Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Xuất khẩu lao động: Siết chặt quản lý để giữ thị trường

Tín hiệu ở những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam được cho là khá khả quan. Tuy nhiên, để giữ vững những thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội siết chặt quản lý.
Việc lao động bỏ hợp đồng là nguyên nhân chính khiến phía Đài Loan dừng tiếp nhận lao động thuyền viên tàu cá gần bờ và lao động giúp việc gia đình của Việt Nam hơn 10 năm qua. Hiện vẫn còn khoảng 22.000 lao động ở thị trường này bỏ trốn chưa về nước. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là ngày 15/7 vừa qua, phía Đài Loan đã cấp phép lại cho Việt Nam đưa lao động giúp việc gia đình, thuyền viên tàu cá sang Đài Loan. “Dự kiến tới đây, khi 2 bên thực hiện việc gửi và tiếp nhận lao động thì tổng số lao động Việt Nam sang Đài Loan sẽ gia tăng nhanh”, ông Tống Hải Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) nói.
Hiện, các thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ả rập Xê út, Malaysia vẫn được đánh giá là những thị trường trọng điểm. Nhận định về những thị trường này, ông Nam cho rằng, mặc dù Malaysia và Ả rập Xê út đang có sự sụt giảm về lao động do không hấp dẫn so với Nhật Bản, Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc không đòi hỏi trình độ cao và nhu cầu tiếp nhận lớn, khiến Malaysia và Ả rập Xê út vẫn được coi là thị trường phù hợp với lao động Việt Nam.

Trong khi đó, Nhật Bản được nhận định là thị trường có nhu cầu gia tăng lớn về lao động thời gian tới, do Nhật Bản đang chuẩn bị cho thế vận hội Olympic tổ chức năm 2020, đòi hỏi lượng lớn lao động về xây dựng và đóng tàu. Chính phủ Nhật Bản đang xây dựng chính sách nâng thời gian cư trú tại Nhật Bản cho thực tập sinh 2 ngành này trong vòng 5 năm, đồng thời cho phép tiếp nhận trở lại thực tập sinh 2 ngành này sau khi trở về nước.
Tăng cường quản lý
Mặc dù tín hiệu khả quan từ Đài Loan là mở cửa trở lại cho giúp việc gia đình và đây cũng là nghề có mức lương khá cao với người lao động, nhưng yêu cầu của nghề này cũng rất cao, bởi có tới 80% gia đình thuê giúp việc gia đình để chăm sóc người già có bệnh.
“Do vậy, việc đào tạo người lao động không đơn thuần là quét dọn, nấu nướng, mà phải có kiến thức như những y tá, hộ lý. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có chính sách kiểm soát, đánh giá và giám sát quy trình đào tạo của doanh nghiệp”, bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ kỹ thuật và Xuất nhập khẩu (Techsimex) nói.
Cũng theo bà Thanh, mặc dù Việt Nam có tới hơn 40 thị trường xuất khẩu lao động, nhưng trước những tín hiệu mới của các thị trường trọng điểm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên kết hợp với Hiệp hội Xuất khẩu lao động, trong đó có đại diện các doanh nghiệp cung ứng lao động của cùng một thị trường, bàn bạc để thống nhất biện pháp quản lý lao động ở mỗi thị trường, nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động và của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) lưu ý, một số thị trường lao động chấp nhận môi giới như thị trường Đài Loan. Doanh nghiệp chúng ta mặc dù có thống nhất mức phí nhằm ổn định thị trường, nhưng phía công ty môi giới liên tục đòi hỏi nhiều vấn đề khác nhau. “Do đó, việc chuẩn hóa hợp đồng, các doanh nghiệp cùng dùng một mẫu hợp đồng, sẽ đảm bảo quyền lợi không chỉ cho người lao động mà còn cho doanh nghiệp”, ông Sơn nói.
Bà Trần Thị Minh Thu, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Bách nghệ Toàn cầu (Glo-Tech), bày tỏ lo ngại, tại một số thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm tình trạng lao động trốn ở lại có xu hướng tăng. Bên cạnh tình trạng trốn ở lại, tại các thị trường lao động khu vực Trung Đông như Ả rập Xê út, phát sinh nhiều vụ việc mâu thuẫn giữa người lao động với chủ, nhất là ở khối lao động giúp việc gia đình. Bà Thu đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên tăng cường cán bộ đại diện tại các thị trường này để xử lý kịp thời, hiệu quả các vụ việc phát sinh, đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhằm giữ vững thị trường xuất khẩu lao động.

Những nguyên tắc cần biết khi muốn làm tốt công việc ở Nhật

Nhiều người nghĩ rằng, môi trường làm việc ở Nhật Bản rất tốt, trả lương cao, khi sang đó sẽ là môi trường lý tưởng để làm việc, kiếm tiền. Nhưng đó chỉ là suy nghĩ ban đầu khi chưa tìm hiểu về cách làm việc của người Nhật. Nhiều chuyên gia tuyển dụng xuất khẩu lao động sang Nhật Bản cho rằng, người lao động Việt Nam có ưu điểm lớn là cần cù, siêng năng và khá sáng tạo. Tuy vậy, khi sang Nhật bắt đầu công việc, nhiều thực tập sinh Việt Nam bị sốc, khó thích ứng. Làm thế nào để thực tập sinh Việt Nam làm việc tốt nhất ở Nhật Bản?Sau đây là một số lưu ý khi đi làm việc tại Nhật:

Với người Nhật, kỉ luật luôn là số 1.
Có thể nhiều bạn thực tập sinh sẽ cảm thấy “ớn lạnh” với cách làm việc, quản lý thời gian cho công việc quá chặt chẽ đến gò bó ở Nhật, nhưng các bạn nên biết rằng, chính cung cách quản lý đó mới rèn luyện được kỷ luật ý thức cho người lao động tốt, giữ mọi hoạt động trong tầm kiểm soát, hạ thấp rủi ro.Quản lý nhân sự của các Công ty Nhật chính là nghệ thuật và làm nên thành công cho chính người quản lý đó. Tính chuyên nghiệp, kiên trì và phấn đấu không mệt mỏi của người Nhật và Công ty Nhật sẽ là môi trường không thể tuyệt vời hơn và phù hợp với nguyện vọng của các bạn trẻ Việt Nam ngày nay muốn làm việc và trưởng thành trong môi trường mang tính chuyên nghiệp, thử thách.

Hiệu quả công việc là trên hết
Nếu làm việc ở Nhật Bản, có khi bạn làm một việc kéo dài tới vài ngày hoàn toàn được, nhưng kết quả cuối cùng mà bạn báo cáo lên phải là hoàn hảo. Có thể sản phẩm cuối cùng của bạn chưa phải là hoàn hảo nhất, nhưng nó phải đạt trên những tiêu chuẩn về chất lượng thông thường. Và các tiêu chuẩn chất lượng thì sẽ không có chuyện thay đổi theo thời gian. Công việc nên được làm rõ ngay từ đầu về nội dung, thời gian để có kết quả nhanh hơn.
Hầu như sếp Nhật nào cũng rất coi trọng sự chăm chỉ. Thông minh và nhanh nhẹn được đặt sau sự cần cù. Hiệu quả công việc, sản phẩm có thể chưa cao nhưng khi một người nhân viên đã hết lòng với công việc của họ, không ngại khó khăn, kiên trì và nhẫn nại với công việc vẫn được sếp Nhật đánh giá cao. Khi làm việc cho một doanh nghiệp, người ta kì vọng bạn sẽ làm mọi thứ tốt nhất vì lợi ích Công ty bởi những điều như thế sẽ tốt cho tập thể, tốt cho mọi người. Cho dù thời gian bạn gắn bó với Công ty ngắn nhưng bạn vẫn phải có thái độ như bạn sẽ làm việc cả đời ở Công ty đó.
Nắm được điều quan trọng này, các bạn thực tập sinh Nhật Bản đang có nguyện vọng sang Nhật làm việc mà vẫn ngại rằng khả năng chuyên môn của mình chưa đủ đáp ứng được công việc thì nên thay đổi ngay. Chính thái độ tích cực, hết mình với công việc mới là điều các bạn cần cải thiện đầu tiên. Nếu chăm chỉ và tích cực với công việc thì dù tay nghề của bạn ban đầu có chưa đạt thì dần dần sẽ tốt lên mà vẫn được lòng những ông chủ khó tính ở Nhật.

Có bao giờ bạn tự hỏi, bạn chăm chỉ, sáng tạo nhưng năng suất lao động vẫn thấp?
Các cơ quan quản lý lao động Việt Nam và các doanh nghiệp Việt Nam luôn đau đầu trong việc tìm giải pháp nâng cao năng suất lao động cho người lao động, thực sự đây là một bài toán khó. Người Việt Nam được đánh giá là hội tụ đủ các yếu tố thông minh, chịu khó, nhiệt huyết với công việc… nhưng tại sao năng suất lao động vẫn thấp? Đó là ý thức làm việc của người lao động chưa được tốt, người lao động vẫn còn ngộ nhận những mâu thuẫn về tài chính đối với chủ doanh nghiệp. Khi ra nước ngoài, mình bỏ tư duy đó, cần hết lòng với công việc, với chủ doanh nghiệp.
Để học hỏi được nhiều kimh nghiệm cũng như tích lũy cho mình kỹ năng khi làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp như Nhật Bản, bạn cần phải tìm hiểu về văn hóa của người Nhật.

Những điều bạn cần biết trước khi sang Nhật Bản làm việc (phần 2)

Tiếp tục seri bài giới thiệu về những điều cần biết khi sống tại Nhật Bản. Kinh nghiệm không thể thiếu cho những bạn tu nghiệp sinh, thực tập sinh Nhật Bản khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
17. Có cần nhiều tiền để sống tại Nhật Bản không? Chi phí du học Nhật có đắt không?
Câu trả lời là “không”. Ở Nhật, ngay cả khi bạn du học tại Tokyo bạn vẫn có thể chi tiêu tiết kiệm. Cụ thể bạn có thể thuê nhà 25,000 yên và tự nấu ăn, tổng chi phí không quá 45,000 yên/tháng. Bạn chỉ cần làm 12 giờ/tuần để có số tiền này.
18. Động đất nhẹ (rung lắc) xảy ra thường xuyên tại Nhật. Bạn sẽ thấy nhà cửa rung lắc. Lúc đầu thì sợ nhưng sau sẽ quen dần! (Nhật Bản xảy ra vài trăm vụ động đất nhỏ hàng năm, phần lớn không cảm nhận được.)
Mọi người thường nghĩ rằng Nhật Bản dự báo được động đất nhưng sự thực không phải như vậy. Cơ quan chống động đất chỉ thông báo trên ti vi ngay sau khi ghi nhận được chấn động xảy ra. Họ sẽ thông báo tâm chấn ở đâu, độ rung lắc là bao nhiêu và có nguy cơ sóng thần hay không.
Tokyo được dự báo sẽ có động đất lớn (đại động đất Kantoh) trong vòng 30 năm. Đây là kết quả dựa trên mô phỏng và tính toán địa chất. Tuy nhiên, những động đất lớn gần đây đã làm thay đổi ước tính xuống còn 7 năm. Người Nhật đang ráo riết chống thiệt hại cho Tokyo khi động đất xảy ra và tìm cách chuyển thủ đô ra vùng khác.
19. Nhà cửa ở Nhật đều thiết kế chống động đất. Nhà dân chống động đất bằng nhà gỗ và các hệ thống neo, móc. Các tòa nhà cao tầng là nơi có thiết kế chống động đất tốt nhất. Ở Nhật không bao giờ có nhà lắp ghép tấm bê tông hay nhà gạch vì lý do động đất.
Khi có động đất nên chui xuống gầm bàn hoặc nấp vào chỗ an toàn. Việc chạy ra ngoài rất nguy hiểm vì nhiều thứ sẽ rơi vào người bạn và làm bạn bị thương. Thực tế này trái với suy nghĩ của nhiều người là phải chạy ra ngoài chỗ trống ngay.
Cách bạn nên làm: Nấp vào đâu đó, nếu có chăn thì trùm lên để tránh bị vật rơi, khi cơn động đất mạnh đã qua đi thì mới tìm đường ra ngoài. Bạn nên mở sẵn cửa và tắt ga nếu có thể khi động đất xảy ra.
Động đất không trực tiếp gây ra nhiều cái chết như nhiều người nghĩ. Thực tế là số người chết vì nguyên nhân trực tiếp không nhiều, mà chết vì cháy, ngạt do nổ ga hay bị vùi lấp.
20. Nhật Bản là xã hội thẳng đứng (縦社会 tate shakai), theo nghĩa là người đi trước (先輩 sempai = tiên bối) có quyền tuyệt đối với người đi sau (後輩 kouhai = hậu bối): Kouhai phải tôn trọng, lễ phép và làm theo chỉ dạy của sempai. Điều này ở mọi nơi, từ trường Đại học, Công ty, chỗ làm thêm, câu lạc bộ,… Thế nào cũng sẽ có người xưng là sempai và đòi nhảy lên đầu lên cổ bạn!
21. Các thành phố lớn của Nhật dùng hệ thống đường ống dẫn ga gọi là “ga thành phố” (都市ガス toshi gasu = đô thị gas) nối trực tiếp đến nhà dân mà không dùng bình. Ở vùng nông thôn thì dùng bình gọi là LP gas (LPガス = eeru pii gasu) nhưng công ty sẽ kiểm tra và thay thường xuyên mà không làm phiền bạn. Khi mua bếp ga, bạn phải kiểm tra cẩn thận xem nhà bạn dùng toshi gasu hay LP gasu vì nếu mua sai sẽ phí tiền đó.
22. Yakuza (ヤクザ, xã hội đen) hoạt động hợp pháp tại Nhật Bản. Họ chuyên đòi nợ thuê, bảo kê các khu ăn chơi. Họ cũng có văn phòng, sơ đồ tổ chức, khu vực hoạt động và tất cả đều phải đăng ký với cảnh sát. Yakuza Nhật Bản sẽ không tấn công dân thường vì làm như vậy sẽ mất danh dự và bị cảnh sát sờ gáy. Bạn sẽ chỉ gặp rắc rối khi đi vui chơi mà quỵt tiền, hay quậy phá gây ảnh hưởng đến công việc làm ăn của các khu đó. Những người đứng đầu Yakuza Nhật có thể là những người khá dễ mến và trọng danh dự.
23. Nhật Bản là Nhà nước Pháp quyền, trong đó mọi người đều tuân thủ tuyệt đối pháp luật. Các cơ quan hành chính của Nhật không hề có nhũng nhiễu, hạch sách. Tất cả đều làm việc chuyên cần, mẫn cán và lịch sự. Đó là đức tính trọng danh dự và trách nhiệm của người Nhật.
24. Nhật Bản rất ít trộm cắp. Trong 8 năm ở Nhật tôi không hề khóa cửa nhà! Nếu bạn có lỡ để quên máy tính, ví tiền, đồ đạc trên tàu điện, thư viện, nơi công cộng, … thì hầu như bạn sẽ tìm lại được. Lý do: Nhật Bản có tầng lớp trung lưu lớn, đồ và hàng hóa không phải thứ có giá trị lớn và cũng không có nơi tiêu thụ, việc làm thêm để kiếm sống ở Nhật khá dễ dàng,….
25. Người nước ngoài có những đường dây ăn trộm và tiêu thụ đồ ăn trộm tại Nhật Bản: Họ đánh xe đi trộm cắp tại các siêu thị và bán lại (thường cho người nước ngoài). Akihabara là thiên đường đồ điện tử nằm ở trung tâm Tokyo và nổi danh khắp Nhật Bản. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều người, đồ điện tử ở Akihabara không hề rẻ! Bạn muốn mua rẻ thì nên mua trên mạng qua trang kakaku.com. Akihabara chỉ dành cho khách du lịch mua hàng là chính. Ngoài ra, Akihabara chính là thánh địa của tầng lớp otaku.

Quy trình đi thực tập sinh Nhật Bản

Nội dung cụ thể từng bước của quy trình:
1. Tư vấn tiếp nhận.
Cán bộ phụ trách : Cán bộ tuyển dụng Công ty.
– Việc tư vấn 24/24 đáp ứng mọi thắc mắc của người lao động quan tâm tới chương trình Thực tập sinh Nhật bản, việc tiếp đón tại Công ty trong tất cả các ngày trừ Chủ nhật, ngày lễ.
– Kiểm tra hồ sơ sơ tuyển theo quy định của Công ty. Kiểm tra kinh nghiệm, các thông tin cá nhân của ứng viên về sự phù hợp chương trình Thực tập sinh Nhật bản.
– Tư vấn mức phí, thời gian học, các quy định khi tham gia chương trình Thực tập sinh Nhật bản.
– Tư vấn và giới thiệu khám sức khỏe cho các ứng viên phù hợp và quyết định tham gia chương trình Thực tập sinh Nhật bản
2. Chuẩn bị hồ sơ
Cán bộ phụ trách : Cán bộ tuyển dụng Công ty.
– Các Thực tập sinh đạt đủ yêu cầu sơ bộ và có sức khỏe tốt , phải chuẩn bị đủ hồ sơ và tài chính để nhập học theo quy định.
– Các ngày nhập học và tiếp nhận hồ sơ nhập học, bố trí lớp học là vào thứ 4 và thứ 6 hàng tuần.
– Ký hợp đồng đào tạo nguồn và nhập học.
– Khi có đơn hàng đặc biệt tuyển gấp, Công ty sẽ có thông báo và tổ chức tiếp nhận các bạn tất cả các ngày làm việc trong tuần.
3. Quy trình học – tiến cử – thi tuyển.
Cán bộ phụ trách : Cán bộ tuyển dụng Công ty. Giáo viên Trung tâm đào tạo.
– Các Ứng viên được tiếp nhận học tạo nguồn tại Trung tâm đào tạo nguồn của Công ty sẽ tham gia khóa học tiếng Nhật 3 tháng tập trung. Giáo trình học Minano Nihongo, trong thời gian học, các bạn được học tiếng, giáo dục định hướng sơ bộ về chương trình Thực tập sinh Nhật bản, văn hóa Nhật bản. Sau khi kết thúc khóa học mà chưa trúng tuyển, các bạn được tham gia thi và được cấp Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N5.
– Các ứng viên tuân thủ theo quy định và điều hành của Trung tâm đào tạo.
– Trong quá trình học tại Trung tâm Đào tạo của Công ty, tất cả các bạn ứng viên đều có cơ hội như nhau trong việc được tiến cử đơn hàng và tham gia thi tuyển.
– Tiêu chí để tiến cử sẽ căn cứ vào yêu cầu cụ thể của Đơn hàng, ví dụ độ tuổi, trình độ, chiều cao, thị lực, tay nghề, kinh nghiệm của ứng viên để lọc ra các ứng viên đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đặt ra của đơn hàng.
– Trước khi thi tuyển đơn hàng, tùy theo yêu cầu của đối tác, các bạn tham gia thi tuyển sẽ có thể được học lớp đặc biệt hoặc được đào tạo sâu về giao tiếp, giới thiệu bản thân, hoặc được tham gia khóa đào tạo tay nghề chuyên môn trước thi tuyển.
– Theo ngày đã lên lịch, đối tác tuyển dụng Nhật bản sẽ sang Công ty và tổ chức thi tuyển tiếng – tay nghề, phỏng vấn, kiểm tra năng lực cá nhân của các Thực tập sinh theo các bài test do phía Nhật đặt ra.
Thi tuyển trực tiếp với lãnh đạo công ty – đại diện nghiệp đoàn đối tác Nhật Bản
– Lựa chọn các ứng viên phù hợp nhất trúng tuyển đơn hàng.
Lưu ý : Kết quả có thể có ngay sau buổi thi tuyển hoặc có sau một vài ngày chấm điểm và cân nhắc của phía Nghiệp đoàn – Chủ sử dụng lao động.
– Các ứng viên trúng tuyển có thể được Nghiệp đoàn – Chủ sử dụng phỏng vấn riêng, cung cấp thông tin chi tiết về công việc và thu nhập sắp tới khi sang làm việc tại nhà máy tại Nhật bản, và có thể được Nghiệp đoàn – Chủ sử dụng tổ chức gặp mặt gia đình hoặc về thăm gia đình Thực tập sinh trúng tuyển.
4. Quy trình học – Xuất cảnh
Cán bộ phụ trách : Cán bộ tuyển dụng Công ty. Giáo viên Trung tâm đào tạo. Cán bộ đối ngoại Nhật Bản, Cán bộ phòng hồ sơ xuất cảnh.
– Các thực tập sinh trúng tuyển sẽ chuyển sang giai đoạn đào tạo tiếng trước xuất cảnh, thời gian từ 1 đến 6 tháng tùy theo lịch xuất cảnh của Đơn hàng. Thực tập sinh ăn học tập trung tạo Trung tâm đào tạo trước xuất cảnh.
– Đóng góp các khoản tài chính liên quan đến đào tạo sau trúng tuyển và chuẩn bị thủ tục xuất cảnh.
– Nội dung đào tạo : Chuyên sâu tiếng Nhật, định hướng nghề nghiệp, giao tiếp và văn hóa Nhật bản. Chứng chỉ tiếng Nhật cao nhất các bạn có thể đạt được là N4
– Trong thời gian học, các Thực tập sinh sẽ được ký các hợp đồng liên quan đến công việc sẽ thực tập tại Nhật bản, các hợp đồng liên quan đến thủ tục xuất cảnh.
– Khám sức khỏe trước xuất cảnh.
– Hoàn tất tài chính theo yêu cầu. Hoàn tất các thủ tục đảm bảo xuất cảnh theo quy định.
– Xuất cảnh: Công ty sẽ cung cấp đồng phục, vali xuất cảnh đồng bộ, hỗ trợ đưa Thực tập sinh ra sân bay.
5. Nhập cảnh tại Nhật bản
Cán bộ phụ trách : Cán bộ Chăm sóc khách hàng ngoại của Công ty tại Nhật Bản.

Kinh nghiệm khi thi tuyển, phỏng vấn xuất khẩu lao động Nhật Bản

Hiện nay có rất nhiều bạn thực tập sinh có mong muốn được xuất khẩu lao động Nhật Bản làm việc. Nhưng trước khi thi tuyển còn băn khoăn và thiếu tự tin khi đối mặt với các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Quá trình tuyển chọn các đơn hàng ngoài thi tay nghề thì phỏng vấn là yếu tố để người Nhật quyết định có chọn mình hay không. Sau đây là một số chia sẻ trước khi các bạn bước vào vòng phỏng vấn với các nhà tuyển dụng Nhật Bản. Rất mong giúp ích được kinh nghiệm cho các bạn.
Hình minh họa phỏng vấn thi tuyển sang Nhật Bản
I.HÃY GIỚI THIỆU NGẮN GỌN VỀ BẢN THÂN?
Giới thiệu bản thân là câu hỏi thường gặp tuy nhiên cũng là câu hỏi rất quan trọng đối với bạn. Nếu trả lời không khéo bản sẽ dễ mắc vào luẩn quẩn, mâu thuẫn với các câu hỏi sau. Cũng chính nhờ câu hỏi này mà Nhà tuyển dụng biết được trình độ, tính cách của bạn đến đâu và tiếp tục đưa ra những câu hỏi hóc búa sau này.
Lời khuyên: Người Nhật rất hay để ý đến sắc thái gương mặt của bạn. Bạn hãy biểu lộ sự tự tin trên khuôn mặt và trả lời thật thỏa mái. Đừng quá sợ sệt mà mất đi phong thái của bạn tuy nhiên cũng đừng biểu lộ sự tự tin thái quá lại trở thành sự phản cảm đối họ. Thay vào đó bạn hãy luôn tươi cười và hãy nhìn thẳng vào mắt của họ. Trả lời dứt khoát và đừng tốn quá nhiều thời gian cho những lời giải thích. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà và luôn luôn biết lắng nghe. Đây là những đức tính được người Nhật đánh giá rất cao.
II. TRƯỚC GIỜ BẠN ĐÃ LÀM VIỆC Ở ĐÂU, VÌ SAO BẠN KHÔNG TIẾP TỤC?
Câu hỏi này là cơ hội tốt cho bạn thể hiện sự chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong công việc của bạn. Bạn nên tránh trả lời những câu sau: việc làm cũ nhàm chán; việc làm nhiều áp lực hoặc việc quá vất vả; Sếp khó tính; ..
Lời khuyên: Người Nhật đánh giá cao sự trung thành cũng như cố gắng hết mình trong công việc. Hãy trả lời ý như: Tôi muốn tìm một việc làm phù hợp để có thể phát huy hết bản thân; Do tôi muốn được làm gần nhà; Tôi muốn được làm việc tại các công ty Nhật vì tôi muốn học cách làm việc của người Nhật; hoặc lương ở công ty cũ thấp đôi khi cũng vẫn được chấp nhận…
III.BẠN CÓ NHỮNG ĐIỂM MẠNH GÌ?
Đây là lúc thể hiện sự hiểu biết của bạn trong công việc. Bạn hãy nói một cách thật thoải mãi những gì bạn biết và nên chuyên sau về vấn đề đó.
Lời khuyên: Bạn đừng nên kể miên man. Như vậy sẽ vừa mất thời gian mà đôi khi lại động đúng vào lĩnh vực chuyên sau của nhà tuyển dụng thì họ sẽ hỏi bạn đến cùng.
IV.BẠN CÓ NHƯỢC ĐIỂM GÌ?
Đây là câu hỏi mà nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ bị mất điểm.
Lời khuyên: Hãy trả lời những điểm mà nếu có mắc phải cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc như là: Giải quyết công việc còn chậm hay chưa lắm rõ về một lĩnh vực nào đó. Nhưng nhớ là đừng trả lời những gì mà khiến cho người Nhật đánh giá bạn là không cẩn thận nhé.
V.TẠI SAO BẠN ỨNG TUYỂN VÀO CÔNG TY CHÚNG TÔI?
 Đây là câu hỏi mà thể hiện sự cẩn thận của bạn. Bạn hãy thể hiện là mình đang là người rất cần tìm việc làm và đã tìm hiểu kỹ về công việc mà công ty đang tuyển dụng.
Lời khuyên: Bạn hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và thể hiện là nếu được làm việc tại công ty thì chắc chắn là bạn sẽ gắn bó lâu dài
VI.MỨC LƯƠNG MÀ BẠN MUỐN NHẬN LÀ BAO NHIÊU?
Câu hỏi này rất nhạy cảm với nhiều ứng viên khi đi tìm việc làm. Bởi lẽ đó cũng là 1 phần quyết định khiến cho bạn có được nhà tuyển dụng đồng ý hay không.
Lời khuyên: Hầu hết các công ty Nhật đều có một mức lương sàn cho những người mới vào. Nên bạn nên chú ý là đừng đòi hỏi quá cao. Còn việc trả lời thấp thì cũng vẫn được chấp nhận vì nếu thấp dưới mức sàn của họ thì họ sẽ vẫn cho bạn bằng mức sàn.
Đó là một số kinh nghiệm mà chúng tôi tích lũy được. Rất mong các bạn tham gia chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản sẽ hiểu rõ hơn, có sự chuẩn bị trước khi thi tuyển để đạt được một kết quả cao nhất, như ý muốn. Chúc các bạn tự tin, vững bước trên con đường mình đã chọn.

Nhật Bản mong muốn đẩy mạnh nguồn lao động Việt Nam


Nhật Bản rất mong mốn được hợp tác vùng Việt Nam để đẩy mạnh nguồn lao động của việt nam sang nhật bản làm việc. Cụ thể thông tin chính thức được ban hành từ chiều ngày 13/5, thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh Xã hội Việt Nam đã có cuộc họp với Bộ Trưởng Bộ Y tế Lao động của Nhật Bản, trong chuyến đi công tác lần này Ông Nguyễn Thanh Hòa đã ký thỏa thuận với người nhật về hợp tác đẩy mạnh nguồn lao động việt sang làm việc tại Nhật trong thời gian tới.
Việc hợp đồng này được ký kết sẽ là cơ hội để hàng nghìn sinh viên cũng như người lao động Việt      đang thất nghiệp có được việc làm ổn định và thu nhập khá, nâng cao kinh nghiệm, tay nghề. Nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, nhưng cũng còn tồn tại nhiều khó khăn trong các khâu tuyển chọn và đào tạo.
Theo bản hợp đồng này thì Việt Nam và Nhật Bản có quy định về : tiền lương, an toàn lao động, phát triển kỹ năng, đào tạo và dạy nghề.Bên cạnh đó 2 nước cũng có những quy định liên quan đến các ngành nghề như : luật pháp, chính sách, cùng với đó là các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của công nhân viên lao động tại nhật.
Qua bản hợp đồng lần này, chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản hết sức tốt đẹp, Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ việt nam để nâng cao tay nghề và trình độ của người đi lao động, đồng thời việt nam cũng tích cực trong việc tuyển dụng và nâng cao triển khai kế hoạch đầu ra, nhằm đáp ứng được nhu cầu đầu vào của nhật bản.
Phát biểu tại lễ ký, sau khi điểm lại những dấu ấn đặc biệt trong quan hệ giữa hai nước thời gian gần đây, Bộ trưởng Tamura khẳng định quan hệ Nhật Bản-Việt Nam đang ở giai đoạn hết sức tốt đẹp. Theo Bộ trưởng Tamura, thỏa thuận được ký kết có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy quan hệ song phương đồng thời là cơ sở quan trọng để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bộ.
 Theo Bộ trưởng Tamura, Bộ Y tế-Lao động Nhật Bản sẽ hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khác của Nhật Bản như Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với phía Việt Nam theo tinh thần thỏa thuận.
Ông cho biết thêm trong thời gian tới nhật bản sẽ nỗ lực hợp tác với Việt Nam để chương trình đưa người sang Nhật làm việc được phát triển mạnh hơn nữa, đa dạng dưới nhiều hình thức và có thể hỗ trợ Việt Nam một cách tối đa.
Về phần mình, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa bày tỏ hy vọng thỏa thuận sẽ đẩy quan hệ giữa hai Bộ lên tầm cao mới. Thứ trưởng bày tỏ mong muốn các bộ phận chức năng của hai Bộ sẽ sớm đưa ra các dự án cụ thể hóa thỏa thuận này.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa đề nghị phía Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp lý, trước mắt là các dự án luật sửa đổi Luật lao động, Luật an toàn vệ sinh thực phẩm…
 Liên quan tới vấn đề phái cử thực tập sinh, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa đề nghị cơ quan chức năng Nhật Bản tăng số lượng tiếp nhận và kéo dài thời hạn thực tập cho thực tập sinh Việt Nam; đồng thời tiếp nhận, hỗ trợ đào tạo hộ lý-y tá người Việt Nam với số lượng nhiều hơn, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực chỉnh hình chức năng…
Đáp lại, Bộ trưởng Tamura khẳng định Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý. Ông Tamura đánh giá cao chất lượng đào tạo hộ lý, điều dưỡng của Việt Nam đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ tiếp tục tiếp nhận đào tạo hộ sinh, điều dưỡng Việt Nam.
 Bản ký kết hợp đồng lần này đánh dấu mốc về mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản, đồng thời cũng mở ra một hướng đi mới cho lĩnh vực xuất khẩu lao động nhật bản của Việt Nam.

Những điều bạn cần biết trước khi sang Nhật Bản làm việc (phần 1)

Khi sang lao động Nhật Bản và sinh sống bạn tự hỏi vấn đề ăn ngủ nghỉ sẽ như thế nào? Điện nước ra làm sao? Đi làm bằng phương tiện gì?… Đó là những câu hỏi bạn tự đặt ra mà chưa có câu trả lời. Bạn có ý định sang làm việc tại Nhật Bản? Hay đơn giản muốn khám phá đất nước, con người Nhật Bản? Hãy đọc bài này nhé, kinh nghiệm cần có cho các bạn lao động tu nghiệp sinh Nhật Bản trước khi sang lao động ở Nhật Bản.

Những điều bổ ích mà bạn cần biết khi sang làm việc ở Nhật Bản
1. Nước máy từ vòi ở Nhật có thể uống ngay. Không giống như Việt Nam, hệ thống lọc nước máy của Nhật rất khoa học và ao toàn. Tuy nhiên, phần lớn người dân lại cho rằng nước máy uống vào không ngon và họ thường dùng nước tinh khiết đóng chai mua ở cửa hàng.
2. Vấn đề về điện. Ở Nhật Bản hầu như không mất điện. Tôi đã ở Nhật trên 8 năm mà chỉ mất điện 1 lần trong 1 phút!
3. Quả hồng (柿 kaki) tại Nhật khi hái từ cây xuống có thể ăn ngay, ăn ngon và hoàn toàn không chát và không cần ngâm như hồng Việt Nam. Có nhiều giống hồng với hình dáng quả và vị ngon khác nhau. Nhiều nhà Nhật trồng hồng trong vườn nhưng hoàn toàn không ăn mà để rụng hết. Lý do: Họ sợ không an toàn thực phẩm!
4. Đất nước an toàn nhất trên thế giới chính là Nhật Bản: Bạn có thể đi dạo vào giữa đêm khuya trên một con đường vắng. Người Nhật có thói quen lịch sự là đi cách xa bạn (hoặc lùi sau hẳn, hoặc tiến lên hắn) để không làm bạn lo lắng về sự an toàn cá nhân. Khi vượt ngang nhau họ cũng đánh vòng rất xa để tránh gây phiền về tâm lý cho bạn.
5. Người Nhật dù ở bất kể tuổi tác như thế nào vẫn rất mê truyện tranh. Lý do: Đi tàu chẳng biết làm gì ngoài đọc truyện tranh giết thời gian.
6. Nhật Bản là đất nước duy nhất bạn không lo bị đói, kể cả giữa đêm khuya: Các quán ăn như Matsuya, Yoshinoya,… mở cửa 24 giờ, các cửa hàng tiện lợi (kombini) và một số siêu thị cũng mở cửa 24 giờ, 365 ngày một năm. Bạn có thể đi ăn vào lúc 3 giờ sáng! Rất nhiều thanh niên Nhật sống về đêm: Nhiều người đến các quán ăn vào 3, 4 giờ sáng
7. Tỷ lệ tự sát ở Nhật là cao nhất trong các nước phát triển (30 / 100.000 dân), khoảng 30 ngàn người một năm. Lý do tự sát: Trầm cảm, bế tắc. Nhật Bản không phải là nước dẫn đầu về tự sát. Quán quân là Nga và sau đó là một số nước Đông Âu. Nhật chỉ dẫn đầu trong nhóm nước tư bản phát triển cao mà thôi.
8. Phần lớn người Nhật sử dụng tàu điện làm phương tiện đi lại: Họ đi bộ ra ga, lên tàu, xuống tàu ra khỏi ga và đi bộ tới trường hoặc nơi làm. Tàu điện tại Nhật chính xác từng phút. Điều này khác châu Âu hay Mỹ và tất nhiên là cả tàu hỏa của Việt Nam chúng ta (nơi tàu điện/ tàu hỏa có thể đến trễ hoặc bỏ chuyến). Một ngày trung bình người Nhật dành 1 giờ đến 3 giờ ngồi trên tàu để đi học và đi làm.
9. Mỗi khi bạn đi tàu điện mà có thông báo “人身事故” (jinshin jiko = nhân thân sự cố) thì gần như chắc chắn đã có người nhảy tàu tự sát. Và đây là điều thường xuyên xảy ra tại Nhật.
10. Không khí tại Nhật rất trong lành. So với các thành phố lớn của Trung Quốc hay Việt Nam thì Nhật Bản là thiên đường về không khí sạch. Ở Nhật, bạn không lo về vấn đề nhà vệ sinh: Chỉ cần vào bất cứ siêu thị thực phẩm, siêu thị điện máy hay trung tâm thương mại là sẽ có. Ở Nhật không thiếu các công viên để các bạn nghỉ ngơi, thư giãn. Trong mọi khu dân cư đều có công viên.
11. Một nhân viên công ty của Nhật thường ở công ty từ 10 tiếng tới 16 tiếng một ngày. Lý do: Người Nhật rất e ngại nếu về trước cấp trên.
12. Có những người đàn ông Nhật mặc complê, thắt cà vạt rất lịch sự, tay xách cặp đi làm nhưng ra công viên ngồi cả ngày. Họ là những người thất nghiệp và không muốn mất mặt với gia đình.
13. Người Nhật không xin ăn. Nếu không có gì ăn họ sẽ đi lượm lon bán ve chai, ngủ trong thùng các tông, kiếm thức ăn thừa từ các cửa hàng tiện lợi, quán ăn (moi túi rác).
14. Ức hiếp (ijime) là vấn đề lớn của xã hội Nhật. Họ vẫn đang tìm mọi cách bài trừ. Lý do: Người Nhật cảm thấy mất danh dự khi bị ijime nên thường giấu diếm và không phản kháng. Ở Việt Nam thì ngược lại: Trả thù ngay và đến đâu thì đến, gây ra những vụ án lãng xẹt thường chỉ từ cái nhìn đểu và lời thách thức.
(còn tiếp)

Ức hiếp (ijime) không phải là anh A ijime chị B, chị B ijime cậu C, mà là tất cả hùa vào ijime một người yếu nhất.

Bí quyết để chống lại ijime: Chơi tới bến và tới đâu thì tới. Hung thủ sẽ thường tới xin lỗi và giảng hòa với bạn. Thú thực với các bạn là tôi chưa bao giờ là nạn nhân của ijime vì tôi là người Việt Nam nên dù ở bất kỳ vị thế nào vì tôi là người hay sôi máu trước những bất công, ngang trái!

15. Cảnh sát Nhật rất lịch sự và thân thiện. Có lẽ cảnh sát Nhật là những người mẫn cán và mẫu mực nhất thế giới. Khác hẳn cảnh sát Mỹ: Hống hách, ưa bạo lực. Cảnh sát Nhật thường đi tuần trên xe đạp màu trắng. Nếu bạn, qua cách ăn mặc hay vẻ mặt, tỏ ra là người nước ngoài thì có thể thỉnh thoảng bạn sẽ bị cảnh sát Nhật hỏi giấy tờ. Mục đích: Các vụ ăn cắp xe đạp vẫn diễn ra, họ kiểm tra xem xe bạn có hợp pháp không.

16. Xe đạp ở Nhật có thể dựng ở siêu thị, cửa hàng. Tuy nhiên, nếu bạn để vào những chỗ cấm để xe, xe bạn có thể bị hốt. Khi bạn mua xe đạp ở Nhật, cửa hàng xe đạp sẽ làm “Đăng ký chống mất cắp” (防犯登録 bouhan touroku = phòng phạm đăng lục) cho bạn với giá 500 yên. Xe bạn sẽ được dán một mã số với thông tin bạn đăng ký. Bạn có thể không làm cũng được.

         Nếu bạn không “Đăng ký chống mất cắp” cho xe đạp của bạn, khi xe của bạn bị mất, bị hốt do để sai chỗ thì bạn sẽ khó tìm lại được. Ngoài ra, nếu bạn có đăng ký thì khi cảnh sát chặn lại họ sẽ dễ dàng gọi về trung tâm để xác minh đó là xe của bạn.

       Nếu xe bạn bị hốt do để sai chỗ, một giấy báo sẽ gửi về địa chỉ đăng ký (khi bạn làm “Đăng ký chống mất cắp”) của bạn. Bạn đến địa chỉ lưu xe cùng với giấy tờ tùy thân và nộp phạt (3000 yên/xe) rồi lấy xe về. Nếu bạn không có giấy báo (do đã chuyển địa chỉ chẳng hạn) thì lên mạng tra xem khu vực bạn để xe sẽ bị hốt về bãi xe nào và đến đó tìm.

         Vẫn còn rất nhiều kinh nghiệm hay nữa, các bạn chờ đón đọc ở phần 2 nhé !

Lựa chọn đi du học hay tu nghiệp sinh tại Nhật Bản ?

Thời gian vừa qua rất nhiều bạn đã gửi câu hỏi và gọi điện trực tiếp tới công ty xin tư vấn về vấn đề “nên đi du học hay tu nghiệp sinh Nhật Bản” ? Có các bạn đã tìm hiểu về thế nào là du học và tu nghiệp sinh Nhật Bản là gì ? Nhưng có những bạn chưa từng tìm hiểu cũng tin tưởng và gọi điện xin tư vấn từ phía công ty, xin cảm ơn các bạn đã đặt lòng tin vào chúng tôi, chúng tôi sẽ luôn làm hết sức mình để hỗ trợ các bạn dù là công việc nhỏ bé nhất. Vậy để trả lời được câu hỏi nên đi du học hay tu nghiệp sinh tại Nhật Bản thì đầu tiên các bạn cần hiểu sâu về hai hình thức này trước đã, nếu chỉ hiểu hời hợt, đơn giản thì có thể bạn sẽ quyết định sai?
I. Thế nào là đi tu nghiệp tại Nhật
Đi tu nghiệp (tiếng Nhật: 研修 Kenshuu NGHIÊN TU) là đi học hỏi kỹ năng nghề nghiệp nào đó, đi tu nghiệp tại Nhật thông thường là bạn đến làm tại một công ty nào đó (ví dụ công ty cơ khí) và học hỏi kỹ năng của họ. Ngoài ra đó còn là một cách gọi khác của hình thức xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
Người đi tu nghiệp được gọi là “tu nghiệp sinh” (tiếng Nhật: 研修生 Kenshuusei NGHIÊN TU SINH). Nói nôm na ra thì bạn đi làm tại Nhật. Tuy ở Nhật có mức lương tối thiểu nhưng bạn không được áp dụng luật này, do bạn không phải đang đi làm mà là “đi học nghề” (tức là “tu nghiệp”).
Mục đích, nội dung của đi tu nghiệp
Mục đích của đi tu nghiệp thường là để kiếm tiền. Việc đi tu nghiệp tại Nhật thường kéo dài 3 năm và bạn làm việc trong xưởng hay công ty của Nhật. Bạn không cần biết tiếng Nhật mà thường có người quản lý tu nghiệp sinh biết tiếng Nhật.
+ Thời hạn tu nghiệp: 3 năm
+ Yêu cầu tiếng Nhật: Không cần (có người quản lý biết tiếng Nhật)
+ Yêu cầu chuyên môn: Đáp ứng được tay nghề các hãng xưởng yêu cầu
+ Đầu tư ban đầu: Tiền đặt cọc (khoảng 8 ngàn USD)
+ Kết quả / Số tiền kiếm được: Bạn có thể tham khảo bên dưới
Tính toán tài chính cho đi tu nghiệp
Dưới đây là chia sẻ của một bạn tu nghiệp sinh đã đi tu nghiệp ở một nhà máy cơ khí tại Saitama. Các bạn có thể tham khảo để tính kế hoạch tài chính cho mình.
+ Nơi tu nghiệp: Tỉnh Saitama
+ Năm đi tu nghiệp: 2014
+ Đặt cọc ban đầu để đi tu nghiệp: 8000 USD
+ Lương năm đầu: 70 ngàn Yên/tháng
+ Tiền nhà năm đầu: Được công ty chi trả
+ Lương năm thứ 2 và 3: 139,000 Yên/tháng
+ Tiền nhà năm 2, 3: Tự trả; Sau khi trừ tiền nhà, điện, nước còn dư 105,000 Yên/tháng
Về làm thêm:
+ Năm đầu: Làm thêm được 400 yên/giờ, từ năm 2: 1000 yên/giờ
+ Thời gian làm thêm: Tùy giai đoạn, ví dụ 2 giờ/ngày, làm cả ngày thứ 7, chủ nhật
+ Ngày nghỉ: Nghỉ 2 ngày thứ 7 và 4 ngày chủ nhật
+ Khi về được trả cọc: Được trả hết hoặc thành nhiều đợt tùy công ty.
+ Tiền vé máy bay: Tu nghiệp sinh không phải trả
Tiền ăn một tháng trung bình khoảng 10 ngàn ~ 20 ngàn Yên/tháng.
Tiền thu được ước lượng (sau 3 năm): 5 x 12 + 8 x 24 = 2,500,000 Yên ~ 3,000,000 Yên
Kết luận:
Bạn có thể làm quen với cuộc sống Nhật Bản, tiếng Nhật và kiếm được một số tiền tương đối. Việc học tiếng Nhật sẽ không dễ dàng vì bạn phải đi làm 8 tiếng một ngày (nghỉ thứ 7, Chủ nhật) và thường không có thời gian hay thể lực để theo học lớp tiếng Nhật tình nguyện (thường do quận/huyện nơi bạn sống tổ chức). Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó tự học và chịu khó đi các lớp tiếng Nhật dạy tình nguyện vào cuối tuần thì bạn cũng có thể nâng trình độ tiếng Nhật lên một mức khá (có lẽ khoảng N3). Việc đi làm chung với người Nhật cũng có thể giúp bạn rèn luyện giao tiếp cơ bản.
Tu nghiệp sinh tại Nhật Bản
Nếu bạn muốn quay lại Nhật du học: Hãy tiết kiệm tiền và trau dồi tiếng Nhật lên khoảng cấp độ N3. Số tiền cần nộp ban đầu cho trường Nhật ngữ thường gồm 1 năm tiền học (khoảng 600 ngàn yên) và 6 tháng tiền ký túc xá (khoảng 180 ngàn yên), tiền nhập học và các chi phí nhập học (khoảng 100 ngàn yên), tổng cộng là khoảng 900 ngàn yên (tỷ giá hiện tại là tầm 200 triệu VND). Còn bạn học tiếng Nhật lên tầm N3 là để khi vào học rồi có thể đi xin việc làm thêm và trang trải chi phí sinh hoạt, học phí khi học tại Nhật.

II. Vậy du học Nhật Bản có nghĩa là sao?
Bạn sang Nhật học tiếng Nhật, học Đại học, học Cao đẳng, học nghề tại Nhật thì visa (thị thực, thủ tục tức giấy phép cho bạn nhập cảnh và cư trú) của bạn là visa du học. Thường bạn sẽ phải gia hạn visa theo từng năm hoặc 2 năm (tùy trường hợp).
Du học sinh Nhật Bản
Nếu tiếng Nhật bạn đủ cao thì bạn có thể thi vào trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề của Nhật mà không cần học tiếng Nhật tại Nhật. Thường thì bạn sẽ phải thi kỳ thi Du học sinh (日本留学試験 Nihon Ryugaku Shiken, thường gọi tắt là “thi Ryu”) và dùng điểm này để đăng ký thi vào trường Đại học, Cao đẳng của Nhật và thi theo kỳ thi trường tổ chức riêng cho du học sinh.
Tuy nhiên, thông thường bạn chưa biết nhiều tiếng Nhật như thế, nên bạn sẽ đăng ký vào học tại một trường Nhật ngữ trong tối đa 2 năm (visa cho việc học tiếng Nhật sẽ chỉ được cấp tối đa 2 năm). Trong vòng 2 năm đó bạn sẽ thi lên một trường Đại học, Cao đẳng, hay trường nghề nào đó và học tiếp. Khi tốt nghiệp, bạn có thể về nước hoặc xin việc và đi làm tại Nhật.
+ Thời hạn du học tại Nhật: Tối đa 2 năm học tiếng Nhật + Thời gian học Cao đẳng, Đại học, …  = 4 ~ 7 năm
+ Yêu cầu tiếng Nhật: Sơ cấp trở lên (Không biết gì cũng được nhưng nên biết)
+ Đầu tư ban đầu: Tiền nhập học, học phí 1 năm, ký túc xá 6 tháng (khoảng 900 ngàn Yên, tương đương 200 triệu – tháng 4/2014)
+ Kết quả: Ngoại ngữ (tiếng Nhật), bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm học tập / sinh sống / đi làm thêm tại Nhật, cơ hội đi làm lương cao tại Nhật.

Kết luận:
 Du học có thể là kinh nghiệm tuyệt vời của bạn mặc dù có thể khá vất vả vì bạn vừa học vừa làm. Tuy nhiên, thành quả bạn thu được không nhỏ và du học là sự đầu tư sinh lời trong lâu dài, ngược với đi tu nghiệp là sự đầu tư sinh lời trong ngắn hạn. Nhưng đối với một tu nghiệp sinh có ý chí, có sự vươn lên, chỉ cần các bạn làm tốt công việc và chịu khó học hỏi tiếng Nhật thật tốt, cộng thêm kinh nghiệm làm việc – cái mà không trường lớp nào có thể dạy cho bạn – thì tương lai về lâu dài rất sáng sủa và rộng mở.

Xuất khẩu sang Nhật Bản: Cửa lớn sắp mở

Với nhiều cam kết cắt giảm thuế quan, Hiệp định Đối tác thương mại Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được đánh giá là sẽ mang lại cơ hội lớn cho các ngành có tiềm năng của Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật trong thời gian tới.
Tại cuộc Tọa đàm “Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2015 - 2019 và cơ hội cho doanh nghiệp”, TS. Nguyễn Văn Du, Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết, theo VJEPA, (có hiệu lực từ ngày 1/10/2009), trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch thương mại. Vào năm cuối của lộ trình giảm thuế (2025), tức là sau 16 năm thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 92,95% kim ngạch thương mại.
Với lộ trình cam kết này, ông Tạ Đức Minh, Phó trưởng phòng Đông Bắc Á, Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công thương cho biết, trong vòng 10 năm tới, rất nhiều lĩnh vực được coi là chủ lực xuất khẩu của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang Nhật Bản.
Cụ thể, sản phẩm công nghiệp vốn là lĩnh vực mà thuế suất thuế nhập khẩu vào Nhật Bản đã rất thấp được chính phủ nước này cam kết cắt giảm bình quân từ 6,51% năm 2008 xuống còn 0,4% vào năm 2019. Với sản phẩm dệt may, xuất khẩu sang Nhật Bản được hưởng mức thuế 0%, thay cho mức bình quân 7% ngay từ khi hiệp định có hiệu lực.
Đối với sản phẩm da giày được hưởng thuế nhập khẩu 0% trong vòng từ 5 - 10 năm. Còn sản phẩm nông sản là lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh, nhưng Nhật Bản bảo hộ mạnh mẽ, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế bình quân từ 8,1% năm 2008 xuống 4,74% vào năm 2019.
Cùng với đó, thủy sản, lĩnh vực được đánh giá là đem lại lợi ích xuất khẩu lớn nhất cho Việt Nam từ việc thực thi VJEPA, Nhật Bản giảm thuế từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống 1,31% năm 2019. Đặc biệt, tôm, cua, ghẹ và một số sản phẩm cá sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
“Là đối tác thương mại lớn thứ 4, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 3 sau Trung Quốc và Hàn Quốc năm 2014, với những cam kết cắt giảm thuế quan ở mức cao, chắc chắn giai đoạn tới đây, Hiệp định VJEPA sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực có tiềm năng như dệt may, da giày, nông sản và đặc biệt là thủy hải sản”, ông Minh khẳng định.
Một thông tin đáng quan tâm mà ông Hà Duy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính cho biết là đầu năm nay, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 25 kèm Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam theo VJEPA giai đoạn 2015 - 2019. Theo đó, kể từ ngày 1/4/2015, sẽ có thêm 150 dòng hàng được cắt giảm thuế quan về 0%, nâng tổng số dòng hàng được xóa bỏ thuế kể từ khi VJEPA có hiệu lực lên 3.234 dòng, tương đương 34,09% toàn biểu thuế nhập khẩu.
Cũng theo ông Tùng, thuế quan được cam kết cắt giảm dần theo từng giai đoạn. Các mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử; nguyên phụ liệu dệt may, da giày có lộ trình xóa bỏ thuế quan sớm do đây là các mặt hàng công nghệ cao, linh kiện lắp ráp, nguyên liệu phụ trợ cần nhập khẩu trong nước chưa đáp ứng được, trong đó nhiều mặt hàng cũng có thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) 0%. Trong các giai đoạn tiếp theo, thuế nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng còn lại cũng sẽ giảm dần để tiến tới đưa về 0%.
Theo TS. Nguyễn Văn Du, với cam kết cắt giảm cả từ hai phía, một mặt Hiệp định VJEPA mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vào Nhật Bản, mặt khác cũng đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức gay gắt khi phải cạnh tranh với các dòng sản phẩm của Nhật Bản với chất lượng cao và mức giá thấp hơn trước do giảm thuế nhập khẩu.
“Thuế suất nhập khẩu của hơn 3.200 dòng sản phẩm về 0% sẽ khiến cho hàng hóa từ Nhật Bản nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam. Tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ của sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước”, ông Du cảnh báo.
 Để tận dụng cơ hội từ VJEPA mang lại, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam  cho rằng, doanh nghiệp cần chú trọng chất lượng sản phẩm hơn là nhờ tăng năng suất để có thể đáp ứng yêu cầu rất cao từ phía Nhật Bản. Bên cạnh đó, cùng với việc tham gia chuỗi sản xuất của các tập đoàn Nhật trong lĩnh vực sản xuất điện thoại, ô tô, linh kiện điện tử và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như dệt may, giày dép, thủy hải sản thì các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung khai thác tốt các sản phẩm “đặc sản” của Việt Nam.
Ông Nguyễn Sơn, Phó chánh văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cũng đồng tình quan điểm này và cho rằng hiện nay, điểm cốt lõi để khai thác được lợi thế xuất khẩu từ VJEPA là doanh nghiệp Việt Nam phải đáp ứng được quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm từ phía Nhật Bản.
“Các doanh nghiệp Nhật làm ăn rất bài bản. Trước khi đặt hàng, họ thường tìm hiểu về quy trình sản xuất, nuôi trồng từ phía đối tác Việt Nam. Vì vậy, nếu đáp ứng được điều này, Việt Nam sẽ có cơ hội lớn để xuất khẩu sang Nhật”, ông Sơn khẳng định.


Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Thị trường XKLĐ Nhật Bản nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam

Nhật Bản được đánh giá là một thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng với Việt Nam bởi nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều và mức lương khá cao.Xuất khẩu lao động làm việc tại Nhật Bản, người lao động có nhiều cơ hội học tập và tiếp cận công nghệ hiện đại. Thời gian gần đây, đơn đặt hàng tuyển dụng lao động của Nhật Bản dành cho lao động Việt Nam đang tăng mạnh. Tuy nhiên, những chính sách siết chặt trong việc tuyển dụng và quản lý lao động cũng khiến người lao động gặp khó khăn khi tiếp cận với thị trường này.
Nhiều cơ hội xuất khẩu lao động Nhật Bản
Theo Tổ chức Hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản (JITCO), thị trường cung ứng và tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản năm 2013 đang dần ổn định và phát triển theo xu thế tăng về số lượng, ngành nghề. Trong 8 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã xuất khẩu được 8.168 lao động sang thị trường Nhật Bản, các ngành nghề cũng đa dạng hơn từ chỗ chỉ tiếp nhận lao động thuộc các ngành nghề kĩ thuật, cơ khí thì giờ đây Nhật Bản đã mở rộng thêm một số ngành cho lao động Việt Nam như: nông nghiệp, lắp ráp điện tử, chế biến thực phẩm, trang trí nội thất... Đây là những ngành khá phù hợp với lao động Việt Nam. Số lượng lao động được tuyển sẽ không bị giới hạn mà tùy vào khả năng đàm phán của doanh nghiệp phái cử lao động.
Ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, hiện có hơn 100 doanh nghiệp có chức năng đưa lao động trong nước đi tu nghiệp tại Nhật với số lượng đơn hàng ngày càng tăng cao so với trước cùng các điều khoản có lợi cho người lao động. Nhiều đơn hàng và vị trí công việc được các doanh nghiệp Nhật Bản ưu tiên tuyển dụng lao động Việt Nam.
Đặc biệt, mới đây Việt Nam đã chính thức có thỏa thuận hợp tác đưa ứng viên điều dưỡng và hộ lý sang làm việc và học tập tại Nhật Bản. Đây sẽ là một lĩnh vực rất tiềm năng để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của Nhật.
Để được tham gia chương trình này, người lao động Việt Nam cần phải có các tiêu chuẩn như: Điều dưỡng đạt trình độ cao đẳng, đại học có chứng chỉ hành nghề theo luật khám bệnh, chữa bệnh, có kinh nghiệm làm việc thực tế hai năm, có trình độ tiếng Nhật N3 có thể được tuyển sang Nhật thực tập theo ngành điều dưỡng. Khi làm việc tại Nhật phải tham gia kỳ thi quốc gia về điều dưỡng. Nếu đạt sẽ được cấp giấy phép hành nghề và làm việc lâu dài tại Nhật Bản. Mức thu nhập trong lĩnh vực này có thể đạt 2.000-3.000 USD/tháng/người trở lên.
Nhiều lựa chọn ngành nghề cho người lao động
Năm 2013, dự kiến Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tuyển chọn 150 ứng viên để đào tạo miễn phí vào cuối năm 2013, trên cơ sở đó sẽ chọn điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đủ tiêu chuẩn sang Nhật làm việc vào đầu năm 2014.
Có thể thấy cánh cửa được làm việc ở thị trường có mức lương hấp dẫn như Nhật Bản đối với người lao động Việt Nam đã rộng mở. Tuy nhiên theo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động thì tuy các đơn đặt hàng khá nhiều nhưng cũng là thách thức đối với người lao động bởi Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khá cao với những điều kiện khắt khe.
Hiện nay, hầu hết các đơn đặt hàng của Nhật Bản đều không tiếp nhận lao động nước ngoài tay nghề thấp, lao động cơ bản mà chỉ nhận dưới hình thức tu nghiệp và thực tập sinh vào Nhật Bản nhằm nâng cao tuy nghề, đào tạo nguồn nhân lực cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Hàng năm, Việt Nam cử sang Nhật khoảng 10.000 thực tập sinh, kỹ sư, lao động tay nghề cao, đứng thứ 2 trong 15 quốc gia phái cử thực tập sinh sang Nhật. Hiện có khoảng  trên 20.000 thực tập sinh, kỹ sư, lao động có tay nghề của Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản trong các lĩnh vực như điện tử, gia công cơ khí, may công nghiệp, chế biến thủy hải sản, nông nghiệp…
Mức lương mà thực tập sinh được hưởng khi làm việc tại Nhật Bản tùy theo từng vùng và từng hợp đồng cụ thể. Những ngành như: cơ khí, xây dựng và nông nghiệp có mức lương tối thiểu từ 8,4 đến 10,8 USD/giờ (tùy vùng). Mức lương tham khảo từ 1.200 đến 1.800 USD đối với tu nghiệp sinh, 1.500 - 2.500 USD đối với kỹ thuật viên cao cấp (tương ứng với trình độ cao đẳng và đại học).
Ông Tống Thanh Tùng - Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Châu Hưng cho biết: Lao động Việt Nam khi sang Nhật Bản làm việc cần có và thực hiện 3 yếu tố then chốt là: trình độ ngoại ngữ, chuyên môn và tính kỷ luật. Chi phí tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản dao động trong khoảng 1.500 - 4.000 USD cho một năm làm việc tại Nhật Bản tùy theo từng đơn hàng cụ thể.
Để nâng cao được số lượng lao động xuất khẩu sang Nhật Bản, phía Nhật Bản còn hợp tác với một số trường đại học lớn tại Việt Nam như: Đại học Quốc gia, Đại học Công nghiệp trong việc đào tạo và trao đổi lao động chất lượng cao. Đây là một cơ hội tốt để Việt Nam nhận được sự đào tạo từ một nước có thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao như Nhật Bản.
                                                                                                                                       

Nhật Bản - thị trường xuất khẩu lao động đầy tiềm năng

Hiện nay có rất nhiều thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng như Úc, Canada, Đài Loan, Nhật... Nhưng trong số đó, chúng tôi khuyên các bạn hãy lựa chọn thị trường Nhật Bản.
Có rất nhiều câu hỏi người lao động đang thắc mắc và tò mò rằng họ nên đi lao động xuất khẩu ở nước nào, lương thưởng ra sao, các điều kiện và thủ tục xuất khẩu lao động thế nào....Hiện nay có rất nhiều thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng như Úc, Canada, Đài Loan, Nhật...Nhưng trong số đó, chúng tôi khuyên các bạn hãy lựa chọn thị trường Nhật Bản, đây là kinh nghiệm và thực tế từ rất nhiều người đã từng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản chia sẻ.
Và thực tế là hiện nay cũng có rất nhiều lao động Việt Nam lựa chọn Nhật Bản bởi nhiều ưu điểm so với các quốc gia khác. Chính vì vậy, thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015 sẽ thực sự bùng nổ.
Xuất khẩu lao động Nhật Bản - Thị trường đầy tiềm năng cho lao động Việt Nam
Những lý do xuất khẩu lao động năm 2015 chủ yếu ở thị trường Nhật Bản
- Nhật Bản là nước có nền kinh tế phát triển nhất Châu Á, đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ;
- Nhật Bản có hệ thống đào tạo, hướng dẫn, dạy tiếng Nhật cho người Việt xuất khẩu lao động Nhật Bản  1 cách chuyên nghiệp, giỏi, dễ hiểu, dễ tiếp thu.
- Nhật Bản có cơ sở hạ tầng, kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất thế giới, giúp bạn tiếp xúc, học tập, sử dụng các công nghệ hiện đại này.
- Có chế độ lương bổng, ưu đãi, hỗ trợ tốt, hấp dẫn: hỗ trợ phương tiện đi lại, nơi ở...
- Nhật Bản có nền văn hóa công sở vô cùng hay, chuyên nghiệp, khi bạn làm việc tại Nhật Bản điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang làm việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp nhất thế giới, giúp bạn sống, học tập được cách làm việc, quản lý của các công ty hàng đầu Nhật Bản.
 Nhật Bản sẽ là thị trường xuất khẩu lao động tiềm năng trong năm 2015
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, hiện nay có khoảng 500.000 lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, tập trung nhiều tại Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…và tập trung nhiểu nhất tại Nhật Bản. Mỗi năm họ gửi về nước gần 2 tỉ USD.
 Để đẩy mạnh hiệu quả Xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015, vừa qua Chính phủ đã phê duyệt dự án “Hỗ trợ Xuất khẩu lao động giai đoạn 2012-2015” với tổng chi phí hơn 1.000 tỉ đồng, mục tiêu là mỗi năm đưa 80.000-120.000 lao động ra Nhật Bản, nước ngoài làm việc; thành lập nhiều trung tâm đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động cung cấp cho các thị trường bậc cao; phấn đấu năm 2015 có khoảng 60% lao động được đào tạo nghề và 100% lao động được bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở Nhật, nước ngoài.

Nhật Bản luôn rộng cửa đón lao động Việt Nam

 Olympic 2020 sẽ diễn ra vào mùa hè ở Nhật Bản. Các công tác chuẩn bị vẫn đang được tiến hành tốt trong sự chu đáo của Nhật Bản. Tuy vậy nhưng để có được 1kỳ Olympic thành công, Nhật Bản đang gặp phải nhiều thách thức không nhỏ. Điều thách thức lớn nhất phải kể đến là thị trường lao động Nhật Bản đang thiếu nhân công để xây dựng cơ sở hạ tầng cho kì thế vận hội lớn nhất hành tinh này. Vì vậy, nhu cầu cung ứng thêm lao động xuất khẩu Việt Nam của Nhật Bản đang tăng một cách đột biến, đặc biệt là lao động trong ngành xây dựng.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, cả nước ta có khoảng 7.500 thực tập sinh người Việt được đưa sang Nhật Bản, con số này đã tăng hơn 70% so cùng kỳ năm 2013. Và dự kiến cho đến hết năm nay, con số này sẽ đạt kỷ lục mới, cụ thể là Việt Nam sẽ đưa được khoảng 12.000 người đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.
Theo báo cáo của Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 6 tháng qua, bình quân mỗi tháng có trên 1.200 thực tập sinh cung ứng sang Nhật Bản. Hiện cục đang thẩm định hợp đồng của hàng chục doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ), trong đó nhiều hợp đồng đăng ký tuyển dụng với số lượng lớn, từ 50-100 người (trước đây mỗi hợp đồng chỉ vài người).
Lao động ở Nhật có nhiều cơ hội việc làm
Hiệp hội XKLĐ Việt Nam cho rằng tình hình đưa thực tập sinh sang Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây là cơ hội tốt để các DN đẩy mạnh khai thác thị trường XKLĐ hấp dẫn này. Dù vậy, sẽ phát sinh nhiều phức tạp, rủi ro cho người lao động (NLĐ) nếu DN vì chạy theo đơn hàng mà không làm kỹ khâu tuyển chọn, tạo nguồn, đào tạo lao động.
Ông Lê Long Sơn cho rằng do nhu cầu lao động cao, đặc biệt ở lĩnh vực xây dựng nên vừa qua, một số doanh nhân Nhật Bản chuyển hướng mở nghiệp đoàn, công ty môi giới lao động. Do đó, các DN cần tìm hiểu kỹ đối tác trước khi ký kết hợp đồng để phòng tránh rủi ro. Cũng theo ông Sơn, điều kiện tuyển dụng lao động xây dựng ở thị trường Nhật Bản khác nhiều so với các nước Trung Đông nên đòi hỏi phải làm tốt công tác tạo nguồn, đào tạo lao động, giáo dục định hướng. Bên cạnh đó, do tính chất thời vụ của ngành xây dựng nên các DN cũng phải đàm phán, có điều khoản ràng buộc nhằm bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.
Tăng thời hạn cho lao động xây dựng
 Dự kiến trong tháng 7 này, chính phủ Nhật Bản sẽ quyết định việc tăng thời hạn làm việc của thực tập  sinh nước ngoài ở lĩnh vực xây dựng từ 3 năm lên 5 năm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động xuyên suốt cho các công trình của Olympic 2020. Tuy nhiên, vì một số lý do, thời điểm công bố tăng thời hạn có thể lùi lại một vài tháng. Theo ông Võ Anh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Haindeco tại TP HCM, trong trường hợp sang Nhật Bản trước khi có sự điều chỉnh này, hợp đồng của NLĐ vẫn chỉ có thời hạn 3 năm và sẽ được gia hạn thêm 2 năm sau khi hết hạn hợp đồng ban đầu.

Xuất khẩu lao động 6 tháng đầu năm 2015 đạt 60%

Năm 2014 xuất khẩu lao động đã đạt được nhiều thành tựu khởi sắc. Số tu nghiệp sinh Nhật Bản xuất cảnh đạt 110% chỉ tiêu kỳ vọng. Trong năm nay hứa hẹn sẽ còn xuất cảnh được nhiều lao động hơn nữa nhờ phong trào đi xuất khẩu lao động đang lên tại các tình như: Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nghệ An, Phú Thọ…
Trong tháng 6/2015, Đài Loan (Trung Quốc) vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 7.505 lao động, tiếp theo là Nhật Bản 2.324 lao động, Hàn Quốc 654 lao động, Malaysia 582 lao động, Saudi Arabia 377 lao động, Qatar 112 lao động và các thị trường khác.


Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 56.173 lao động (16.942 lao động nữ), đạt 59,13% kế hoạch năm 2015 và bằng 101,75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng hợp số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp cho thấy, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 6 là 11.777 lao động (3.619 lao động nữ).
Đài Loan (Trung Quốc) vẫn là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất với 7.505 lao động, tiếp theo là Nhật Bản 2.324 lao động, Hàn Quốc 654 lao động, Malaysia 582 lao động, Saudi Arabia 377 lao động, Qatar 112 lao động và các thị trường khác.
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ LĐTB&XH đã đàm phán ký kết và triển khai thực hiện Bản ghi nhớ đặc biệt (MOU) với Hàn Quốc về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Nội dung dự thảo MOU về hợp tác lao động giữa Việt Nam-Thái Lan, Việt Nam-Malaysia đang được hoàn thiện, các thỏa thuận song phương đã ký với các nước cũng được đôn đốc thực hiện.
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai các hợp đồng đưa lao động sang làm việc tại Arab Saudi, Qatar… đưa thực tập sinh sang làm việc tại Nhật Bản đối với lao động trong lĩnh vực xây dựng và đóng tàu từ tháng 4, hướng dẫn về nội dung, chương trình đào tạo kỹ năng nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động giúp việc gia đình sang làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc)…
Bộ LĐTB&XH Việt Nam vừa ký kết Ý định thư hợp tác đưa lao động sang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người già tại Đức.
Ý định thư này là văn bản cam kết để hai bên có cơ sở chỉ đạo các tổ chức liên quan của nước mình. Về phía Đức, với văn bản này, Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam sẽ có cơ sở chỉ cấp thủ tục nhập cảnh cho học viên do các tổ chức hai bên hợp tác đưa đi nếu tuân thủ các nguyên tắc trong Ý định thư chung.