Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

Bài học từ vụ 43 lao động Việt Nam kêu cứu tại Nhật Bản: Không nên đi xuất khẩu lao động tự do

Trong những ngày gần đây, trên các trang báo tràn ngập hình ảnh về điều kiện lao động khổ sai của 43 lao động Việt Nam tại Nhật Bản, đơn kêu cứu của họ đã được gửi đến Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.

Liên quan đến vụ việc 43 lao động Việt tại Nhật Bản kêu cứu đến Ban Bảo hộ công dân (Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản), ông Tổng Hải Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, Ban Quản lý lao động Việt Nam (thuộc Đại sứ quán Việt Nam) tại Nhật Bản đã thông báo về vụ việc này về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, 43 lao động này đi làm việc tại Nhật Bản thông qua chi nhánh của Công ty Freesia House Corporation (6-8-3 Sotokanda Chiyoda-Ku, Tokyo), có văn phòng tại quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh theo diện kỹ sư thực hành với thời hạn visa là 1 năm.

Theo thông tin xác nhận của Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản, những lao động này sang Nhật Bản theo hình thức hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với công ty sử dụng lao động tại Nhật Bản.

Liên quan đến nội dung 43 lao động phản ánh, Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản đã có buổi làm việc với công ty sử dụng lao động tại Tokyo, Nhật Bản. Vấn đề mấu chốt trong vụ việc là công ty sử dụng lao động tại Nhật Bản không thực hiện đúng hợp đồng đã ký về các điều kiện làm việc và ăn ở.

Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản sẽ tới nhà máy tại Iwate, nơi những lao động này đang làm việc để xác minh, làm rõ các điều kiện làm việc và ăn ở thực tế của người lao động để có cơ sở yêu cầu công ty sử dụng lao động thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký, đảm bảo điều kiện làm việc và ăn ở cho người lao động.

Trước đó, 43 người Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản vừa làm đơn cầu cứu, gửi đến Ban Bảo hộ công dân (Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản). Theo đơn trình bày, những lao động này qua Nhật với diện kỹ sư theo sự tuyển chọn trực tiếp từ một công ty con của Freesia House Corporation (6-8-3 Sotokanda Chiyoda-Ku, Tokyo).

Thực tế, họ chỉ là lao động tay chân được lách luật để đưa sang với mức lương quảng cáo trên mạng là 30 triệu sau khi trừ hết các khoản chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên khi đến Nhật Bản, mọi việc khác hẳn, họ được chuyển về tỉnh Iwate - nằm ở miền Bắc nước Nhật, làm việc tại công ty Seinan.

Mỗi tháng 43 lao động này phải trả 39.000 yen/người tiền thuê nhà và 8.000 yen tiền điện nước (tổng cộng gần 10 triệu đồng), bị trừ trực tiếp khi công ty chuyển lương vào tài khoản ngân hàng. Số tiền trả gần 10 triệu đồng như vậy nhưng họ chỉ được ở 9 người/phòng 25m2, với điều kiện sống rất tệ.

Các lao động còn tố cáo, bữa trưa cũng phải đóng tiền nhưng công ty chỉ trích ra khoảng 60% để mua thức ăn. Đặc biệt, hầu hết các bữa thường chỉ có rau, và 43 người cũng chỉ được phép nấu gần 4 kg gạo/bữa. Ngoài ra, họ còn không được bảo hộ lao động trong môi trường làm việc độc hại. Hàng ngày, 43 lao động bị buộc phải thức dậy lúc 5 giờ 30 để tập thể dục, kể cả trong điều kiện thời tiết xấu, tuyết rơi dày và đến gần 23 giờ mới được tự do làm việc cá nhân.

(Nguồn ảnh: Lê Nguyễn Hương Trà)

Hiện nay, phần lớn thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ năng tại Nhật thông qua các doanh nghiệp phái cử đã được Cục Quản lý lao động ngoài nước giới thiệu với Tổ chức hợp tác và đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO). Theo kênh phái cử này, các doanh nghiệp phái cử phối hợp với các nghiệp đoàn tiếp nhận của Nhật Bản tiến hành tuyển chọn tu nghiệp sinh sau đó tổ chức đào tạo tiếng Nhật và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho tu nghiệp sinh trước khi đưa sang tu nghiệp tại Nhật Bản.

Đến nay Cục quản lý lao động ngoài nước đã giới thiệu với JITCO 203 doanh nghiệp phái cử đủ điều kiện để thực hiện chương trình này.

Ông Tổng Hải Nam cũng khuyến cáo: “Để đảm bảo người lao động được đi làm việc ở nước ngoài theo kênh an toàn, hợp pháp, tránh tình trạng bị các tổ chức, cá nhân không có chức năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài lừa đảo, chúng tôi đã rất nhiều lần khuyến cáo người lao động cần phải tìm hiểu kỹ thông tin trước khi đăng ký đi làm việc ở nước ngoài thông qua bất kỳ tổ chức nào.”

Như vậy, với sự việc này đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh đối với những người có mong muốn được đi xuất khẩu lao động, không nên tin theo những lời quảng cáo, hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra các quyết định đi làm việc tại nước ngoài và quan trọng nhất là tìm được một công ty tư vấn uy tín. Khi đi xuất khẩu lao động theo các công ty bạn sẽ được đảm bảo quyền lợi theo đúng hợp đồng mà các bạn đã ký kết, cũng như sẽ giúp các bạn giải quyết mọi vấn đề xảy ra trong quá trình làm việc tại Nhật Bản với phía đối tác.

Công ty Cổ phần Phát triển Nguồn Nhân lực ABC với tôn chỉ kinh doanh sự tin tưởng của khách hàng chính là động lực cho sự phát triển của công ty. ABC luôn đồng hành cùng người lao động trên mọi chặng đường.

Mọi khó khăn, thắc mắc về xuất khẩu lao động Nhật Bản xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3837. 3888

Hotline: 09. 4567. 3586

0 nhận xét:

Đăng nhận xét