Chính trị Nhật Bản
Nhật Bản là một trong các nước theo hệ thống quân chủ lập hiến, trong đó Thủ tướng là người nắm quyền cao nhất về các phương diện quản lý quốc gia và chịu sự giám sát của hai viện quốc hội cùng tòa Hiến pháp có thẩm quyền ngăn chặn các quyết định vi hiến của chính phủ. Được xây dựng dựa trên hình mẫu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Irelandvà một số nước phương Tây khác sau này. Thiên hoàng về danh nghĩa là tối cao nhưng chỉ là tượng trưng, không được tham gia vào chính trị. Chính trị là việc của các nghị viên được bầu ra ở các địa phương, thủ tướng lại do các nghị viên bầu ra. Nhật không áp dụng chế độ tổng thống được trực tiếp bầu ra như Hoa Kỳ, mà chọn chế độ nội các nghị viện kiểu Anh quốc.
Theo hệ thống pháp luật thế giới hiện hành, Nhật Bản được xếp vào các nước có nền dân chủ đầy đủ.
Tuy vậy do đặc trưng văn hóa và nếp nghĩ của Nhật Bản, nền dân chủ kiểu đầu phiếu và nền tự trị địa phương đã không phát triển thành như phương Tây mà biến thành kiểu tập quyền vào cơ quan ở trung ương. Chính quyền địa phương đã biến thành cơ quan được chính phủ trung ương chia xẻ quyền hạn cho, nhận trợ cấp để đại lý quyền hành chính của nhà nước trung ương. Chính quyền địa phương thực ra chỉ làm cơ quan thầu khoán cho chính phủ. Nhật Bản xưa nay là nước mà Mạc phủ ra lệnh cho các phiên tướng di chuyển từ đất này sang đất khác. Ở trong một nước có truyền thống tập quyền trung ương như thế, mô hình chính trị kiểu phương Tây đã không nảy nở được.
Chủ nghĩa dân chủ kiểu đầu phiếu cũng không được như lý tưởng. Nghị viện (Quốc hội) đã không trưởng thành được về mặt quyền hạn, mà thực chất chỉ là cơ quan môi giới nguyện vọng điều trần tới chính phủ. Ở Mỹ, mỗi khi tổng thống hay quan chức trung ương làm điều bất chính, thì lập tức Nghị viện mở cuộc điều trần để điều tra. Làm chính trị là việc của Phủ lập pháp (Nghị viện), còn hành pháp (Chính phủ trung ương) chỉ thi hành cho đúng chính sách đó thôi. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thì tình trạng là ngược lại.
Luật cấm độc quyền đã không hoạt động có hiệu quả. Giải thể nhóm tài phiệt cũng chỉ loại bỏ gia đình tài phiệt ra khỏi nhóm tài phiệt mà thôi. Ủy ban giao dịch công chính mà có chủ tịch là cựu quan liêu Bộ Kho bạc thuyên chuyển xuống, sẽ không hoạt động hiệu quả nữa. Thậm chí, Bộ Thương nghiệp quốc tế và công nghiệp và Bộ Kho bạc đã công nhiên chỉ đạo vi phạm luật cấm độc quyền.
Hiến pháp
Hiến pháp của nước Nhật Bản, được công bố vào ngày 3 tháng 11 năm 1946 và có hiệu lực kể từ ngày 3 tháng 5 năm 1947, quy định rằng nhân dân Nhật Bản thề nguyện trung thành với các lý tưởng hòa bình và trật tự dân chủ.
Dù vậy vào ngày 3 tháng 5 năm 2007, Nghị viện đã thông qua một văn bản dưới luật theo đó cho phép chính phủ tổ chức trưng cầu dân ý cho một bản sửa đổi mới vào năm 2010 và sẽ cần hai phần ba số phiếu thuận của Nghị viện để có hiệu lực.
Hoàng thất Nhật Bản
Ở Nhật Bản, hoàng đế được gọi là Thiên hoàng (天皇, tennō). Thiên hoàng có quyền lực rất hạn chế ở nhà nước quân chủ lập hiến này. Theo Hiến pháp Nhật Bản (1947), Thiên hoàng chỉ "tượng trưng cho nước Nhật".Đương kim Thiên hoàng Akihito, sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933 tại thủ đô Tokyo, lên ngôi ngày 7 tháng 1 năm 1989, đặt niên hiệu là Bình Thành. Ông là con của Thiên hoàng Chiêu Hòa, vị Thiên hoàng trị vì lâu dài nhất (62 năm) và cũng sống lâu nhất (87 tuổi) trong chính sử Nhật Bản.
Thiên hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko có 3 người con (hai trai và một gái). Thái tử Naruhito sinh ngày 23 tháng 2 năm 1960, đã kết hôn với cô Masako và có một con gái. Hoàng tử Akishono có hai con gái và một con trai. Theo Hiến pháp Nhật Bản, chỉ nam giới mới được thừa kế ngai vàng.
Cơ quan lập pháp
Quốc hội Nhật Bản (国会 Kokkai) là cơ quan lập pháp cao cấp nhất, gồm có Hạ viện (衆議院 shugi-in, Chúng nghị viện) với 512 ghế vàThượng viện (参議院 sangi-in, Tham nghị viện) với 252 ghế. Hạ viện được bầu ra từ 130 đơn vị bầu cử với số nghị viên từ 2 tới 6 vị tùy theo dân số. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 năm, mỗi 3 năm được bầu lại một nửa. 100 Thượng nghị sĩ được bầu theo sự đại diện tỉ lệ (proportional representation) tức là do các cử tri toàn quốc, số còn lại 152 ghế được bầu từ 47 đơn vị bầu cử tỉnh. Hạ viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm. Nội các, đây là một quyền lực chính trị quan trọng nhất của nền chính trị đại nghị. Các công dân Nhật Bản trên 25 tuổi đều có quyền ứng cử Dân biểu và trên 30 tuổi có thể tranh cử ghế Thượng viện. Quyền được thực hiện phổ thông đầu phiếu thuộc về mỗi người dân nam nữ trên 20 tuổi.
Các đảng phái chính trị
Nhật Bản là quốc gia có chính quyền đa đảng phái. Những đảng phái chính trị lớn gồm có:
Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (自由民主党 Jiyū Minshu-tō)
Đảng Dân chủ Nhật Bản (民主党 Minshu-tō)
Đảng Tân Komei (公明党 Kōmei-tō, Công Minh)
Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản (社会民主党 Shakai Minshu-tō), thường gọi tắt là Đảng Xã Dân (社民党 Shamin-tō)
Đảng Cộng sản Nhật Bản (日本共産党 Nihon Kyōsan-tō)
Các cơ quan Hành pháp và Tư pháp
Bài chi tiết: Chính phủ Nhật Bản
Quyền hành pháp được giao cho Nội các, gồm Thủ tướng và các bộ trưởng, tất cả chịu trách nhiệm tập thể trước Quốc hội. Thủ tướng phải là một nghị viên của Quốc hội và được Quốc hội bổ nhiệm, có quyền chỉ định và bãi nhiệm các bộ trưởng, các vị sau này phải là dân sự và phần lớn là nghị viên Quốc hội.
Vào tháng 3 năm 1992, Nhật Bản có 12 bộ và 32 cơ quan (agency) với Văn phòng Thủ tướng, 1,17 triệu công chức kể cả 240 ngàn nhân viên thuộc Lực lượng Tự vệ (自衛隊; sách báo Việt Nam quen gọi là Lực lượng Phòng vệ). Ngoài ra còn có Hội đồng Kiểm toán (the Board of Audit) chịu trách nhiệm thanh tra các tài khoản quốc gia.
Nhật Bản được chia làm 47 đô đạo phủ huyện. Đô đạo phủ huyện lại được chia làm các thị đinh thôn (市町村).
Cơ quan tư pháp gồm Tối cao Pháp viện, 8 tòa án cao cấp và các tòa án địa phương, tòa án gia đình. Tối cao Pháp viện gồm Chánh án được Thiên hoàng Nhật Bản bổ nhiệm và 14 vị Thẩm phán do Nội các chọn. Tất cả các vụ án đều được xét xử công khai, nhất là các vụ vi phạm chính trị, báo chí và nhân quyền.
Kinh tế
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1955-1973) làm thế giới phải kinh ngạc. Người ta gọi đó là "Thần kì Nhật Bản". Từ 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại, song Nhật Bản tiếp tục là một nước có nền kinh tế lớn đứng thứ ba trên thế giới (chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Trung Quốc). Trước đây Nhật Bản luôn giành vị trí thứ hai về kinh tế và mới chỉ bị Trung Quốc vượt qua từ đầu năm 2011. GDP trên đầu người là 36.218 USD (1989). Cán cân thương mại dư thừa và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới[28]. Đơn vị tiền tệ là: đồng yên Nhật.
Nhật Bản đang xúc tiến 6 chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách cơ cấu kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính và sắp xếp lại cơ cấu chính phủ,... Cải cách hành chính của Nhật được thực hiện từ tháng 1 năm 2001. Dù diễn ra chậm chạp nhưng cải cách đang đi dần vào quỹ đạo, trở thành xu thế không thể đảo ngược ở Nhật Bản và gần đây đã đem lại kết quả đáng khích lệ, nền kinh Dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, bán lẻ, giao thông, viễn thông tất cả đều là ngành công nghiệp lớn của Nhật Bản, Nhật Bản có năng lực rất lớn về công nghiệp, và đây là trụ sở của nhiều nhà sản xuất công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới về các sản phẩm xe có động cơ, trang thiết bị điện tử, công cụ máy móc, thép, phi kim loại, công nghiệp tàu thủy, hóa học, dệt may, thức ăn chế biến. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của các tập đoàn đa quốc gia và nhiều mặt hàng thương mại trong lĩnh vực công nghệ và máy móc. Xây dựng từ lâu đã trở thành một trong những nền công nghiệp lớn nhất của Nhật Bản.
