD/ngày. Đây có thể xem là một con số kỷ lục trong bối cảnh hầu hết các đồng tiền khác đều được dự báo sẽ mất giá trong năm 2016.
Sẽ đánh bại USD?
Theo Bloomberg, Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo đồng yên Nhật sẽ tăng đến mức 115 yên đổi 1 USD vào cuối năm 2016. Điều này có vẻ như trái ngược hoàn toàn với công bố mới đây Ngân hàng Trung ương Trung Quốc khi đưa ra một chỉ số mới gồm 13 đồng tiền làm thước đo tỷ giá cho đồng NDT, theo đó, đồng Yên của Nhật Bản được cho là sẽ mất giá thứ hai chỉ sau đồng Rupee của Ấn Độ.
Tuy nhiên, theo dự báo của Morgan Stanley, đồng nội tệ Nhật Bản sẽ mạnh lên 115 JPY/USD vào cuối năm 2016, trái ngược với dự đoán yên giảm xuống 126 JPY/USD của các nhà kinh tế học trong khảo sát Bloomberg và cũng trái ngược với dự đoán trước kia của chính ngân hàng này khi cho rằng yên sẽ giảm xuống 125 JPY/USD vào cuối năm 2016.
Cũng theo hãng tin Bloomberg, chỉ riêng việc chấm dứt đợt sụt giá đến 40% so với USD trong vòng 4 năm qua, đã chứng tỏ giá trị của đồng Yên so với USD. Điều này cũng chứng minh rằng Yên có thể sẽ đánh bại các đồng tiền khác để trở thành “ ngôi vương”.
Một vấn đề khác nữa là tăng trưởng thặng dư tài khoản vãng lai sẽ khiến Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) bớt khả năng làm suy yếu tỷ giá thông qua gói kích thích tiền tệ, thay vào đó, Tokyo sẽ ngày càng dựa nhiều vào chi tiêu và cải cách để thúc đẩy nền kinh tế.
Con “dao hai lưỡi”
Việc đồng Yên mạnh lên xét ở góc độ kinh tế rõ ràng là dấu hiệu cho thấy kinh tế Nhật Bản bắt đầu hồi phục. Sau những chỉ trích mạnh mẽ về chính sách Abenomic của Thủ tướng Abe. Rằng Abenomic không những không làm lực đẩy cho nền kinh tế mà thậm chí còn kéo theo nền kinh tế suy thoái. Trước đó, người ta cũng cho rằng khả năng BOJ sẽ phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tuy nhiên, đến nay Tokyo vẫn giữ vững lập trường và không hành động.
Mới đây, Nhật Bản đã tuyên bố rằng GDP trong quý III của nước này đã tăng 1% chứ không phải giảm 0,8% như thông báo trước đó. Như vậy, rõ ràng nền kinh tế Nhật không hề rơi vào suy thoái như nhiều nhận định trước đó. Chính những dấu hiệu hồi phục kinh tế này khiến Thủ tướng Abe tỏ ra quyết tâm hơn trong chính sách Abenomic của mình, theo đó sẽ đẩy mạnh mua trái phiếu chính phủ, tái cấu trúc nền kinh tế và chính sách nới lỏng tiền tệ.
Việc đồng Yên mạnh lên xét ở góc độ kinh tế rõ ràng là dấu hiệu cho thấy kinh tế Nhật Bản bắt đầu hồi phục. Sau những chỉ trích mạnh mẽ về chính sách Abenomic của Thủ tướng Abe. Rằng Abenomic không những không làm lực đẩy cho nền kinh tế mà thậm chí còn kéo theo nền kinh tế suy thoái. Trước đó, người ta cũng cho rằng khả năng BOJ sẽ phải nới lỏng chính sách tiền tệ, tuy nhiên, đến nay Tokyo vẫn giữ vững lập trường và không hành động.
Mới đây, Nhật Bản đã tuyên bố rằng GDP trong quý III của nước này đã tăng 1% chứ không phải giảm 0,8% như thông báo trước đó. Như vậy, rõ ràng nền kinh tế Nhật không hề rơi vào suy thoái như nhiều nhận định trước đó. Chính những dấu hiệu hồi phục kinh tế này khiến Thủ tướng Abe tỏ ra quyết tâm hơn trong chính sách Abenomic của mình, theo đó sẽ đẩy mạnh mua trái phiếu chính phủ, tái cấu trúc nền kinh tế và chính sách nới lỏng tiền tệ.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đồng Yên mạnh lên chưa hẳn đã là tốt cho nền kinh tế, bởi đồng Yên mạnh sẽ ít nhiều gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản, đơn giản điều này sẽ làm cho hàng hóa của họ kém cạnh tranh và có thể làm hao mòn giá trị của các khoản thu ở nước ngoài khi quy đổi thành đồng Yên. Đồng thời, đồng Yên mạnh đã đẩy mạnh sức mua của Nhật Bản ở nước ngoài, một lợi thế rõ ràng nhất đang được các tập đoàn của Nhật Bản đang tìm cách mở rộng thị trường khai thác.
Với Việt Nam, việc đồng Yên tăng giá so với đồng USD ít nhiều sẽ có ảnh hưởng tới việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, trong trường hợp đồng Yên tăng giá còn đồng VND trượt giá cũng sẽ làm giá trị nợ thực của Việt Nam trong nguồn vốn ODA từ Nhật có thể tăng thêm hàng ngàn tỷ đồng. Còn xét ở khía cạnh xuất nhập khẩu, khi đồng Yên tăng giá thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật sẽ tăng lên nhưng đồng thời việc nhập khẩu từ Nhật sẽ có nhiều bất lợi.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu năm 2016 đồng Yên có giá trị hơn thì ngay từ bây giờ các nhà xuất khẩu Việt Nam cần đẩy mạnh giải pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản. Đồng thời, là có hội để các nhà đầu tư Nhật Bản tranh thủ tỷ giá để giảm bớt chi phí đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân FDI vào Việt Nam.
Theo: Quốc Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét