Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Giải đáp thắc mắc về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015

Về thủ tục và các khoản chi phí khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản không quá phức tạp tuy nhiên nhiều Trung tâm không uy tín thường bắt người lao động chuẩn bị những giấy tờ rườm rà hoặc phát sinh những khoảng chi phí lớn nhằm đẩy nhanh tốc độ xét duyệt hồ sơ.

Chính vì vậy hãy cố gắng trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nhất về các chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản cho lao động Việt Nam mới nhất.

Đào tạo thực tập sinh
Tóm tắt điều kiện xuất khẩu lao động Nhật Bản:
–    Độ tuổi lao động nam, nữ Xí nghiệp Nhật Bản lấy từ 19-30 tuổi

–    Phải có đủ điều kiện sức khỏe: Không bị viêm gan B, HVI, Lao phổi, các bệnh truyền nhiễm khác…(Bạn khám ở Bệnh viện Giao thông Vận tải Hà Nội)

–    Không có hình xăm trên người

–    Tốt nghiệp Phổ thông trung học trở lên

Các câu hỏi về chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản 2015:

1. Tiền lo thủ tục đi Nhật Bản bình quân bao nhiêu, được chi cho những khoản nào?

Hiên tại chi phí đi xuất khẩu lao động làm việc tại Nhật Bản tùy thuộc vào từng công ty tuyển chọn. Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản dần thuần về xuất khẩu lao động, các công ty môi giới thường để cạnh tranh khách cũng phải bỏ ra rất nhiều chi phí cũng nguồn lực đế có thể tìm được một đối tác Nhật Bản có thể tiếp nhận lao động phổ thông Việt Nam.

Theo quy định mới nhất về thu phí xuất khẩu lao động tại thông tư liên tịch số 16 của Bộ LĐTB&XH và Bộ Tài Chính, các công ty (doanh nghiệp) hoạt động trong lĩnh vực tuyển lao động, tư vấn đi xkld nước ngoài chỉ được phép thu tối đa 1 tháng tiền lương căn bản cho phí môi giới và 1 tháng cho dịch vụ (mỗi năm làm việc). Tiền lương để tính phí không bao gồm tiền thưởng, phụ cấp, tiền làm thêm giờ.
Trong đó:

– Tiền môi giới là khoản chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. Người lao động có trách nhiệm hoàn trả cho doanh nghiệp một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Tiền môi giới không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng mới. Các doanh nghiệp không được thu tiền môi giới của người lao động đối với những thị trường, những hợp đồng mà bên đối tác nước ngoài không có yêu cầu về tiền môi giới.

– Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tiền dịch vụ không áp dụng đối với trường hợp người lao động đã hoàn thành hợp đồng ký với doanh nghiệp (kể cả thời gian gia hạn theo hợp đồng) và được chủ sử dụng lao động gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới.

Ngoài ra, nếu bạn đi theo diện Tu nghiệp sinh sang Nhật Bản, thông thường bạn phải đóng tiền đặt cọc và thế chấp cho công ty XKLĐ. Việc đặt cọc và thế chấp này nhằm hạn chế việc các TNS qua Nhật bỏ trốn khi gần hết hợp đồng. Mức đặt cọc thường là 3.500 – 5500 USD, thế chấp bằng giấy tờ nhà hoặc tài sản có giá trị tối thiểu 100 triệu đồng. Sau khi kết thúc hợp đồng trở về nước bạn sẽ được hoàn trả các khoản tiền này.

2. Năm 2015 còn yêu cầu đặt cọc để chống trốn việc, bỏ việc?

Thông tư số 107/2003 quy định, nếu xét thấy tiền đặt cọc không đủ để thực hiện việc bồi thường thì có thể thỏa thuận với người lao động về biện pháp ký quỹ để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Hay nói cách khác, bắt buộc lao động trước khi xuất khẩu lao động phải tham gia ký quỹ để chống bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng và hết thời hạn mà không chịu về nước.

Đây là cách làm nhằm hạn chế các trường hợp trước đây vẫn xảy ra khi đưa lao động đi xuất khẩu tại một số thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… với nhiều hình thức ký quỹ khác nhau như giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất hay giấy tờ có giá trị khác…

3. Số tiền bình quân người lao động kiếm được sau 3 năm là bao nhiêu? 
Mình nhớ một trường nghề của Hà Nội thông báo người lao động sẽ có được gần 900 triệu sau khi về nước. Nếu chi phí đi xuất khẩu lao động là 200 triệu thì số tiền người lao động có được thật tuyệt vời.

Trung bình người xuất khẩu lao động sau 3-5 năm làm việc lại nước ngoài sẽ tiết kiệm được trên dưới 600 triệu đồng. Số tiền lớn hay nhỏ phụ thuộc vào trình độ cũng như khả năng của người lao động.


Ảnh minh họa 
4. Người lao động có được công ty đào tạo nghề, ngoại ngữ miễn phí hay phải chi học phí bao nhiêu?

Về rào cản ngoại ngữ thông thường các Công ty trực tiếp nhận hồ sơ sẽ thu phí học ngoại ngữ và trực tiếp tổ chức đào tạo cho học viên và người lao động trong khoảng thời gian nhất định 3 – 6 tháng tùy vào yêu cầu của công việc sắp tới tại Nhật Bản.

Với những nghề lao động phổ thông, người lao động được đào tạo tại Công ty hợp tác nhận lao động bên phía Nhật bản.

5. Mình thuộc dạng không biết tiếng Nhật vậy có thể tìm đến địa chỉ nào để học tiếng Nhật chất lượng?

Liên hệ: 
Công ty Cổ phần Phát triển nguồn Nhân lực ABC
Số 79 Thiên Hiền, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 04.3837.3888

0 nhận xét:

Đăng nhận xét