Thị lực là yếu tố rất quan trong khi người lao động có định hướng xuất khẩu lao động Nhật Bản. Hiện nay, lớp lao động trẻ do tiếp cận nhiều với điện thoại, máy tính, tivi và các đồ công nghệ khác nên rất dễ dẫn đến giảm thị lực. Do chương trình XKLD Nhật khi tham gia phải trực tiếp phỏng vấn với xí nghiệp, phải cạnh tranh theo tỷ lệ thông thường là 1 chọi 2 hoặc 1 chọi 3 nên rõ ràng thị lực kém là bất lợi không hề nhỏ. Chưa kể đến nhiều công việc yêu cầu thị lực tốt như xây dựng, điện tử, dệt may,...
(Bảng đo thị lực) |
Nhiều công ty trong lĩnh vực tuyển chọn, đào tạo lao động đi Nhật Bản làm việc có xu hướng tiếp nhận đại trà, tức thị lực kém vẫn nhận vào đào tạo mà không quan tâm đến việc người lao động có xuất cảnh được hay không. Vậy thì thị lực bao nhiêu thì chúng ta nên điều trị hoặc không tham gia XKLD Nhật Bản?
Các công ty có những tiêu chí riêng khi tuyển chọn lao động, thường phụ thuộc vào lượng lao động tham gia kèm theo tiêu chí xí nghiệp đưa ra khi tiếp nhận. Nếu cần người thi tuyển khi số lượng chưa đủ, các công ty môi giới sẵn sàng hạ thấp tiêu chí và thị lực thấp hơn quy định công ty vẫn được tham gia như bình thường. Nếu người lao động thấy cơ hội của mình ở những ngành nghề đó vẫn rộng mở thì hoàn toàn có thể tham gia. Ví dụ như:
- Các đơn về lắp ráp linh kiện điện tử thường yêu cầu mắt 8/10 trở lên
- Mặt bằng chung các ngành nghề thì thị lực 6/10 hoàn toàn có thể tham gia bình thường
- Môt số ngành không yêu cầu cao về thị lực như nông nghiệp, bao bì, thực phẩm,... cũng không yêu cầu cao thì mắt 4/10 có thể tham gia được.
Một điều người lao động nên chú ý là nhiều người thị lực khá kém (chừng 2-3/10 nhưng vẫn có thể làm việc, sinh hoạt bình thường mà không đeo kính), chính điều đó lại dễ dẫn đến hiểu lầm là mắt mình hoàn toàn bình thường và không lo ngại gì khi tham gia. Đến khi khám sức khỏe hoặc thi tuyển nhiều lần nhưng không trúng tuyển mới ngã ngửa ra do thị lực quá kém.
Thứ hai là, thị lực hoàn toàn khác với độ cận của mắt. Đối với mắt cận đeo kính 1 độ thì thị lực tương đương khoảng 5-6/10, cận 2 độ mắt có thị lực khoảng 2-4/10. Như vậy tuyệt đối không thể nhầm giữa thị lực của mắt và độ cận của kính, điều này rất cơ bản nhưng những người lao động chưa bao giờ tiếp xúc với kính rất dễ nhầm.
Đối với các đơn tuyển chọn lao động xuất khẩu đi Nhật Bản của Công ty Cổ phần Phát triển nguồn Nhân lực ABC yêu cầu:
- Chấp nhận thị lực của nam giới là từ 5/10 trở lên
- Chấp nhận thị lực của nữ giới là từ 4/10 trở lên (một số đơn có thể giảm hơn tuy nhiên không khuyến khích khi đủ nguồn đáp ứng đơn hàng)
Khi có thị lực kém hơn người lao động vẫn mong muốn đi nên suy nghĩ đến phương án “mổ mắt”. Do thời điểm này công nghệ y học tương đối cao, tỷ lệ thành công xấp xỉ 100% nên đây dần là phương án quen thuộc khi người lao động có thị lực kém. Tuy nhiên chi phí mổ mắt cũng tương đối cao (khoảng trên dưới 15 triệu VNĐ). Và hơn nữa nếu thị lực vào khoảng 4-6/10 thì bác sỹ cũng thường khuyên chưa nên mổ vội.
Nhắc nhở: Vì thị lực khá quan trọng nên người lao động nên chú ý hơn khi đo thị lực tại bệnh viện. Hầu hết các công ty XKLĐ Nhật Bản đều lấy thông tin người lao động dịch và gửi cho xí nghiệp dựa trên mẫu form kết quả sức khỏe tại bệnh viện gửi về. Trong trường hợp người lao động đi lại mệt, hoa mắt, chóng mặt, đau mắt, hoặc có bất cứ yếu tố gì làm giảm thị lực thì không nên đo ngay. Chỉ đo khi thị lực mắt trong trạng thái hoàn toàn bình thường hoặc tốt nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét