Theo dõi những chính sách mới trong xuất khẩu lao động giúp cả người lao động và doanh nghiệp có thay đổi phù hợp nhanh chóng tiếp cận và tận dụng cơ hội làm việc tốt hơn.
Tổng hợp những chính sách mới về Xuất khẩu lao động
Quy định tiền ký quỹ với người lao động
Theo Thông tư số 21/2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về tiền ký quỹ với người lao động ban hành ngày 10-10-2013, văn bản này áp dụng đối với người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ này.
Như vậy, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký với các tổ chức khác không thuộc diện điều chỉnh của Thông tư bao gồm: Tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề; người lao động đi làm việc theo hợp đồng cá nhân.
Mức trần ký quỹ là mức tiền ký quỹ tối đa doanh nghiệp dịch vụ có thể thỏa thuận ký quỹ với người lao động dùng để bù đắp thiệt hại hợp lý do lỗi của người lao động gây ra cho doanh nghiệp. Mức tiền đối với từng thị trường được quy định rất cụ thể. Ví dụ, Đài Loan: từ 800 – 1.000 USD tùy theo ngành nghề, Malaysia: 300 USD, Hàn Quốc: từ 1.500- 3.000 USD, Nhật Bản: từ 1.5000- 3.000 USD…
Cần lưu ý, theo quy định của Luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trường hợp người lao động không ký quỹ hoặc không đủ tiền để ký quỹ, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động về biện pháp bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng. Việc thực hiện thỏa thuận tuân theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007 giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Tư pháp hướng dẫn chi tiết một số vấn đề về nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Quy định hợp đồng mẫu
Thông tư số 22/2013 ngày 15-10-2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định hai mẫu và nội dung Hợp đồng cung ứng lao động ký giữa doanh nghiệp doanh nghiệp với đối tác nước ngoài về việc cung ứng lao động cho người sử dụng lao động nước ngoài và Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo đó, trừ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân, mọi doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đều phải ký hợp đồng với người lao động quy định tại văn bản này.
Quy định xử phạt hành chính chính
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10-10-2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong nhiều lĩnh vực. Đáng quan tâm là lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Chương IV, từ Điều 29 đến Điều 35.Theo văn bản này, có bảy nhóm hành vi vi phạm hành chính, trong đó sáu nhóm dẫn đầu là hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, còn lại nhóm cuối cùng là hành vi của người lao động và các cá nhân khác.
Các quy định với doanh nghiệp cụ thể là:
Hành vi vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ quy định tại Điều 29, chủ yếu là các hành vi liên quan đến giấy phép sử dụng của doanh nghiệp như không công bố giấy phép; cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép của doanh nghiệp mình để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; giao nhiệm vụ cho hơn ba chi nhánh.
Hành vi vi phạm quy định về việc đăng ký hợp đồng gồm bốn hành vi quy định tại Điều 30, trong đó chủ yếu quy định về hành vi không đăng ký hợp đồng hoặc đăng ký không đủ số lao động đưa đi.
Hành vi vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng với người lao động gồm tám hành vi quy định tại Điều 31.
Hành vi vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động, gồm sáu hành vi quy định tại Điều 32.
Hành vi vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ và các khoản tiền thu của người lao động; đóng Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước gồm 14 hành vi quy định tại Điều 33
Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước, gồm bảy hành vi quy định tại Điều 34.
Với người lao động, hành vi vi phạm với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và một số đối tượng liên quan khác, gồm năm hành vi, quy định tại Điều 35, gồm các hành vi vi phạm nghiêm trọng sau:
Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú.
Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.
Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng.
Việc xử lý vi phạm hành chính đối với sáu nhóm hành vi đầu đã được quy định rất cụ thể, bao gồm hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt đói với từng hành vi cụ thể.
Riêng hành vi vi phạm của người lao động ở nước ngoài theo Điều 3 của Nghị định được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Thông tư liên tịch số 32/2013 giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Ngoại giao ngày 6-12-2013.
Tổng hợp những chính sách mới về Xuất khẩu lao động
Thực tập sinh tại Nhật Bản
Dưới đây là một số văn bản về xuất khẩu lao động:
* Thông tư số 21/2013 ngày 10-10-2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trường lao động mà doanh nghiệp dịch vụ được thỏa thuận ký quỹ với người lao động
*Thông tư số 22/2013 ngày 15-10-2013 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định mẫu và nội dung Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
* Quyết định số 1465/QĐ-TTg ngày 21-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc (chương trình EPS).
* Thông tư liên tịch số 31/2013 giữa Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Tài chính ngày 12-11-2013 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1465/ QĐ-TTg ngày 21-8-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm ký quỹ đối với người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
* Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22-8-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
* Thông tư liên tịch số 32/2013 của liên bộ Lao động, Thương binh và Xã hội – Bộ Ngoại giao ngày 6-12-2013 hướng dẫn trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c, Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22-8-2013 của Chính phủ.
Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015
Home »
Điều kiện tuyển chọn
,
Hồ sơ
,
Quy trình thi tuyển
» Tổng hợp những chính sách mới về Xuất khẩu lao động
0 nhận xét:
Đăng nhận xét