Xuất khẩu lao động Nhật Bản – cơ hội để đi xuất khẩu lao động ở các nước có nền kinh tế phát triển ngày càng mở rộng đối với người lao động, nhất là trong giai đoạn Nhật Bản đang chuẩn bị cho Olypic 2020 và sẵn sàng có cơ hội gia hạn tăng hạn hợp đồng cho người lao động lên 5-8 năm.
Ngoài ra đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động có cơ hội tiếp xúc với một nước có nền công nghiệp phát triển vào bậc nhất thế giới, ở nơi đó họ được bảo vệ bởi luật lao động rất chặt chẽ và các chế độ quyền lợi được đảm bảo. Người xuất khẩu lao động Nhật Bản được học hỏi và lao động ở một môi trường văn hóa khoa học cao, chuyên nghiệp, và đặc biệt người Nhật rất thân thiện.
Đi xuất khẩu lao động nước nào thu nhập tốt, ổn định Nhất có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều lao động. Trong đó Nhật Bản và Đài Loan tiếp tục là 2 thị trường thu hút nguồn lao động xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2015 và dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2016 và những năm sắp tới.
Theo số liệu của Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết trong năm 2014 cả nước có trên 100.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài trong đó thị trường Đài Loan chiếm 62.100 người, Nhật Bản đứng thứ 2 với 19.700 người. Theo các đơn hàng tuyển dụng từ phía Nhật Bản thì đây là thị trường có thu nhập khá tốt dao động 28-30 triệu đồng/tháng, chưa tính đến thu nhập làm thêm.
Theo nghiên cứu của Công ty CP Phát triển nguồn Nhân lực ABC cho biết trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 thị trường Nhật sẽ cần nhiều lao động Việt Nam trong ngành xây dựng và nông nghiệp. Đặc biệt kể từ năm 2015, phía Nhật đã bắt đầu tiếp nhận lao động trong ngành điều dưỡng, hộ lý với thu nhập cao trung bình trên 60 triệu/tháng.
Tuy nhiên với 2 ngành này sẽ yêu cầu lao động có yêu cầu cao về trình độ tiếng Nhật, do đó người lao động muốn sang Nhật làm việc trong lĩnh vực này phải nỗ lực rất cao mới đáp ứng được
Về thị trường Đài Loan, thì theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm có thể thấy nhu cầu tuyển dụng của thị trường này vẫn tiếp tục tăng cao, tập chung chủ yếu là các ngành nghề điện tử, dệt may, chế biến thực phẩm, cơ khí… Mức thu nhập bình quân của lao động tại thị trường này khoảng 20 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lao động khá khắt khe trong việc tuyển dụng lao động, bởi vậy người lao động muốn sang thị trường này lao động cần chuẩn bị kỹ tâm lý, vốn tiếng Nhật, tay nghề và ý thức làm việc chuyên nghiệp…Do đó thời gian chuẩn bị cho đến lúc xuất cảnh tương đối dài khoảng từ 6-8 tháng để lao động có thể học tiếng, tay nghề và định hướng nghề nghiệp giúp thực tập sinh có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới khi sang Nhật.
Có một điều lao động cần hết sức lưu ý khi sang Nhật làm việc xuất khẩu lao động đó là sẽ có một số đối tượng xấu dụ dỗ lao động Việt Nam bỏ trốn, ra làm việc chui việc này có thể mang đến lợi ích trước mắt tuy nhiên sẽ gánh chịu nhiều rủi ro như không có bảo hiểm xã hội, không có bảo hiểm tai nạn, đặc biệt khi xảy ra tranh chấp người lao động dễ bị trắng tay.
Theo Cục quản lý lao động ngoài nước cho biết, thời gian tới chúng ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc ở thị trường xuất khẩu lao động Nhật, cục sẽ tiến hành tổ chức các buổi hội thảo tại các địa phương Nhật và Việt Nam nhằm mở rộng quy mô hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam và các đơn vị tuyển dụng Nhật. Đồng thời trong thời gian tới cục cũng sẽ tăng cường giám sát chặt hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, phối hợp với bộ công an để kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng xấu thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động.
Bên cạnh cần đẩy mạnh truyền thông xã hội về hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài để người lao động có thể nắm bắt được những nguồn tin chính thống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét