Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Lên kế hoạch tiết kiệm tiền khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản bạn hãy lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu giúp đảm bảo nguồn tài chính không bị hao hụt nhiều sau 3 năm làm việc tại đây.
(Ảnh minh họa)

Lên kế hoạch tiết kiệm tiền khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo các gợi ý sau:
A. Tập thói quen quản lý tài chính hiệu quả
Khi có tiền trong tay, bạn phải đề ra kế hoạch để quản lý số tiền ấy một cách có hiệu quả. Để làm được điều đó, bạn hãy chia số tiền này thành 6 khoản mục nhỏ tương ứng bao gồm:
Quỹ đầu tư dài hạn: 10%. Bất kỳ lúc nào bạn nhận được một khoản tiền từ lương, thưởng…hãy trích ngay 10% vào quỹ này, đây có thể coi như tự trả lương cho mình. Quỹ này là khoản tích lũy cho các khoản đầu tư dài hạn. Đây là khoản tiền đầu tư sinh lời trong tương lai và nó có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động đủ lớn để bạn sống hạnh phúc sau này
Quỹ tiêu dùng ngắn hạn: 10%. Bạn có nhiều thứ mơ ước: điện thoại mới, đồng hồ mới… nhiều tín đồ shopping chi tiêu không kiểm soát cho thú vui mua sắm của mình ở mức 10% để tránh những lần mua sắm ngẫu hứng tốn kém.
Quỹ đầu tư cho giáo dục: 10%. Hãy dành 10% số tiền của bạn cho các kế hoạch học tập phát triển bản thân như đăng ký một khóa học, mua sách, học một lớp kỹ năng… cùng với quỹ đầu tư dài hạn thì quỹ đầu tư cho giáo dục cũng là một trong hai quỹ tạo ra nhiều giá trị nhất cho bạn trong tương lai.
Quỹ tiêu dùng hàng ngày: 55%. Đây là số tiền cần cho những nhu cầu của bản thân hàng ngày như đi lại, ăn uống. Hãy đảm bảo rằng bạn chi tiêu tiết kiệm và hợp lý khoản tiền này.
B. Suy nghĩ thực tế và học hỏi kinh nghiệm của người đi trước
1. Đi xuất khẩu lao động là đi làm việc chứ không phải đi du lịch:
Nhiều bạn chưa có dịp đi xa ngay trong nước nên khi có dịp “vi vu” bằng máy bay đến một miền xa lạ thì thật thú vị. Rồi nghe thông tin khi về ôm một đống tiền để đổi đời lại càng phấn khởi. Cần phải nói sòng phẳng: Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, với cương vị là người đi làm thuê, bạn sẽ phải thực hiện các yêu cầu (hợp pháp) của người sử dụng lao động, có thể phải làm theo định mức hoặc sản lượng.
Tiền lương và thu nhập khác được xác định qua hợp đồng lao động, muốn kiếm tiền ngoài lương chỉ có duy nhất một cách: Làm thêm giờ. Mà điều này lại liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Có người đã đổ bệnh vì lạm dụng phương cách đó. Cho nên có thể nói đây là một chuyến đi làm việc xa nhà, vất vả, phải biết chi tiêu có kế hoạch và tiết kiệm. Tuy nhiên, khi đã quen với nơi làm việc và điều kiện lao động, không ai ngăn cản các bạn thăm thú đó đây trong ngày nghỉ để biết thêm về đất nước con người sở tại.
2. Tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy của doanh nghiệp, phong tục tập quán tại Nhật Bản
Đi xuất khẩu lao động, không ít bạn xuất thân từ lao động nông nghiệp. Một số bạn đi từ công truờng, xí nghiệp trong nuớc.. Hầu hết các bạn chưa quen với tác phong công nghiệp, từ cung cách làm việc đến ăn, ở đi lại của các nước sở tại được sản xuất theo quy trình công nghệ rất chặt chẽ, nghiêm ngặt, nếu bạn vi phạm người ta sẽ biết ngay và bạn sẽ bị kỷ luật.
Ngoài giờ làm việc, bạn có dịp tiếp xúc với nhân dân địa phương, phải tôn trọng phong tục tập quán của họ (ví dụ: Trong quan hệ nam nữ, hút thuốc, uống rượu, kiêng một số loại thịt; tư thế tác phong lúc đi thăm các nơi tôn nghiêm, tín ngưỡng…).
3. Không sa vào tệ nạn xã hội, không phạm pháp
Ngoài giờ làm việc (lúc tan ca hoặc ngày nghỉ), một số bạn “giải trí” bằng cách uống rượu (có trường hợp tự nấu rượu lậu), đánh bạc thâu đêm. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn, thậm chí có trường hợp gây mất an ninh trật tự như đánh nhau, chửi bới làm suy giảm thể diện của người Việt Nam ở nước ngoài. Có bạn còn bóc lột đồng nghiệp bằng cách cho vay nặng lãi, nghe lời rủ rê của kẻ xấu bỏ trốn đi làm việc ở nơi khác với ước mơ cóthu nhập cao hơn. Xin khẳng định với các bạn những việc đó là phạm pháp, bạn sẽ mất việc, bị trục xuất về nước. Không ai chịu bồi thường cho bạn trong những trường hợp như vậy.
4. Cập nhật thông tin về trách nhiệm và quyền lợi của mình
Các bạn cần nắm vững các địa chỉ sau đây: Điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam, của Ban Quản lý lao động hoặc đại diện doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở nước mình làm việc, để khi cần thiết các bạn có thể liên lạc đề nghị tư vấn hoặc trợ giúp. Đặc biệt, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái toàn cầu hiện nay, người lao động ở nước ngoài rất dễ mất việc. Trong trường hợp đó, các bạn cần bình tĩnh. Hiện nay, các nước nhập khẩu lao động như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (TQ), Singapore, Cộng hòa Czech, Malaysia… đã điều hành chính sách về vấn đề này để trợ giúp một phần lao động hồi hương. Chính phủ Việt Nam cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam bồi thường cho đối tượng này theo quy định của pháp luật.
5. Một số chú ý khác giúp tiết kiệm chi phí khi làm việc tại Nhật Bản:
Thường thì chi phí ăn uống tại các điểm đến làm việc  cao hơn nhiều so với những gì bạn tính toán trước đó. Đó là lý do tại sao bạn sẽ có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí nếu cùng bạn bè đồng nghiệp nấu ăn chung tại nhà. Lợi ích của việc này còn nhiều hơn cả chỉ đơn giản là tiết kiệm tiền bởi bạn còn có thể học lỏm được những công thức nấu ăn của bạn bè quốc tế. Đừng quên giữ cho bạn và cả bạn của bạn một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng bạn bè có thể có ảnh hưởng rất lớn trong thói quen ăn uống của bạn. Ví dụ, thường xuyên ăn uống với những người bạn có lượng tiêu thụ thực phẩm cao sẽ khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn và tăng cân hay ngược lại.
Tiền điện thoại:
Bạn có biết là trung bình chúng ta chi tiêu nhiều hơn $1.300 một năm cho hóa đơn điện thoại? Cho dù bạn chon hình thức trả theo cuộc gọi hay thanh toán hàng tháng, hãy chắc chắn rằng đó là lựa chọn phù hợp nhất.
Giảm giá và mua bán đồ cũ
Hãy thật khôn ngoan trong việc chi tiêu. Để ý các chương trình khuyến mại hoặc giảm giá. Và điều quan trọng nhất là cố kiềm chế bản thân trước hàng loạt các hàng giảm giá để không mua quá túi tiền bạn có. Mua hay bán các mặt hàng cũ với giá rẻ hơn hoặc để tránh lãng phí khi bạn không dung nữa cũng là một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền và có lối sống thân thiện với môi trường. Hãy thử ghé thăm các cửa hàng hoặc các trang web đáng tin cậy để mua các mặt hàng cũ có chất lượng tốt.
Nếu bạn có ý định sống ở Nhật Bản lâu dài và muốn tiết kiệm được chi phí với khoản lương khá thấp thì bạn có thể lựa chọn giải pháp mua đồ cũ để sử dụng. Ở Nhật Bản có khá nhiều mặt hàng đồ cũ có giá khá rẻ như ấm đun nước, nồi cơm điện, tủ lạnh, máy giặt…, chất lượng của các đồ dùng này cũng khá tốt, bạn có thể hỏi thăm những người hàng xóm, đồng nghiệp để biết khu chợ bán đồ cũ gần nơi bạn ở để mua chúng.
Công ty Cổ phần Phát triển nguồn Nhân lực ABC hỗ trợ tư vấn chương trình xuất khẩu lao động – du học sinh – thực tập sinh – tu nghiệp sinh Nhật Bản. Chúng tôi trực tiếp nhận hồ sơ, đào tạo và hỗ trợ thủ tục xuất nhập cảnh cho học viên.
Hỗ trợ tư vấn:
Công ty Cổ phần Phát triển nguồn Nhân lực ABC
Địa chỉ:       Số 79 Thiên Hiền, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04.3837.3888

0 nhận xét:

Đăng nhận xét