Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Du học để biết ta đã trưởng thành như thế nào?

Du học có nghĩa mỗi sáng thức dậy tự hỏi mình đang ở đâu và sắp làm gì. Nhìn ra cửa sổ thấy sương lạnh buốt, biết mình có một ngày dài để chiến đấu. Nghe tiếng mình nhỏ nhẹ trong lòng, ráng lên nào, sống vì tương lai.

Du học để biết ta đã trưởng thành như thế nào?

Du học nghĩa là đeo ba lô trên lưng và laptop nặng cầm trên tay, bước vào cổng trường, nhớ ngày xưa mình đi học còn vì niềm vui được gặp bạn mỗi ngày. Bây giờ, mình vẫn đi học, còn niềm vui ấy được chia ở thì quá khứ hoặc tương lai.

Du học nghĩa là đeo ba lô trên lưng và laptop nặng cầm trên tay, bước vào cổng trường, nhớ ngày xưa mình đi học còn vì niềm vui được gặp bạn mỗi ngày. Bây giờ, mình vẫn đi học, còn niềm vui ấy được chia ở thì quá khứ hoặc tương lai.

Du học có nghĩa là trắng. Gió lạnh thổi tan nắng mỏng manh khiến da vàng cũng thành trắng xanh, trắng muốt. Và gió thổi bay cả những gân hồng ngọt ngào của một đất nước xa xôi, thổi khô nước mắt và lạnh trái tim.

Du học có nghĩa một buổi trưa lang thang trên sân trường, ngồi nói chuyện với bạn hay co mình trong thư viện. Tất cả đều không mang cảm giác ĐỦ! Chỉ biết mình đang sống tạm, sống cho, sống để sau này sẽ được sống ĐỦ! Du học có nghĩa là cơm rang ngon hơn Mac Donald, pizza không bằng xôi lạc và gà KFC là thứ tệ nhất mà thậm chí mỳ gói vẫn còn hơn pasta.

Du học là nhìn theo cái vẫy tay xa xăm của bố trước cửa passport control, là bóng mẹ trước màn hình webcam mờ mờ ảo ảo, là nụ cười và lời chúc của bạn lúc tiễn đưa, là câu hứa năm sau gặp lại bật ra trên những đôi môi run, nhưng cuối cùng là khoảng thời gian rất dài...

Du học để biết ta đã trưởng thành như thế nào?

Du học có nghĩa là tức tối khi muốn viết câu văn hay mà từ vựng lại nằm đâu đó quá xa trong cuốn từ điển dày cộm, là bực bội khi bài thi chỉ được 29/30, là mệt mỏi khi quyển sách quá dày mà mắt đã đỏ, là ngu ngơ tập phát âm thêm một thứ ngôn ngữ khác nữa ngoài tiếng Anh và tiếng Việt, là mới toanh 1 đất nước và những luật lệ lằng nhằng.

Du học có nghĩa là lớn lên. Cầm dao xắt hành và ôm đũa chiên bánh tôm, nặn bột làm bánh bao và há cảo, nấu sữa đậu nành và chăm chăm chờ cơ hội để nướng bánh cookie, gato. Lấy giấy tờ và đôi co vì một quyền lợi, nắm tương lai trong tay và tự đóng khuôn để đúc chính mình, rớt vào một mặt khác của Trái đất, nhận thấy những điều mình hiểu lâu nay không đơn giản như mình hiểu, sợ hãi trước cuộc đời nhưng nôn nóng muốn bước vào đương đầu với nó.

Du học có nghĩa là laptop trở thành người bạn thân nhất trên đời. Buồn vui, assignments, projects, game online, chat, blog..., tất cả chia sẻ cho laptop Du học có nghĩa lo lắng khi một người đóng cửa blog. Bạn mình xa và mình thì bất lực, sao bạn đóng lại cánh cửa duy nhất nối mình với bạn?

Du học và có 1 tình yêu oversea sẽ có những lúc thấp thỏm, những đêm không yên và những ngày hạnh phúc nhất. Khoảng cách thổi những cơn gió buốt vào tim và dẫn kẻ tử thù của tình yêu đến gõ cửa. Nghi ngờ. Nên có những khoảnh khắc sẽ phải tự mỉm cười trấn an mình, và hỏi nhẹ câu thần chú kỳ diệu: "Có tin anh không nào?", để trái tim đập chậm lại và sẽ không nghĩ nhiều nữa.

Du học có nghĩa nhìn mẹ vất vả, nhìn bố làm việc và nghe bố mẹ cười hiền, con đừng lo. Nhưng sau lưng bố mẹ là những núi đá nặng trịch, còn trước mặt mình lại là tương lai thênh thang. Má ấm lên giọt nước mắt, vì tình yêu bao la có nghĩa là hy sinh với nụ cười trên môi.

Du học có nghĩa tự hào. Tự hào thấy mình thay đổi, tự hào thấy mình đang lớn, tự hào vì mình được yêu thương.



Du học có nghĩa tự hứa nhiều lắm. Tự hứa với mình, với người ta, với gia đình, với bạn bè. Tự hứa không được lãng phí những gì đã hy sinh. Tự hứa và tự ráng hoàn thành lời hứa.

Du học có nghĩa là rất nhiều vất vả, nhưng làm cho ta trưởng thành hơn, kiên trì hơn, thành công hơn. Du học để biết được ở Việt Nam còn nghèo lắm, đào tạo còn chưa làm cho học sinh chủ động sáng tạo, chủ động trưởng thành.

Du học là để thấy khi không có bố mẹ ở bên, không có anh em ở bên, không có những thằng bạn thân ở bên mà ta vẫn lo được cho mình. Ra ngoài có thể nuôi mình bằng mồ hôi và sức lao động bản thân mà không trông chờ bố mẹ gửi tiền lên hàng tháng như các bạn học đại học ở Việt Nam. Du học để thấy ta có thể tự xin việc được chứ không phải thái độ tinh tướng vênh vang khi đậu đại học TỐP ở Việt Nam nhưng khi ra trường cầm bằng chờ bố mẹ CHẠY chỗ làm với 200- 300 triệu.

Du học để rồi mới biết không nơi nào tuyệt vời như ở Việt Nam. Và du học để thấy ta trưởng thành để xây dựng Việt Nam

(Nguồn: Sưu tầm)

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Những điều bạn không nên làm khi đến Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa đặc biệt, bắt nguồn từ những định mức, truyền thống và nghi thức. Bên dưới là 10 bí kíp giúp bạn ứng xử tuyệt vời hơn khi đã yêu mến và muốn du học, du lịch, làm việc, trải nghiệm tại đất nước này.

Không để danh thiếp trong túi quần hoặc nhận chúng bằng một tay.



Người Nhật luôn tự hào với công việc của họ và danh thiếp chính là biểu tượng cho sự tự hào đó, khi nhận danh thiếp từ một ai đó bạn hãy nhận bằng cả 2 tay ngón tay đặt trên các cạnh của thẻ sau đó đặt chúng một cách cẩn thận trong ví hoặc một nơi an toàn để tỏ lòng tôn trọng. Tuyệt đối đừng cho danh thiếp thẳng vào túi quần của bạn.

Không bắt tay khi bạn gặp một ai đó

Đa số người Nhật đều biết rằng thói quen bắt tay gặp gỡ của người phương tây, tuy nhiên biết là một chuyện, chấp nhận lại là chuyện khác, người Nhật cho rằng việc bắt tay khá ngớ ngẩn và không lịch sự. Thay vào việc bắt tay hãy cúi chào một góc khoảng 90 độ khi gặp người mới nếu bạn muốn tỏ rõ sự lịch thiệp và tôn trọng người đối diện. Nếu bạn gặp một người lớn tuổi hoặc có địa vị cao thì một sự cúi người sâu sẽ là sự phù hợp nhất.

Không đi giày vào trong nhà, các văn phòng

Nếu bạn không muốn bị đánh giá là một người thiếu tôn trọng thì đừng mang giày hoặc dép bước vào nhà, hãy cởi bỏ giày, dép để trước cửa và bạn sẽ được dành cho một đôi dép riêng đi trong nhà; nếu không, đi vớ hoặc chân trần là những lựa chọn thích hợp.

Đối với một người mới quen, không nên gọi thẳng tên

Những người quen biết, thân thiết người Nhật thường gọi tên kèm theo hậu tố ví dụ như một người bạn, đồng nghiệp, hay một người mới quen là thay vì gọi tên thì hãy gọi riêng họ kèm hậu tố "san".Đối với người nhỏ tuổi hơn mình thì tùy theo giới tính mà từ đi kèm sẽ thay đổi, với cậu bé là "kun" và cô gái là "chan". Giáo viên hoặc người bề trên nên được gọi là "Sensei". Nếu bạn đang nói chuyện với người có địa vị lớn hoặc quan trọng bạn có thể sử dụng hậu tố "sama" để biểu thị sự tôn trọng.

Đừng ngại húp mì trong khi ăn uống


Nếu ở các nước phương tây ăn uống ồn ào được coi là hành động bất lịch sự thì ở Nhật việc ăn uống phát ra tiếng cho thấy bạn thưởng thức món ăn rất ngon lành và thích thú. Nếu ăn ở nhà hàng, quán ăn, điều này sẽ được các đầu bếp ghi nhận như một lời khen dành cho món họ nấu, cũng như khiến những người xung quanh cảm giác vui vẻ, thoải mái. Do đó, đừng ngại việc húp một bát mì ramen hay udon, thậm chí húp thành tiếng lại càng tốt.

Không uống nước từ đài phun gần những ngôi đền

Ở Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đài phun nước ở cạnh những ngôi đền. Chúng được dùng để làm sạch tay và miệng của người đến tham quan vì vậy hẳn nhiên bạn đừng sử dụng chúng như một loại nước uống. Trước khi bước vào mảnh đất linh thiêng, bạn nên dùng nước từ những đài phun này để rửa sạch tay, súc miệng và nhổ nó đúng khu vực quy định.

Không nên bước vào phòng tắm công cộng/ suối nước nóng với hình xăm

Bạn sẽ khiến mọi người ở đây ngạc nhiên khi bước vào những phòng tắm công cộng tại Nhật Bản với những hình săm trên cơ thể. Đối với người Nhật, hình xăm có thể được xem như một sự bất kính, hoặc thậm chí họ sẽ xem như bạn có sự liên hệ với các băng đảng xã hội đen...Tuy sự kỳ thị này đang dần thay đổi trong các thành phố lớn, nhưng hãy suy nghĩ cẩn thận trước khi bước vào những phòng tắm công cộng nếu bạn đang mang trên mình một vài hình xăm.

Không đưa tiền boa

Nếu bạn boa tiền cho một ai đó ở Nhật họ sẽ cảm thấy bối rối và không biết làm gì với chúng. Đôi khi việc vô tình đưa tiền boa sẽ dẫn đến một vài phiền phức không đáng có. Nhân viên nhận tiền boa sẽ cảm thấy có lỗi vì có vẻ như họ đã không làm tốt nhiệm vụ, một vài người còn cho đó là việc làm mất phẩm giá của chính họ. Khi không ai bận tâm về tiền bo, không khí sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Bạn trả tiền cho đồ ăn của bạn, và người hầu bàn nhận được khoản lương đúng với những gì họ phải và đã làm. Vì vậy đừng sử dụng tiền bo tại Nhật Bản.

Không giữ cửa mở cho người khác

Người Nhật không có thói quen giữ cửa mở cho ai khác thậm chí ngay cả khi đi xe taxi bạn cũng phải tự mở cửa. Vì vậy một người Nhật cũng có thể vô cùng ngạc nhiên khi bạn giữ cửa mở cho họ.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho các bạn.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

11 phong tục đón năm mới không thể bỏ qua của người Nhật

Không giống với người Việt Nam hay Trung Quốc, người Nhật Bản là một trong số ít các nước Đông Á đón năm mới theo lịch dương. Tuy nhiên, điều đáng nói là mặc dù cuộc sống hiện đại và do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mà lịch đón Tết của họ không giống với các nước Đông Á nhưng phong tục của họ vẫn đậm đà văn hóa Á Đông nói chung và Nhật Bản nói riêng.

Một số phong tục đón năm mới tiêu biểu của người Nhật Bản:

1. Bounenkai – tiệc tiễn năm cũ

Người Nhật Bản gọi bữa tiệc này là Bounenkai (tạm dịch là bữa tiệc để quên đi những vất vả và khó khăn của năm cũ), diễn ra từ những ngày đầu của tuần cuối cùng năm cũ.



Bữa tiệc này thường dành cho những người làm cùng cơ quan. Đây là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm nên họ có tiền để chi tiêu thoải mái, cũng vì thế mà Bounenkai cũng rất hoành tráng và vào dịp này các nhà hàng rất đông khách. Sau bữa tiệc, ai về nhà nấy, người thì đi du lịch nước ngoài, người thì cùng gia đình về thăm bố mẹ ở quê. Những người khác thì đón năm mới ở nhà, vì thế phố xá trở nên vắng vẻ lạ thường.

2. Dọn dẹp nhà cửa


Trước Tết người Nhật luôn có phong tục dọn dẹp nhà cửa - còn gọi là phong tục “Susuharai”. Người Nhật sẽ lau rửa nhà cửa cả trong lẫn ngoài để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, đón năm mới. Sau khi dọn dẹp xong, họ sẽ trang trí kadomatsu trước cổng, shimekazari trên cửa ra vào và bàn thờ. Kadomatsu được làm từ cành thông cùng tre và mai để đón Thần Năm Mới; còn shimekazari có ý nghĩa đuổi quỷ trừ tà. Các gia đình ở Nhật luôn đặt Kadomatsu trước cổng ra vào từ những ngày giáp Tết cho đến hết ngày 7/1.

3. Ăn mì Toshikosi Soba

Vào đêm 31/12, cũng giống như Việt Nam, sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa, vào đêm giao thừa người Nhật sẽ ăn một bữa tối thịnh soạn và không thể thiếu món mì Toshikosi Soba.



Toshikosi trong tiếng Nhật có nghĩa là “chuyển giao từ năm cũ sang năm mới”. Cũng có địa phương cho rằng sợi mỳ dài của Toshikoshi-Soba tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới.

4. Xem Kouhaku Uta Gassen vào đêm giao thừa

Xem Kouhaku Uta Gassen vào đêm giao thừa là điều không thể bỏ qua đối với người Nhật Bản. Đây là một cuộc thi hát rất phổ biến ở Nhật Bản, gồm có 2 đội là đội Đỏ và Trắng. Đội Đỏ mang tên Akagumi được trình diễn bởi toàn những nữ nghệ sĩ còn đội Trắng tên là Shirogumi bao gồm toàn nam. Những bài hát và màn trình diễn ở đây đều do một ban giám khảo được chọn bởi kênh truyền hình NHK chấm điểm.

5. Lễ đón mừng năm mới

Sáng 1/1, các gia đình đều làm lễ đón mừng năm mới. Đầu tiên là rượu mừng năm mới trừ tà khí trong năm đó và để kéo dài tuổi thọ, tiếp đến là món canh bánh dày Ozoni - sử dụng tất cả các nguyên liệu củ cải, khoai và bánh dày (omochi)… những thứ được bày cúng trên bàn thờ tổ tiên trong đêm giao thừa.

Ngoài ra, một đồ ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Nhật đó là Osechi. Vị của các món Osechi khá đặc biệt vì lẫn cả mặn, ngọt và thông thường là lạnh nên người không quen lúc đầu thấy khó ăn. Thường thì đại gia đình sẽ tụ tập ăn uống, cùng trò chuyện và cùng đọc các tấm Nengajou (thiếp chúc mừng năm mới).

6. Đi lễ hoặc đến thăm một ngôi đền



Khi đi đền, người Nhật thường rung chuông và cầu xin may mắn, sau đó mua những tấm bùa cầu mau từ những miko (nhà sư giữ đền) như omamori, hamayda, kamifuda hoặc ema.

7. Trao đổi Nengyou

Nengyou là một loại thiệp năm mới của người Nhật, được trang trí bằng 12 con giáp theo kiểu của người Trung Quốc. Ở Nhật Bản, các bưu điện địa phương thường có những dịch vụ đặc biệt trong dịp năm mới để chuyển những bức Nengyou này đi khắp nơi.



8. Tặng Otoshidama

Otoshidama là những món quà mà người Nhật tặng cho nhau trong suốt ngày kề năm mới. Thời nay, Otoshidama thường là tiền mà người lớn trao cho trẻ em. Mệnh giá được sử dụng chủ yếu là khoảng 5.000 Yên (khoảng 1 triệu đồng), và được đặt trong những phong bao màu đỏ có hình trang trí đặc biệt.

9. Bán hàng giá rẻ

Ngày 2/1, hàng loạt siêu thị và cửa hàng bách hóa mở cửa trở lại. Họ cho các mặt hàng kinh doanh của cửa hàng mình vào trong một túi to, bên ngoài in chữ fukubukuro (túi phúc) và bán với giá rẻ bất ngờ nên rất nhiều người Nhật xếp hàng từ sớm để mua cho bằng được.

10. Ăn cháo chay, làm vỡ bánh dày

Ngày 7/1, người Nhật có tục lệ ăn cháo chay Nanakusagayu. Cháo này được nấu từ 7 loại rau quả để cầu chúc sức khỏe.

Làm vỡ bánh dày (Kagamibikari) là tục lệ người Nhật Bản tiến hành vào ngày 11/1. Bánh dày hình gương tượng trưng cho may mắn nên người Nhật không cắt mà làm vỡ bằng búa. Bánh dày vỡ ra được nấu thành chè với đậu đỏ cũng hàm ý mang lại những điều tốt đẹp.

11. Lễ thành nhân

Ngày Lễ thành nhân (Seijin-no-hi) diễn ra vào ngày thứ hai tuần thứ hai của tháng 1, là ngày làm các nghi lễ trang trọng để công nhận và chúc mừng các nam, nữ thanh niên Nhật tròn 20 tuổi trong năm đó. Ngày này thường được tổ chức tại các ngôi đền nổi tiếng ở từng địa phương, nơi các thanh niên đó cư trú. Sau ngày này, nhiều người Nhật mới thực sự cảm giác là hết Tết và trở lại cuộc sống bận rộn thường ngày.

Ngoài ra trong dịp đón năm mới, Osechi - một món ăn không thể thiếu của người Nhật trong dịp tết, món ăn.

(Nguồn: Tổng hợp)

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2017 không?

Những năm gần đây, xuất khẩu lao động Nhật Bản 2017 đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho lao động Việt Nam. Hơn nữa còn là cơ hội để nâng cao tay nghề, thử sức mình trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và học hỏi, giao lưu văn hóa với nước bạn.


Tuy nhiên tình trạng trộm cắp, trốn ra ngoài dẫn đến bị trục xuất về nước cùng với sự suy yếu của đồng Yên trong một vài năm trở lại đây là nỗi e ngại của nhiều lao động. Câu hỏi đặt ra là có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2017 hay không? Hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu, phân tích và đánh giá thị trường Nhật Bản để có cái nhìn cụ thể và chính xác hơn nhé.

1. Xuất khẩu lao động Nhật Bản có nhiều tín hiệu tích cực

Theo thống kê của hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam ngày 29/11/2016, có 108.530 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trong đó lượng người đi xuất khẩu lao động Nhật Bản 33.593 người, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng đi được 3.054 người chỉ đứng sau thị trường Đài Loan, qua đây chúng ta có thể thấy rằng Nhật Bản vẫn là thị trường thu hút được sự quan tâm của đông đảo người lao động.

Mới đây chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng chính sách tuyển dụng lao động, không còn khắt khe như trước đây nhằm tạo cơ hội việc làm cho lao động nước ngoài, trong đó có việc dự báo tăng mức lương tối thiểu cho người lao động trong năm 2017. Ngoài ra, lao động được gia hạn hợp đồng trên 3 năm, cụ thể là thực tập sinh ngành xây dựng có thể quay lại Nhật bản lần hai để tiếp tục làm việc.

Đồng thời những diễn biến tích cực của tỷ giá đồng yên trong thời gian qua đã cho thấy được dấu hiệu khởi sắc của nền kinh tế Nhật Bản. Đây được xem là một tin đáng mừng cho lao động Việt Nam đang làm việc cũng như chuẩn bị sang Nhật xuất khẩu lao động.

2. Có nên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản trong năm 2017

Ngoài những chuyển biến tích cực của thị trường lao động Nhật Bản đã được nêu trên, Nhật Bản có sức hút vô cùng mạnh mẽ đối với người lao động bởi các lý do như:

Những lao động đã sang Nhật làm việc đã hoàn thành hợp đồng trở về nước thì có tới 80% lao động tìm kiếm được việc làm phu hợp với mức thu nhập từ 7-10 triệu, và 5% đã mở doanh nghiệp, kinh doanh buôn bán hoặc tạo sơ sở đào tạo việc làm…cho thấy khả năng nắm bắt cơ hội trong kinh doanh là nhạy bén.

Thu nhập của người lao động đều có khá cao so với làm việc tại Việt Nam từ 25 - 30 triệu đồng/tháng. Khi hết hợp đồng về nước đều tích lũy được thu nhập cao, bình quân 500 – 700 triệu đồng/người.

Chi phí đi lao động Nhật Bản cũng được giảm rất nhiều, hầu hết các công ty đã bỏ đi khoản tiền đặt cọc, chống trốn. Nhiều đơn hàng lao động còn được hỗ trợ giảm phí, nhà nước cũng tạo điều kiện với các chính sách hỗ trợ cho người dân vay vốn đi làm việc tại nước ngoài.

Nếu bạn đang có ý định đi xuất khẩu lao động thì Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường tốt, có tiềm năng và an toàn cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay khi tìm hiểu về chương trình này bạn cũng nên chọn lọc và tiếp cận những nguồn tin chính thống để tránh tình trạng bị lừa, tiền mất tật mang. Mọi thắc mắc về thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản vui lòng liên lạc trực tiếp với ABC, để được tư vấn hỗ trợ thủ tục đi lao động tại Nhật nhanh gọn và chính xác.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC

Địa chỉ: số 79, Thiên Hiền, Mỹ Đình I, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 04. 3996. 5446

Hotline: 09. 4567. 3586/ 09.6681. 8266

Website: http://www.abcgroup.com.vn/

Fanpage: http://www.facebook.com/abcgroup.com.vn/

Đón năm mới ở Nhật và các lễ hội đếm ngược và pháo hoa quanh Tokyo

Người Nhật đón Tết bắt đầu từ ngày 01/01 kéo dài đến ngày 03/01. Đón năm mới ở Nhật Bản khá yên tĩnh, trang trọng, dành thời gian cho gia đình, và nó không được đánh dấu bởi những cuộc liên hoan ồn ào, pháo hoa, hay sự kiện đếm ngược. Trong thực tế, hầu hết người Nhật sẽ ở nhà với gia đình (nếu họ không ở Tokyo thì sẽ về quê). Sau những ngày dài bận rộn với công việc, người dân sẽ được nghỉ vài ngày cho nenmatsu nenshi (cuối năm cũ, đầu năm mới). 



1. Trang trí nhà bằng các vật mang lại điềm lành để đón vị thần tài lộc, may mắn và trường thọ.

Dạo quanh Tokyo, bạn sẽ thấy người Nhật trang trí Kadomatsu và treo shimekazari ở cửa hàng, khách sạn,… và không chỉ ở các doanh nghiệp mà họ còn trang trí trước cửa nhà. Kadomatsu được đặt ở lối ra vào, gồm 3 ống tre tươi vát chéo với độ dài khác nhau (tượng trưng cho sự thịnh vượng), cùng một vài cành thông (tượng trưng cho tuổi thọ) và được quấn lại bằng rơm (tượng trưng cho sự kiên định). Họ quan niệm đây là nơi đón vị thần Toshigamisama để chúc phúc cho con người, Kadomatsu thường được đốt sau ngày 15/01. Shimekazari được treo trên cửa ra vào, có ý nghĩa đón tiếp vị thần năm mới và diệt trừ ma quỷ. Shimekazari được làm từ shimenawa (sợi dây thừng xoắn thiêng liêng làm từ rơm), cành thông, cam đắng (tượng trưng cho sự nối tiếp thế hệ giữa thế hệ này tới thế hệ khác), và một số thứ khác.

Ngoài ra còn có phong tục dâng bánh lên các đấng thần linh gọi là kagami mochi, hai chiếc bánh dày tròn xếp chồng lên nhau giống như cái hồ lô và phía trên là 1 quả cam, được đặt ở bàn thờ gia tiên của các gia đình. Vật may mắn khác trong năm mới là hagoita (chiếc vợt gỗ có hình mái chèo được dùng trong một trò chơi vào đầu năm mới của các bé gái có tên Hanetsuki – cầu lông của Nhật Bản, được thiết kế vô cùng công phu) dùng để xua đuổi xui xẻo, đem lại thật nhiều may mắn, và hamaya (mũi tên giúp tránh khỏi mọi cám dỗ và những ý nghĩ xấu xa do ma quỷ xúi giục), hamaya thường chỉ được bán trong đền thờ vào ba ngày đầu tiên của năm mới. Nếu bạn muốn có một chiếc hagoita cho năm mới thì có thể đến chùa Senso-ji ở Asakusa tham dự Lễ hội Hagoita-ichi được tổ chức hàng năm, năm nay diễn ra từ ngày 17-19 tháng 12 (thứ năm đến thứ bảy).

Một số công viên đôi khi sẽ tổ chức xưởng thủ công, ở đó bạn có thể học cách làm Kadomatsu của riêng mình với cách trang trí khác. Một số chi nhánh của Tokyu Hands cũng có thể có các xưởng thủ công như vậy. Hiện không có trang web về các công viên này để thông báo lịch trình về các xưởng thủ công, vì vậy nếu may mắn bạn sẽ có cơ hội tham gia, và với Tokyu Hands thì bạn có thể kiểm tra các thông báo trên trang web của họ (http://happy-event.tokyu-hands.co.jp/index.php).

2. Xem Kouhaku Uta Gassen vào ngày 31.

Một chương trình “truyền thống”, bắt đầu từ năm 1959, đã trở thành truyền thống của các gia đình Nhật Bản vào đêm giao thừa. Phát sóng trên đài NHK từ 19h15 đến 11h45, đúng như tên gọi, đây là cuộc chiến âm nhạc đỏ -trắng giữa 2 đội gồm các nghệ sĩ nổi tiếng và thành công nhất trong năm. Những nghệ sĩ này đều được đài NHK mời, vì vậy được tham gia chương trình được coi là một vinh dự vì nó có ảnh hưởng không hề nhỏ đối với sự nghiệp của họ. Người quyết định thắng – bại trong cuộc tranh đấu này chính là Ban giám khảo cùng tất cả khán giả của chương trình.

Tỷ suất xem đài của Kouhaku không còn cao như trước đây (những năm 60 và 70) vì nhiều nguyên nhân như sự ra đời của Internet (và có lẽ mọi người quá bận rộn với chiếc điện thoại thông minh!), nhưng chương trình vẫn được đông đảo công chúng ngóng đợi

3. Ăn toshikoshi soba, ozoni và osechi ryori.

Mang lại may mắn là lý do đằng sau nhiều truyền thống năm mới ở Nhật Bản, vì vậy không ngạc nhiên khi có một số món ăn được cho là mang lại may mắn. Ăn mì trường thọ Toshikoshi soba (nghĩa là “năm đã qua”) vào đêm giao thừa với ý nghĩa cắt đứt sự bất hạnh của năm cũ, sợi mì dài tượng trưng cho tuổi thọ và may mắn kéo dài trong năm mới. Trong khi đó, ozoni (súp với bánh mochi) và osechi ryori (gồm vài chục món ăn làm theo thực đơn ngày Tết rất cầu kỳ bày trong một cái hộp nhiều tầng) được ăn trong dịp năm mới. Trừ thành phần cơ bản (mì, dashi và nước tương cho soba toshikoshi và mochi và dashi cho ozoni), thì nguyên liệu của các món ăn này khác nhau giữa các hộ gia đình và khu vực. Osechi ryori thường khá đắt đỏ, nhưng chúng tôi đã có viết về cách mua bộ osechi rẻ hơn ở đây (https://tokyocheapo.com/travel/holidays/osechi-ryori-stingy/) .

4. Joya no kane: Khai chuông giao thừa

Vài phút trước khi sang năm mới, các ngôi chùa ở mỗi địa phương sẽ gióng lên 108 hồi chuông là một phần của một nghi lễ Joya no kane. Tại sao lại là 108 hồi chuông? Theo Phật giáo, con số này tượng trưng cho những ham muốn trần tục gây ra nhiều đau khổ cho con người, gióng lên 108 hồi chuồng để bỏ đi phiền não trong nội tâm, thanh lọc tâm trí và linh hồn mỗi con người. Tại Tokyo, ngôi chùa nổi tiếng với nghi lễ này là chùa Zojo-ji gần Tokyo Tower (cách đi: Ga Onarimon, Ga Daimon, hoặc ga Hamamatsucho) và Chùa Sensoji nằm ở Asakusa. Cả hai thường rất đông đúc, vì thế hãy đến sớm! Bạn cũng không cần lo lắng sẽ lỡ chuyến tàu cuối cùng, bởi tàu điện sẽ chạy suốt đêm vào đêm giao thừa năm mới.

5. Gửi nengajou: Thiệp chúc tết.

Mặc dù nhiều người trẻ không còn gửi thiệp năm mới nữa (thư viết tay nói chung không còn phổ biến nữa), nhưng thực tế là các bưu điện, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng văn phòng phẩm vẫn bán rất nhiều tấm thiệp, cho thấy người dân vẫn gửi thiệp nengajou. Một số gia đình và các doanh nghiệp vẫn gửi nengajou giống như thiệp chúc mừng ngày lễ đặc biệt. Chúng được thiết kế rất đẹp và đáng yêu, và một trong số đó còn kết hợp với sổ xố được bán bởi Japan Post. Người chiến thắng sẽ nhận được một số giải thưởng như tiền mặt (dù thế không kỳ vọng sẽ được nhiều tiền) hoặc đặc sản địa phương. Nếu bạn hay bạn bè của bạn sưu tầm những tấm bưu thiếp, thì nengajou là một tấm thiệp đặc biệt trong dịp năm mới!

6. hatsuhinode: ngắm mặt trời mọc lần đầu tiên của năm.

Bắt đầu năm mới bằng việc dậy sớm và ngắm mặt trời mọc lần đầu tiên của năm! Năm nay, các đài quan sát ở Tokyo Sky Tree và Tòa thị Chính Tokyo đang tổ chức sự kiện hatsuhinode– ngắm mặt trời mọc từ 05h sáng ngày 1 tháng 1. Thật không may, những sự kiện này đều hạn chế số lượng người tham gia (trước đây là 800 người và hiện nay là 600 người), và sẽ được lựa chọn bằng xổ số bắt đầu từ vài tháng trước. Vậy sao lại không đi bộ đường dài leo núi Takao hoặc núi Mitsutoge vào buổi sáng đầu tiên của năm mới nhỉ? Hoặc bạn có thể đi đến Hakone hoặc Izu để ngắm bình minh đầu tiên của năm mới?

7. Hatsumode: Đi lễ đầu năm.

Khởi động năm mới bằng cách cầu mong sự thịnh vượng, bình an và sức khỏe tốt (và bất cứ điều gì khác mà bạn muốn). Hatsumode truyền thống là việc đi thăm các ngôi đền chùa đầu năm từ ngày 1-3 tháng 1. Bất kỳ thời điểm nào sau tuần đầu tiên của tháng 1 sẽ không được coi là hatsumode nữa, dù đó là lần đầu tiên bạn đến viếng chùa trong năm. Đến bất kỳ ngôi chùa hay đền thờ nào cũng được, nhưng những ngôi chùa nổi tiếng ở Tokyo như chùa Senso – ji, chùa Zojo-ji, thần cung Meiji và Đền Kanda Myojin, đặc biệt đông vào những ngày này. Gợi ý của chúng tôi: bỏ qua hàng giờ xếp hàng chờ đợi ở những nơi đó, hãy đến thăm một nơi nhỏ hơn, ở địa phương để bắt đầu năm mới của bạn.

8. Fukubukuro và săn hàng giảm giá năm mới: Mau sắm thả ga!

Fukubukuro có nghĩa là “túi may mắn”, là một túi chứa đầy vật phẩm được chọn ngẫu nhiên mà bạn sẽ không được biết trước trong túi có những gì, giá bán thường sẽ thấp hơn tổng giá thành của từng sản phẩm riêng lẻ trong đó. Đó là một cách thông minh dọn sạch số hàng tồn kho của năm trước và tạo sự bí ẩn, phấn khích với người mua sắm. Đôi khi bạn sẽ không ngờ rằng có thể mua được nhiều sản phẩm với giá hời. Đáng ngạc nhiên là truyền thống lâu đời hơn bạn nghĩ, được bắt đầu bởi các cửa hàng bách hóa Ginza Matsuya từ những năm 1900.

 Nhưng nếu bạn muốn đón tết theo kiểu Tây …

Có vài nơi ở Tokyo sẽ diễn ra sự kiện đếm ngược, nhưng theo kinh nghiệm của chúng tôi phần lớn trầm hơn so với sự kiện đếm ngược ở những nơi khác thường có tiệc tùng và biểu diễn kèm theo. Khi hàng chữ số chỉ năm mới bừng sáng trên đỉnh ngọn tháp Tokyo Tower cũng là lúc cả ngàn vạn quả bóng được thả bay lên trời cao. Một số điểm đến khác là đài quan sát ở tòa nhà Sunshine 60 và Namjatown (công viên giải trí trong nhà bên trong Sunshine City) ở khu Ikebukuro, Hanayashiki ở Asakusa, Công viên giải trí Joypolis ở Odaiba (gần trạm Tokyo Teleport ) và Suối nước nóng Oedo Onsen Monogatari (có xe buýt đưa đón miễn phí từ một số trạm như Shinagawa, Tokyo Teleport). Thông thường, bạn chỉ phải trả tiền mua vé vào; không phải thêm phí để tham gia sự kiện đếm ngược. Ngoài ra, trong những năm gần đây, đám đông đã tụ tập tại Giao lộ Shibuya vào đêm giao thừa, vì vậy nếu bạn muốn có một không khí náo nhiệt hơn, hãy đến đây.

Và tất nhiên, các quán bar, hộp đêm và lounges khắp Tokyo sẽ có những bữa tiệc đếm ngược. Nếu bạn đã tiết kiệm tốt trong cả năm và muốn đi chơi tẹt ga, thì có một vài lựa chọn sau:

AgeHa (hộp đêm lớn nhất ở Tokyo) : vé vào cửa thông thường là 4.980 yên.

New York Lounge ở Intercontinental Tokyo Bay cũng tổ chức sự kiện đếm ngược và DJ, giá từ 6.500 yên.

Whistlebump Countdown tại XEX Nihonbashi có giá từ 3000 yên.

Khu vực Shibuya và Roppongi cũng có rất nhiều địa điểm mà bạn có thể thưởng thức một bữa tiệc đếm ngược sống động. Nếu bạn muốn ngắm pháo hoa sau đó thì hãy đến Tokyo Tower. Bên cạnh đó, có vài lựa chọn khác, như sự kiện đếm ngược ở đài quan sát tòa nhà Sunshine 60 ở Ikebukuro. Tại khu vực lân cận Yokohama, bạn có thể ngắm pháo hoa tại Nhà kho gạch đỏ Yokohama hay công viên đại dương Hakkeijima (gần ga Hakkeijima).

(Nguồn: Tổng hợp)

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Nhu cầu lao động biết tiếng Nhật đang tăng mạnh

Sẵn sàng trả cả nghìn USD mỗi tháng, các công ty Nhật Bản và công ty chuyên làm ăn với Nhật vẫn khó tìm được lao động biết tiếng Nhật tại Việt Nam.



Tham dự ngày hội tuyển dụng lao động tiếng Nhật cùng với 15 công ty khác tại TP HCM, anh Phan Nghĩa Hiệp – kỹ sư phụ trách hoạt động tuyển dụng của TMA Solutions kỳ vọng có thể tìm được khoảng 50-70 hồ sơ đạt yêu cầu trong tổng số 200 chỗ làm đang tìm người.

Tương tự công ty này, nhiều doanh nghiệp gia công phân mềm trong nước đang ồ ạt tuyển kỹ sư biết tiếng Nhật để tham gia vào các dự án do khách hàng Nhật Bản giao.

“Nhật là một thị trường khá đặc biệt, nhu cầu tuyển dụng cũng như tiêu chuẩn của họ cũng khắt khe hơn. Ngôn ngữ Nhật thì tại Việt Nam cũng chưa phổ biến như tiếng Anh, nên khá khó tìm”, anh Hiệp chia sẻ.

"Năm nay chúng tôi nhận thấy xu hướng tăng liên tục trong nhu cầu tuyển dụng chuyên viên tiếng Nhật với hơn 50.000 người tìm việc tiếng Nhật và hơn 700 công việc mới được đăng tuyển hàng tháng trên VietnamWorks.com”, ông Gaku Echizenya cho hay. Khảo sát trên một số trang tuyển dụng, mức lương dành cho các kỹ sư công nghệ thông tin biết tiếng Nhật được chào mời thấp nhất từ 700 đôla mỗi tháng. Phổ biến nhất dao động từ 1.000 đến 1.500 đôla mỗi tháng. Một số vị trí còn sẵn sàng trả 3.000 đôla mỗi tháng. Ông Gaku Echizenya – Giám đốc điều hành của VietnamWorks cho biết, nhu cầu tuyển dụng lao động biết tiếng Nhật vẫn đang tăng nóng tại thị trường Việt Nam.

Theo chia sẻ của giới tuyển dụng công nghệ, các kỹ sư mới ra trường tại Việt Nam có trình độ tiếng Nhật sẵn vẫn thuộc dạng “hàng hiếm”. Hầu hết các công ty hiện phải đi tuyển những lao động đã từng làm việc trong các công ty Nhật hoặc chấp nhận tuyển lao động đáp ứng được chuyên môn để về đào tạo thêm tiếng Nhật.

Không chỉ lĩnh vực công nghệ, với làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam, các lĩnh vực như: bảo hiểm, xây dựng, thực phẩm, bán lẻ, truyền thông… cũng đang rộng mở nhiều cơ hội cho người biết tiếng Nhật. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực này, thường các doanh nghiệp lại có quy trình tuyển dụng ngược lại so với ngành công nghệ. Nghĩa là, nhiều công ty chỉ cần ứng viên có trình độ tiếng Nhật đạt yêu cầu mà không cần đòi hỏi chuyên môn trước. Sau khi tuyển dụng, bộ phận đào tạo hoặc cán bộ phụ trách trực tiếp lao động đó sẽ tiến hành huấn luyện về chuyên môn.

Ông Nguyễn Thành Hưng – Trưởng bộ phận đào tạo, tuyển dụng của Acecook Việt Nam nhận định, ngoài khả năng tiếng Nhật và chuyên môn, lao động có ý định tham gia vào công ty Nhật Bản còn phải đặc biệt chú ý đến tác phong và các kỹ năng mềm. Theo đó, việc am hiểu văn hóa quản trị doanh nghiệp của người Nhật, với các đòi hỏi về tư duy tích cực, khả năng thuyết trình, phản biện, hay kỹ năng kiểm soát cảm xúc, sẽ giúp các ứng viên dễ thành công khi ứng tuyển và thăng tiến trong công việc hơn.

(Nguồn: Báo Nhật)

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Cách nói cố lên trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật không có một từ ngữ nào có thể chuyển đổi sang từ cố lên, do vậy người Nhật không dùng từ mang nghĩa cố lên mà thay vào đó, họ sử dụng những câu nói, từ ngữ mang hàm ý khuyến khích và tạo động lực cho người nghe.



Hãy cùng ABC tìm hiểu và học cách động viên người khác bằng tiếng Nhật, bạn sẽ sử dụng chúng nhiều trong cuộc sống đó.

Một trong những cách nói cố lên tiếng Nhật phổ biến nhất là nói từ Ganbatte 頑 張 っ て (gan-bat-te). Từ này có thể được hiểu là "hãy cố gắng nhé" hay "cố lên nhé". Trong giao tiếp tiếng Nhật thông thường, bạn sẽ chỉ nghe hầu như là câu nói này, tuy nhiên trong một số trường hợp mà sử dụng câu này có thể sẽ khiến người nghe cảm thấy bị thương hại hay có cảm giác người nói không tin tưởng mình sẽ làm được.

Do vậy, bạn cần phải chú ý và sử dụng lời khích lệ sao cho đúng với trường hợp khác nhau, sau đây là một số câu nói khích lệ tiếng Nhật khác mà bạn cần phải biết để có thể thay thể cho từ Ganbatte 頑 張 っ て. Hãy học cùng chúng tôi nhé.

1. う ま く い く と い い ね (Umaku Ikuto Iine)

う ま く い く と い い ね có thể được dịch là "chúc may mắn" . Cụm từ này mang sắc thái khuyến khích và mức độ tin tưởng cao hơn Ganbatte 頑 張 っ . Bằng cách đó, bạn bè của bạn có thể cảm thấy tốt hơn và vui vẻ hơn.

2. じ っ く り い こ う よ (Jikkuri Ikouyo)

じ っ く り い こ う よ có thể được hiểu là "từ từ thôi/ không có gì khó khăn/ thoải mái đi nào". Đối với những người đã cố gắng hết sức mình nhưng vẫn không đạt được hoàn toàn mục tiêu, thì bạn không thể nói Ganbatte như thể thức giục người khác làm một lần nữa. Thay vào đó, bạn có thể khuyến khích sự tiến bộ một cách dần dần bằng câu nói じ っ く り い こ う よ. Từ từ thôi, dù có tiến 10 bước hay 1 bước vẫn là đang tiến lên.

3. 無理 は し な い で ね (Muri Wa Shinaidene)

無理 は し な い で ね nghĩa đen có nghĩa là "đừng quá áp lực/ đừng nghĩ nó quá khó", nhưng nó cũng có thể được dịch thành "bảo trọng". Đây là một cụm từ phổ thông được dùng khi người khác đã cố gắng làm gì đó rồi và đang chờ đợi kết quả.

4. 元 気 出 し て ね / 元 気 出 せ よ! (Genki Dashite ne / Genki Daseyo!)

Hai cụm từ này có nghĩa là "Thôi nào! Vui lên! " Nếu bạn của bạn rõ ràng đang đánh mất niềm tin và cảm thấy tồi tệ khi làm một việc gì đó, tại sao không nói với anh ta một cách vui vẻ để khuyến khích tâm trạng họ tốt hơn? Không bao giờ nên nói với anh ấy "Ganbatte" vào thời điểm tồi tệ nhất vì nó có thể làm cho anh ta cảm thấy rằng anh ta đã không làm tốt việc của mình.

5. 踏 ん 張 っ て / 踏 ん 張 れ (Funbatte / Funbare)

Câu này được hiểu là "hãy tiếp tục cố gắng/ đừng từ bỏ". Nếu chúng ta nói "Ganbatte", nó làm cho mọi người cảm thấy như họ phải cố gắng hơn nữa, vì họ chưa làm tốt. Nhưng 踏 ん 張 っ て là một cụm từ hay để nói với mọi người rằng tình hình không tệ lắm đâu, và bạn đang làm rất tốt, hãy giữ tiến độ như vậy và cố gắng nhé.

6. 気 楽 に ね / 気 楽 に い こ う よ! (Kirakuni ne / Kirakuni Ikouyo!)

"Dễ thôi mà" là một cách nói cố lên tiếng Nhật. Hãy hiểu câu này như một lời an ủi, mọi thứ sẽ ổn cả thôi.

7. ベ ス ト を 尽 く し て ね

"Cố gắng hết sức là được" Câu nói này có vẻ rất giản dị và mạnh mẽ, tuy nhiên, đáng tiếc trong tiếng Nhật, câu nói này mang âm sắc khá lịch sự, nghiệm nghị. Điều này có thể khiến người nghe cảm thấy hời hợt, rằng bạn đang không quá chân thành cổ vũ họ, hoặc họ có thể cảm thấy mình làm chưa đủ tốt. Tuy nhiên "ベ ス ト を 尽 く し て ね" vẫn là một cụm từ tốt để khuyến khích mọi người để đạt được một cái gì đó. Bạn nên sủ dụng khi khuyến khích một người làm công việc lớn, lâu dài. 

8. Một số cụm từ cổ vũ trực tiếp khác.

- 元気づけます Genkidzukemasu: Hoan hô

- 力付ける Chikaradzukeru: Khuyến khích/ khích lệ

- 勇む Isamu: Giữ tinh thần tố

- 勇み立つ Isamitatsu: Vui lên

- 奮い立つ Furuitatsu: Vui lên

(Nguồn: Sưu tầm)

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

50 trạng từ thường xuất hiện trong bài thi JLPT tiếng Nhật

Hôm nay, ABC sẽ chia sẻ đến bạn 50 trạng từ thường xuất hiện trong bài thi JLPT tiếng Nhật nhé!



1) ぴったり, ぴたり : Vừa vặn, vừa khít (quần áo)
2) やはり、やっぱり : Quả đúng (như mình nghĩ) – Cuối cùng thì cũng vẫn là – Rốt cục thì
3) うっかり : Lơ đễnh, xao nhãng
4) がっかり : Thất vọng
5) ぎっしり : Chật kín, sin sít
6) ぐっすり : (Ngủ) say tít, (ngủ) thiếp đi
7) こっそり : Nhẹ nhàng (để ko gây tiếng động) – Len lén (để ko ai nhìn thấy)
8) さっぱり : Trong trẻo, sảng khoái (rửa mặt xong) – Nhẹ, nhạt (món ăn)
9) さっぱり...ない : Một chút cũng không, hoàn toàn không.
10) ぐったり : Mệt nhoài, mệt phờ người



11) しっかり : Chắc chắn, vững chắc
12) すっきり : Cô đọng, súc tích (văn chương) – Tỉnh táo, sảng khoái (ngủ dậy ) – Đầy đủ, hoàn toàn (十分)
13) そっくり : Giống y hệt ,giống như đúc – tất cả, hoàn toàn (全部)
14) にっこり : Nhoẻn miệng cười
15) のんびり : Thong thả, thảnh thơi không lo nghĩ, ung dung
16) はっきり : Rõ ràng, minh bạch – mạch lạc, lưu loát (trả lời)
17) ばったり : Đột nhiên, bất thình lình (突然) – Tình cờ, ngẫu nhiên (偶然) – Tiếng kêu đột ngột phát ra
18) ぼんやり : Mờ nhạt, mờ ảo (cảnh sắc) – Lờ đờ, vô hồn ( trạng thái)
19) びっくり : Ngạc nhiên



20) ゆっくり : Thong thả, chậm rãi
21) めっきり : Đột ngột (thay đổi)
22) たっぷり : Thừa thãi, dư thừa, đầy tràn (thời gian, đồ ăn)
23) おもいきり, おもいっきり : Từ bỏ, chán nản, nản lòng – Đủ ,đầy đủ (十分)
24) ずらっと・ずらり : dài tăm tắp, dài dằng dặc
25) ずっしり : Nặng nề, trĩu nặng
26) こってり : Đậm, đậm đà (vị)
27) あっさり : (Vị) nhạt, thanh tao – sáng sủa – đơn giản, dễ dàng, một cách nhẹ nhàng
28) しょっちゅう : Hay, thường xuyên, luôn「常に、よく」
29) ぼんやり : cảnh sắc mờ nhạt, lờ mờ – đờ đẫn, thờ thẫn
30) ぼけっと : Thừ người ra, đờ đẫn, mơ màng「ぼけっと



31) ぼっと : ぼさっと」
32) ぼっと : Thừ người ra, đơ đơ
33) ぼさっと : Thừ người ra, không suy nghĩ – thảnh thơi, không ưu tư
34) ゆとり : thừa thãi, dư dật
35) ゆったり : (Quần áo) rộng rãi thoải mái – cảm giác thoải mái, dễ chịu
36) きっぱり : Dứt khoát, dứt điểm
37) がっくり : buông xuôi, buông thả – gục xuống, trùng xuống, suy sụp
38) びっしょり : Ướt đầm đìa, ướt sũng
39) がっしり : Cường tráng, to lớn, mạnh khỏa, vững vàng
40) がっちり : Chặt chẽ, vững vàng, chắc chắn

41) きっかり : Đúng, chính xác
42) きっちり : Vừa khít, vừa đúng, khít khao
43) くっきり : Rõ ràng, nổi bật
44) げっそり : Gầy xọp đi, gầy nhom, ốm nhom
45) じっくり : Từ từ, bình tĩnh, thoải mái
46) てっきり : Chắc chắn, nhất định sẽ, đúng như
47) 丸っきり : Hoàn toàn, tất tần tật
48) うんざり : Chán ngấy, tẻ nhạt, chán ngắt
49) すんなり : Mảnh khảnh, mảnh dẻ, lèo khèo
50) 何より : Hơn tất cả mọi thứ

(Nguồn: Sưu tầm)

Học từ vựng tiếng Nhật về nông nghiệp

Đối với các bạn đi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thường gặp khó khăn khi không biết các từ vựng về chuyên ngành. Trong bài viết này, ABC sẽ giới thiệu đến các bạn các từ vựng cần biết trong lĩnh vực nông nghiệp nhé!



Học từ vựng tiếng Nhật về nông nghiệp

ねったいしょくぶつ熱帯植物Thực vật miền nhiệt đới
しょくぶつえん植物園Vườn thực vật
しょくぶつかく植物学Thực vật học
しょくぶつさいしゅう植物採集Sưu tầm mẫu thực vật
しょくぶつせいゆ植物性油Dược phẩm có nguồn gốc thực vật
しょくぶつひょうほん植物標本Tiêu bản thực vật
くさCỏ
くさのは草の葉Lá cỏ
くさのうえたおか草の生えた丘Đồi cỏ
くさをかる草を刈るCắt cỏ
ていのくさをとる庭の草を取るLàm cỏ trong vườn
たねHạt
みかんのたねみかんの種Hạt cam
にわにたねをまいた庭に種をまいたRải hạt trong vườn 2 giống
Búp(hoa), mầm, chồi, mạ (lúa)
めがでる芽が出るNảy mầm
めをだす芽を出すTrổ mầm
きのめ木の芽Chồi (của cây cối)
わかめ若芽Chồi non
ばらのわかめがのびてきたばらの若芽が伸びてきたChồi non của cây hoa hồng đã lớn lên.
しんめ新芽Chồi mới
Rễ
さしきのねがついた挿し木の根がついたCái cây ghép đã mọc rễ
ざっそうをねからぬく雑草を根から抜くNhổ cỏ phải nhỏ tận gốc
かぶGốc cây, gốc rạ(sau khi đốn, cắt)
くきCuống, cọng (như cọng hoa, cọng sen…)
えだCành
 枯れ枝をおろすTỉa cành khô
つるDây leo (như dây bầu, dây bí…)
わかば若葉Lá non
 若葉の季節Mùa lá non
あおば青葉Lá xanh
もみじ紅葉Lá đỏ
おちば落ち葉Lá rụng
くちば朽葉Lá mục
かれは枯れ葉Lá khô
かれはざい枯れ葉剤Chất làm trụi lá, chất diệt cỏ
つぼみNụ hoa
つぼみがでるつぼみが出るTrổ nụ
とげ刺・棘Gai (thực vật)
Quả, trái
みがなる実がなるRa trái
みのならないき実のならない木Cây thuộc loại không ra trái
なえMạ, cây con để làm cây giống, cây ươm 
 トマトの苗Cây cà chua con.
なえぎ苗木Cây giống, vườn ươm
Cây
きをきる木を切るĐốn cây
きにのぼる木に登るTrèo cây
きをうえる木を植えるtrồng cây
きのつくえ木の机Cái bàn bằng gỗ
みきThân cây
じゅひ樹皮Vỏ cây
ていぼく樹皮をはぐLột vỏ cây
ていきゅう低木Cây thấp, cây bụi
こうぼく高木Cây cao
たいぼく大木Cây lớn
じょうりょくじゅ常緑樹Cây xanh quanh năm không rụng lá
ろうぼく老木Cây già
いなほ稲穂Đòng
 稲穂が出ているLúa đang trổ đòng
ぼくそう牧草Cỏ cho gia súc, cỏ dùng cho chăn nuôi
ぼくそうち牧草地Đồng cỏ dành cho gia súc
やさい野菜Rau
せいやさい生野菜Rau sống
やさいいため野菜いためMón rau xào
やさいサラダ野菜サラダSà lát rau
やさいはたけ野菜畑Vườn rau
しばふ芝生Bãi cỏ
しばふをかる芝生を刈るCắt cỏ
うえる植えるtrồng
さいばい栽培Trồng
コーヒーさいばいコーヒー栽培Trồng cà phê
おんしつさいばいする温室栽培するTrồng cây trong nhà
すいこうさいばい水耕栽培Trồng thủy canh
めばえ芽生えSự mọc mầm, sự nảy mầm
めぶく芽吹くNảy mầm
ねづく根付くMọc rễ
さく咲くNở
みのる実るRa trái, kết trái, có quả
かんじゅく完熟Chín
はんじゅく半熟Nửa sống nửa chín
はえる生えるMọc
たねがうえる根が生えるMọc rễ
やせいしょくぶつ野生植物Thực vật hoang dã
くさぶかい草深いĐầy cỏ
くさふかいのはら草深い野原Vùng đất hoang đầy cỏ mọc
しげる茂る・繁るMọc rậm rạp, mọc um tùm
きのしげるさんぷく木の茂る山腹Sườn núi cây cối um tùm
よくしげもりよく茂る森Rừng cây mọc
はやしĐám rừng, đám cây
もりRừng
ぞうきばや雑木林Rừng tạp
みつりん密林Rừng rậm
しげみ茂み・繁みBụi rậm
かれる枯れるHéo
かれたは枯れた葉Lá bị héo

Nguồn: Sưu tầm