Nhật Bản là trụ sở của một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới, tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (Mitsubishi UFJ Financial Group) với số vốn ước tính lên đến 3.500 tỉ Yên (2013). Nhật Bản cũng là nơi có thị trường chứng khoán lớn thứ hai thế giới - thị trường chứng khoán Tokyo với khoảng 549.7 nghìn tỉ yên vào tháng 12/2006. Đây cũng là trụ sở của một số công ty dịch vụ tài chính, những tập đoàn kinh doanh và những ngân hàng lớn nhất thế giới. Ví dụ như những tập đoàn kinh doanh và công ty đa quốc gia như Sony,Sumitomo, Mitsubishi và Toyota sở hữu hàng tỉ và hàng nghìn tỉ đô la đang hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhóm các nhà đầu tư hoặc dịch vụ tài chính như ngân hàng Sumitomo, ngân hàng Fuji, ngân hàng Mitsubishi, các định chế tài chính của Toyota và Sony.
Giao thông ở Nhật Bản rất phát triển, vào năm 2004 ở Nhật Bản có khoảng 1.177.278 km (731.683 miles) đường bộ, 173 sân bay, 23.577 km (14.653 miles) đường sắt. Phương tiện đường không được hoạt động chủ yếu bởi All Nippon Airways (ANA) và Japan Airlines(JAL). Đường sắt được điều khiển bởi Japan Railways. Có rất nhiều các chuyến bay quốc tế lớn từ nhiều thành phố và đất nước trên thế giới đến và rời Nhật Bản.
Những đối tác xuất khẩu chính của Nhật là Hoa Kỳ 22.9%, Trung Quốc 13.4%, Hàn Quốc 7.8%, Đài Loan 7.3% và Hồng Kông 6.1% (2005). Những mặt hàng xuất khẩu chính của Nhật là thiết bị giao thông vận tải, xe cơ giới, hàng điện tử, máy móc điện tử và hóa chất. Do hạn chế về tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản phải phụ thuộc vào các quốc gia khác về phần nguyên liệu vì vậy đất nước này nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa đa dạng. Đối tác nhập khẩu chính của Nhật là Trung Quốc 21%, Hoa Kỳ 12.7%, A Rập Xê Út 5.5%, UAE 4.9%, Australia 4.7%, Hàn Quốc 4.7% và Indonesia 4% (số liệu 2005). Những mặt hàng nhập khẩu chính của Nhật Bản là máy móc, thiết bị, chất đốt, thực phẩm (đặc biệt là thịt bò), hóa chất, nguyên liệu dệt may và những nguyên liệu cho các ngành công nghiệp của đất nước. Nhìn chung, Đối tác buôn bán tổng thể lớn nhất của Nhật Bản là Trung Quốc.
Từ giai đoạn 1960 đến 1980, tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản được gọi là "sự thần kì": tốc độ phát triển kinh tế trung bình 10% giai đoạn 1960, trung bình 5% giai đoạn 1970 và 4% giai đoạn 1980.
Dấu hiệu tăng trưởng có phần chững lại vào những năm 1990, trung bình 1.7% chủ yếu do những tác động của việc đầu tư không hiệu quả và do dư chấn của bong bóng bất động sản vào những năm 1980 đã làm cho các cơ sở sản xuất và kinh doanh mất một thời gian dài tái cơ cấu về nợ quá hạn, vốn tư bản và lực lượng lao động. Tháng 11/2007, nền kinh tế Nhật đã chấm dứt đà tăng trưởng kéo dài liên tục 69 tháng kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 và chính thức suy thoái vào năm 2008 với mức lãi suất ngân hànhg trung ương hạ đến mức 0% vào đầu năm 2009. Chương trình tư nhân hóa 10 năm ngành bưu điện Nhật vốn không chỉ nhắm đến các hoạt động của hệ thống bưu chính quốc gia mà còn với các cơ sở ngân hàng và bảo hiểm trực thuộc đã hoàn tất vào tháng 10/2007, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tái cấu trúc ngành này của chính phủ. Không giống như tình hình ở các nước phương Tây, khu vực tài chính Nhật không chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc Khủng hoảng cho vay thế chấp nhưng do đối mặt với sự sụt giảm mạnh về khối lượng đầu tư cũng như nhu cầu trước các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nhật ở nước ngoài vào cuối năm 2008, đã đẩy nước này nhanh hơn vào vòng suy thoái. Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 170%GDP) và tỉ lệ dân số có tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn. Hiện tại những tranh cãi xung quanh vai trò và hiệu quả của các chính sách vực dậy nền kinh tế là mối quan tâm lớn của người dân lẫn chính phủ nước này.
(còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét