Xuất khẩu Lao động Nhật Bản trong năm 2015-2016 nhu cầu đi xuất khẩu lao động ở các nước tiên tiến ngày càng nâng cao, xuất khẩu lao động không chỉ còn là mục tiêu xóa đói giảm nghèo mà người lao động cũng nâng cao tay nghể và vốn kiến thức, rất nhiều lao động xuất khẩu Nhật Bản sau khi về nước đã trở thành những lãnh đạo của các doanh nghiệp. Trong hồ sơ đi xuất khẩu lao động một phần không thể thiếu được đó là khám sức khỏe.
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Trong những năm gần đây có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, nhiều nhất tại các thị trường Xuất khẩu lao động Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác. Tuy nhiên, để có thể đi lao động tại nước ngoài thì người lao động phải hoàn thành các thủ tục giấy tờ như hộ chiếu, tư pháp… và đặc biệt là giấy chứng nhận sức khỏe.
Khám sức khỏe cho người xuất khẩu lao động đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuẩn bị cho thời gian làm việc tại nước ngoài. Việc thực hiện các nội dung khám và xét nghiệm là nhằm mục đích đánh giá mức độ phù hợp của sức khỏe người lao động với công việc cũng như phát hiện các vấn đề về sức khỏe.
Đối với người lao động.
• Xác định xem tình trạng sức khỏe hiện tại có đủ tiêu chuẩn để đi làm việc tại nước ngoài không? Có phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển dụng không?
• Phát hiện được bệnh tật (nếu có) và có phương án điều trị kịp thời.
Ngoài ra, chẩn đoán sớm các bệnh nhất là các bệnh không có các biểu hiện ra bên ngoài sẽ tạo điệu kiện thuận lợi cho việc điều trị có hiệu quả cao, tránh lây nhiễm cho cộng đồng, giảm chi phí y tế….
Đối với người sử dụng lao động
• Tuyển chọn được những lao động có đủ sức khỏe để làm việc, giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí y tế, chi phí bồi thường cho người lao động mắc bệnh.
• Bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
• Tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Vì vậy khi có kế hoạch đi làm việc tại nước ngoài, người lao động phải đến bệnh viện có đủ thầm quyền kiểm tra sức khỏe với các mục khám theo yêu cầu của từng nước đến.
Gần đây có rất nhiều câu hỏi được người lao động gửi đến hòm thư của cán bộ tuyển dụng Hà Nội, đa phần là những tâm tư, thắc mắc liên quan đến chi phí đi xuất khẩu lao động, mức lương bình quân lao động tại Nhật Bản…
Mới đây nhất chúng tôi nhận được câu hỏi của bạn Thu Hằng quê Thái Nguyên về điều kiện sức khỏe đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn Hằng và những lao động đang có nhu tìm hiểu về điều kiện đi xuất khẩu lao động.
Điều kiện sức khỏe nào được đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Theo thông tư liên tịch do bộ Y Tế, bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội về việc khám và chứng nhận sức khỏe cho người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài có tất cả 13 loại bệnh tật không đu tiêu chuẩn sức khỏe.
– Tim mạch (10 loại)
– Hô hấp (10)
– Tiêu hóa (9)
– Nội tiết (5)
– Thận và tiết niệu (6)
– Thần kinh (11)
– Tâm thần (4)
– Cơ quan sinh dục (6)
– Cơ xương khớp (6)
– Da liễu và hoa liễu (19)
– Mắt (9)
– Tai mũi họng (3)
– Răng hàm mặt (2)
Có tất cả 13 nhóm bệnh không đủ tiêu chuẩn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, ngay cả những bệnh vàng da, thấp khớp, hình xăm trổ cũng nằm trong số này.
Khi đi khám, người lao động sẽ được bệnh viện giao cho giấy chứng nhận sức khỏe trong 3-5 ngày làm việc, giấy chứng nhận này sẽ có hiệu lực 3 tháng kể từ ngày khám.
Bác sĩ trực tiếp khám và kết luận sức khỏe cho người lao động phải có thời gian hành nghề liên tục ít nhất 5 năm về chuyên khoa đó, những bệnh viện khám sức khỏe cho người đi xuất khẩu lao động phải đạt tiêu chuẩn bệnh viện đa khoa hạng II trở lên, qua đó phải có đầy đủ các trang thiết bị y khoa hiện đại, có đầy đủ các chuyên khoa, cận khoa lâm sàng, X-quang làm được các xét nghiệm cơ bản về máu, viêm gan, HIV, ma túy, điện não đồ, chẩn đoán bệnh phong…Bên cạnh đó nếu phía đối tác Nhật Bản có yêu cầu thêm các loại xét nghiệm và kỹ thuật khác thì bệnh viện phải đáp ứng đầy đủ.
Hiện nay, trên cả nước có tất cả 11 bệnh viện tập trung tại Hà Nội và TP.HCM, đủ điều kiện khám chữa bệnh cho người lao động bao gồm:
Phía Bắc: Saint Paul, Hồng Ngọc, Hà Nội, Giao thông vận tải, Tràng An.
Phía Nam: Chợ Rẫy, Thống Nhất, Columbia, Nhân Dân Gia Định, Nguyễn Tri Phương, 115.
Đối với người lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại công ty CP Phát triển nguồn Nhân lực ABC sẽ đăng ký khám sức khỏe tại Bệnh viện Giao thông Vận tải.
Nếu người lao động khi xuất cảnh bị phía doanh nghiệp Nhật Bản trả về nước do kết luận khám và chứng nhận sức khỏe của bệnh viện không đúng thì bệnh viện sẽ phải bồi thường khoản tiền bằng lượt vé máy bay từ Nhật về Việt Nam.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thông tin xuất khẩu lao động Nhật Bản các bạn có thể liên lạc trực tiếp với cán bộ tuyển dụng lao động Hà Nội để được hộ trợ nhanh chóng nhất.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét