Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Từ vựng tiếng Nhật về hoa

Học từ vựng tiếng Nhật về chủ đề các loài hoa - Hanakotoba (花 言葉?). Bất kỳ một loài hoa nào cũng đều mang một ý nghĩa riêng biệt. chúng ta cùng tìm hiểu nhé!



Nhật Bản là một đất nước ôn đới với khí hậu hài hòa, tuy không đa dạng thực vật nhưng lại là môi trường thuận lợi trong việc nuôi dưỡng vẻ đẹp của các loài hoa. Nhật Bản cũng tự hào được biết đến với những loài hoa đẹp nổi danh trên thế giới như hoa anh đào sakura, vào hoa tử đằng Nhật bản. Mỗi dịp hoa nở, người Nhật lại đổ xô đi thưởng hoa và tổ chức những bữa tiệc. Điều này cho thấy lòng yêu hoa của người Nhật. Hôm nay, Công ty Cổ phần Phát triển nguồn Nhân lực ABC sẽ  giới thiệu đến các bạn Từ vựng tiếng Nhật về hoa, những loài hoa không chỉ mang sắc hương đất trời, mà còn mang những ý nghĩa là để truyền đạt cảm xúc và giao tiếp trực tiếp với con người và thiên nhiên.

Từ vựng tiếng Nhật về các loài hoa- Hoa anh đào nhật bản

Theo thứ tự từ trái qua phải là Tên tiếng Nhật, chữ  Romaji , Tên khoa học  và Ý nghĩa

アマリリス Amaririsu Amaryllis hoa xấu hổ
アネモネ Anemone Anemone (White) sự thành thật
アムブロシアー Amuburoshiā/ Butakusa Ambrosia sùng đạo
紫苑 Shion Aster tataricus hồi tưởng
躑躅 Tsutsuji Azalea sựu khiêm nhường
ブルーベル Burūberu Bluebell lòng biết ơn
サボテン Saboten Cactus ham muốn/ sắc dục
椿 Tsubaki Camellia (Red) Trong tình yêu, diệt đi cùng với ân sủng
椿 Tsubaki Camellia (Yellow) khao khát
椿 Tsubaki Camellia (White) đợi
カーネーション Kānēshon Carnation Đam mê, tồn tại và tình yêu.
桜 Sakura Cherry Blossom sự tốt lành
黄菊 Kigiku Chrysanthemum (Yellow) hoàng đế
白菊 Shiragiku Chrysanthemum (White) sự thật
(四つ葉の) クローバー (Yotsuba no) kurōbā Four-leaf clover may mắn
水仙 Suisen Daffodil tôn trọng
天竺牡丹 Tenjikubotan Dahlia ngon miệng
雛菊 Hinagiku Daisy lòng tin
エーデルワイス Ēderuwaisu Edelweiss lòng can đảm/ dũng cảm
エリカ Erika Erica tình trạng cô đơn
勿忘草 Wasurenagusa Forget-me-not tình yêu đích thực
フリージア Furījia Freesia Trẻ con / chưa trưởng thành
梔子 Kuchinashi Gardenia tình yêu bí mật
鷺草 Sagiso Habenaria radiata suy nghĩ về tôi sẽ theo bạn vào giấc mơ
ハイビースカス Haibīsukasu Hibiscus dịu dàng
忍冬 Suikazura Honeysuckle hào phóng
紫陽花 Ajisai Hydrangea kiêu căng
アイリス, 菖蒲 Ayame Iris tin vui / lòng trung thành
ジャスミン Jasumin Jasmine Thân thiện
ラベンダー Rabendā Lavender trung thành
白百合 Shirayuri Lily (White) thanh tịnh, thuần khiết
小百合 Sayuri Lily (Orange) thù hận/ báo thù
百合 Suzuran/Yuri Lily of the Valley/Spider lily ngọt
鬼百合 Oniyuri Tiger Lily sự giàu có
彼岸花 /  曼珠沙華 Higanbana / Manjushage Red Spider Lily Không bao giờ gặp lại/ mất trí nhớ/ bị bỏ rơi
蓮華 Renge Lotus xa người yêu/ thuần khiết/ trong sạch
マグノリア Magunoria Magnolia Tự nhiên
ヤドリギ/ホーリー Yadorigi/Hōrii Mistletoe/Holly Nhìn
朝顔 Asagao Morning Glory lời hứa Cố ý
水仙 Suisen Narcissus Lòng tự trọng
パンジー Panjī Pansy Chu đáo / Caring
牡丹 Botan Peony lòng sũng cảm
雛芥子 Hinageshi Poppy (Red) tình yêu vui vẻ
芥子(白) Keshi(Shiro) Poppy (White) hân hoan
芥子(黄) Keshi(Ki) Poppy (Yellow) sự thành công
桜草 Sakurasō Primrose tuyệt vọng
紅薔薇 Benibara Rose (Red) Tình yêu / Trong tình yêu
薔薇 Bara Rose (White) ngây thơ/ sùng bái
黄色薔薇 Kiiroibara Rose (Yellow) lòng ghen tị
桃色薔薇 Momoirobara Rose (Pink) tin tưởng/ Hạnh phúc /tự tin
スイートピー Suītopī Sweet Pea tạm biệt
チューリップ Chūrippu Tulip (Red) danh vọng/ bác ái
チューリップ Chūrippu Tulip (Yellow) yêu đơn phương
美女桜 Bijozakura Verbena hợp tác
菫 Sumire Violet Trung thực
百日草 Hyakunichisou Zinnia lòng trung thành.

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Du học sinh ở Nhật làm thêm bao nhiêu thì đủ?

Không ít bạn trẻ nuôi mộng du học xứ sở hoa anh đào với tiền lương làm thêm cao ngất ngưởng như những lời giới thiệu du học. Nhưng thực tế thì như thế nào? Liệu xin việc làm thêm ở Nhật có kiếm được chục triệu đồng thật không và làm thêm bao nhiêu là đủ? Bài viết sau đây sẽ trả lời cho các bạn.


Câu trả lời là "Có" và "Không".

Vì muốn xin được việc làm thêm phải tùy thuộc rất nhiều thứ...

Có ai giới thiệu bạn không?

Tiếng Nhật của bạn có tốt không?

Bạn có bao nhiêu kinh nghiệm làm việc?

Nó cũng tùy thuộc vào vùng bạn sống có nhiều việc làm thêm hay không? Nếu bạn sống ở miền quê thì sẽ không nhiều công việc làm thêm lắm, còn nếu bạn sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Chiba, ... thì sẽ có nhiều việc làm thêm hơn.

Ngoài ra, khả năng xin được việc làm thêm (arubaito) cũng tùy thuộc vào việc công việc bạn xin đòi hỏi trình độ tiếng Nhật tới mức nào. Công việc càng ít đòi hỏi trình độ tiếng Nhật thì du học sinh càng dễ xin.


Xin việc làm thêm tại Nhật có kiếm được hàng chục triệu đồng một tháng gửi về nhà không?

Bạn phải hết sức cẩn thận với những thông tin kiểu này. Rất nhiều trung tâm du học Nhật Bản hay tung ra các trung tâm kiểu này để câu khách, và cũng rất nhiều người ở Việt Nam tuyên truyền những tin tức như vậy (ví dụ: "Đi làm thêm 2 năm ở Nhật có thể kiếm 1 tỷ đồng") do họ không nắm rõ thông tin tại Nhật Bản. Vậy thực tế thu nhập là thế nào?

Trung bình 1 giờ bạn làm được khoảng 800 yên - 1000 yên. Nếu bạn làm trong khuôn khổ cho phép là 28 giờ/ tuần (tức 4 giờ/ngày) thì bạn sẽ được ~ 28 x 4 x 1000 = 116.000 yên (cỡ 1400 USD)/tháng.

Vào kỳ nghỉ, bạn có thể làm việc với số giờ gấp đôi nên thu nhập tối đa có thể tới ~ 220.000 yên (2800 USD)/tháng. Đây là nếu bạn làm tại thành phố lớn như Tokyo, nơi chi phí sinh hoạt tối thiểu có thể là 50.000 ~ 60.000 yên/tháng (bao gồm tiền nhà 30.000 ~ 40.000 yên, điện nước ga, điện thoại, internet, đi lại,...).

Việc làm thêm khi du học Nhật Bản: Bao nhiêu là đủ?

Nhật Bản là đất nước đa dạng về ngành nghề, chắc chắn sẽ không thiếu các công việc phù hợp với hoàn cảnh của bạn

Bạn có thể phá luật để đi làm thêm nhiều hơn không?

Không ít bạn trẻ nuôi mộng du học xứ sở hoa anh đào với tiền lương làm thêm cao ngất ngưởng như những lời giới thiệu du học. Nhưng thực tế thì như thế nào? Liệu xin việc làm thêm ở Nhật có kiếm được chục triệu đồng thật không và làm thêm bao nhiêu là đủ? Bài viết sau đây sẽ trả lời cho các bạn.

Câu trả lời là có, nhưng rủi ro cũng có. Đó là nếu bạn bị phát hiện bạn có thể mất giấy phép hoạt động ngoại khóa, là giấy phép bạn phải xin để được đi làm thêm. Ngoài ra, một người đi làm kiếm trên 80.000 yên/tháng thì theo phải đóng thuế thu nhập. Tất nhiên, nếu đi làm chui thì bạn cũng trốn khoản này luôn.

Nhưng tất cả mới chỉ là mức tiềm năng dự đoán!

Mức thu nhập ở trên mới chỉ là mức tiềm năng, chứ không phải là chắc chắn bạn sẽ kiếm được những công việc như vậy. Có thể bạn sẽ phải làm vài ba công việc mới kiếm được như vậy vì các việc làm thêm (arubaito) thường chỉ cần bạn một vài buổi trong tuần. Kiếm việc làm thêm bên Nhật không phải là việc dễ dàng, nhất là với các bạn mới sang tiếng Nhật chưa giỏi hay không có nhiều kinh nghiệm làm việc, hay không có ai giới thiệu công việc cho. Bạn hoàn toàn có thể mất 6 tháng, gọi điện cả vài chục chỗ mà không kiếm được việc làm thêm nếu không có kinh nghiệm tìm việc.

Việc làm thêm ở mức tối đa đòi hỏi bạn phải có thể lực rất tốt, sắp xếp thời gian tốt, hi sinh việc học hành và các thú vui khác, có kinh nghiệm làm việc tốt và được đánh giá cao,... Nghĩa là bạn phải sang Nhật khá lâu mới có thể kiếm được mức thu nhập cao từ vài ba việc làm thêm. Ngoài ra, trong nhiều thời gian bạn có thể bị đói việc và phải thường xuyên tìm các công việc mới bổ sung.

Vậy mức thu nhập làm thêm thực tế là bao nhiêu?

Như đã nói ở trên, không phải lúc nào bạn cũng có đủ công việc để có thu nhập lớn mà thường bị đói việc và phải tìm các công việc bổ sung. Việc gián đoạn công việc của bạn có thể do cả việc học hành, thi cử của bạn nữa.

Nhìn chung, du học sinh kiếm thu nhập làm thêm đủ để trang trải sinh hoạt và để dư ra một số tiền hàng tháng. Số tiền này bạn sẽ dùng vào việc chuyển nhà (rất tốn kém ở Nhật), đăng ký thi Đại học tại Nhật (30.000 yên/trường), đi lại thi cử, nhập học Đại học,.... Bạn cũng có thể gửi về nhà nhưng có lẽ sau khi bạn đã vào Đại học rồi và có một thu nhập làm thêm ổn định.

Rủi ro của việc làm thêm quá nhiều

Rủi ro nhãn tiền của vừa học vừa làm thêm khi du học Nhật là bạn làm quá nhiều, gây xao lãng việc học tập, tiếp theo có thể là sa sút về sức khỏe.

Nếu bạn làm thêm theo đúng quy định của Chính phủ Nhật (20 giờ/tuần) thì chắc chắn bạn ít gặp phải vấn đề trên. Tất nhiên vì vấn đề tài chính thì cũng có nhiều bạn vượt trần quy định. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp rắc rối lớn nếu bạn không hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình và không lấy được tư cách lưu trú để ở lại.

Ví dụ: Sau 2 năm học tiếng Nhật bạn không đỗ vào trường Đại học, Cao đẳng hay dạy nghề nào. Như vậy thì bạn sẽ không có tư cách lưu trú (du học tại Nhật) để xin thị thực (visa) ở lại Nhật. Để tiếp tục ở lại Nhật, bạn phải xin vào một trường Đại học nào đó để dự thính, và bạn sẽ mất vài chục vạn yên cho việc này. Việc dự thính sẽ chỉ được kéo dài 6 tháng, nếu sau đó bạn vẫn không đỗ vào trường nào thì bạn sẽ buộc phải về nước.

Cũng tương tự như vậy, nếu bạn đang học Đại học mà bạn bị đúp (留年 ryuunen) thì bạn sẽ phải ở lại 1 năm (hoặc nửa năm tùy trường) và bạn sẽ phải tốn tiền học phí trong thời gian đó.

Vậy khi đi du học Nhật, làm thêm bao nhiêu là vừa?

Việc này có lẽ chỉ bạn mới có thể trả lời tùy vào tình hình học tập của chính bạn. Nhưng hãy xác định lại mục đích rằng bạn sang Nhật để học hay để kiếm tiền?

Sau đó, tính toán về thu nhập mà bạn có thể có được từ việc làm thêm khi du học Nhật. Bạn cần phải biết bạn sẽ có thể làm thêm được bao nhiêu thời gian, thu nhập như thế nào và sức khỏe của bạn có chịu được không?

Người Nhật vốn làm việc rất chăm chỉ, họ có thể làm từ 8 giờ sáng đến 9, 10 giờ tối mà về nhà vẫn vui vẻ, thoải mái nhưng văn hóa làm việc của người Việt ta thì chưa được như vậy. Nhất là khi bạn sang xứ người, phải vừa học vừa làm, vừa tập cách thích nghi, cô đơn chống chọi mọi thứ nên dễ gặp khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần.

Nhưng đừng để "tiền mất, tật mang" vì bệnh tật và học kém nơi xứ người. Nhật Bản là đất nước đa dạng về ngành nghề, chắc chắn sẽ không thiếu các công việc phù hợp với hoàn cảnh của bạn. Quan trọng là bản thân bạn nên biết cách để sắp xếp thời gian, phân chia công việc làm thêm và học tập, rèn luyện thể thao như thế nào cho hợp lý nhất!

Chúc các bạn thành công!

Đừng sang Nhật theo trào lưu

Cách đây không lâu, tôi có đọc một bài báo mạng viết về “ Nên đi du học hay đi xuất khẩu lao động Nhật”. Bài báo đặt ra một câu hỏi mà vài năm gần đây có lẽ nhiều bạn trẻ muốn sang Nhật kiếm tiền đều cân nhắc.

Tuy nhiên việc tồn tại sự cân nhắc này cũng thể hiện một thực trang xã hội không mấy tốt đẹp , mà ở bài viết này tôi muốn phản ánh ít nhiều, cũng như gửi thông điệp đến những bạn trẻ muốn sang Nhật lập nghiệp.

1. Không nên nhầm lẫn giữa việc đi du học và việc xuất khẩu lao động.

Có khá nhiều bạn liên hệ với tôi, hỏi xem mình nên sang Nhật theo diện du học hay diện tu nghiệp sinh? Nếu du học là đi học tập thuần tuý thì câu hỏi này rất lạ. Bởi đi học là việc bỏ tiền đầu tư cho bản thân mình để học, còn đi xuất khẩu lao động là đi làm việc. Hai lựa chọn này ít liên quan đến nhau. Tuy nhiên, thực tế vài năm gần đây nói lên một điều khác.

Khoảng 5 năm gần đây, khi chính phủ Nhật thắt chặt quan hệ với Việt Nam, đồng thời tích cực hơn trong việc tiếp nhận lao động từ Việt Nam để bù đắp lượng lao động thiếu hụt trong nước thi một dịch vụ “ xuất khẩu lao động mới- hay du học kiểu mới” xuất hiện ở Việt Nam. Trước đây, đi xuất khẩu lao động là hình thức sang lao động nước ngoài ở một công ty cùng hoặc gần ngành nghề công ty người lao động đó ở Việt Nam, nhằm để cho người lao động đó học hỏi, tu nghiệp tại nước ngoài trong khoảng 3 năm. Xuất khẩu lao động theo hình thức tu nghiệp này đòi hỏi nhiều thủ tục xét duyệt và người tu nghiệp sinh chỉ được ở Nhật trong khoảng 3 năm rồi bắt buộc phải về nước. Tuy nhiên, dịch vụ “ xuất khẩu lao động mới” đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay là: Sang Nhật dưới dạng du học sinh (xin visa du học, có đăng kí lớp tại một trường tiếng Nhật để có visa) nhưng thực tế khi sang Nhật rồi du học sinh này sẽ không đi học mà chủ yêu là đi làm kiếm tiền. Vì thế cũng có thu nhập như đi lao động và có khi còn có thu nhập nhiều hơn tu nghiệp sinh. Vì thế, nhiều người muốn sang Nhật kiếm tiền, mới có sự phân vân như ở trên.

Số liệu thực tế cho thấy số lượng du học sinh Việt Nam theo thống kê của IFSA ở Nhật năm 2013 là khoảng 15 nghìn người, gấp 4 lần năm 2012 , và gấp 18 lần tổng số du học sinh năm 2009. Nếu đi du học thuần tuý thì lượng sinh viên không thể tăng một cách chóng mặt – đến 18 lần- như vậy trong vòng 4 năm từ 2009-2013. Hiện nay ước tính ở Nhật có ít nhất khoảng 6 nghìn du học sinh sang Nhật chỉ với mục đích lao động như ở trên.

2. Cuộc sống của những du học sinh sang Nhật lao động

Luật pháp Nhật chỉ cho phép người có visa du học được lao động tối đa 28 tiếng 1 tuần. Tuy nhiên, những du học sinh sang Nhật lao động thường lao động quá thời gian pháp luật cho phép. Có khi làm thâu đêm, ngủ ngày (ngủ trong lớp học tiếng Nhật, hoặc bỏ học để ngủ lấy sức) để dùng thời gian còn lại làm việc.

Nhiều bạn kể với tôi rằng các em làm việc 1 ngày gần 20 tiếng. Cũng kiếm được khá nhiều tiền nếu may mắn làm được việc liên tục. (Nếu tính 1 tiếng 800 yen thì 1 ngày người làm việc gần 20 tiếng sẽ có 16,000 yen, 1 tháng nếu công việc đều đều sẽ kiếm được hơn 60-70 triệu VND. Một thu nhập đáng kể từ việc làm thêm).

Nhưng cần lưu ý là điều kiện để có khoản thu nhâp trên là phải may mắn. Nếu may mắn kiếm được công việc làm thêm thâu đêm, suốt sáng, nếu may mắn trốn học được mà không bị trường tiếng Nhật quản chặt, và nếu tiếp tục may mắn không bị cảnh sát phát hiện làm quá giờ, và may mắn nữa là có sức khoẻ để chịu được vất vả thì khoản thu nhập hơn 60 triệu VND/ tháng là điều có thể. Nhưng, không phải ai cũng may mắn như thế. Rất nhiều bạn sang du học với mục đích đi làm liên hệ với tôi rằng em được hứa khi sang Nhật sẽ đựơc công ty tư vấn du học giới thiệu việc làm nhưng em không tìm được việc, hay công việc quá ít không đủ tiền trả học phí, hay công việc quá vất vả lại xa trường học…. Hơn nữa, dù có việc làm như may mắn ở trên, các em không có thời gian đi học, và vì thế, dù ở Nhật 2,3 năm vẫn không giao tiếp trôi chảy được bằng tiếng Nhật, vì bởi phải làm việc vất vả các em quá mệt để học tiếng Nhật ở trường tiếng mà mình đăng kí. Quan trọng hơn các em có thể bị đuổi học vì không đến lớp đầy đủ, hoặc không được gia hạn visa vì học quá lâu mà không lên được trình độ.

Hai năm trước, tôi chứng kiến nhiều vụ việc du học sinh Việt nam kiểu này bị bắt vì tội ăn cắp và cư trú bất hợp pháp tại Nhật, có em trả lời cảnh sát rất ngây thơ và thật thà về dự định trong tương lai của mình ở Nhật nếu cư trú bất hợp pháp trót lọt như sau: “Em làm visa du học 1 năm, sau đó lao động kiếm tiền, đủ tiền thì đón vợ sang. Vợ em sẽ sang Nhật kiểu đi du lịch, em đón vợ em ở sân bay rồi chúng em sống với nhau, lập nghiệp ở Nhật.” Sang Nhật hiện nay khá dễ dàng. Chính phủ Nhật còn cân nhắc bỏ thủ tuc xin visa cho người Việt Nam sang du lịch ngắn ngày. Cảnh sát Nhật tôi gặp nói với tôi, thực tế thì chính phủ Nhật không phải không biết chuyện du học sinh sang lao động, tuy nhiên, chính phủ có ý nới lỏng việc này để bù đắp tình trang thiếu lao động nên cũng làm ngơ nhiều. Chỉ khi nào ai đó ăn trộm ăn cắp, làm hại người khác thì cảnh sát mới nghiêm khắc sờ đến.

Quả thật, nếu cư trú bất hợp pháp mà không ăn trộm, ăn cắp, hoặc lao động kiểu trồng thuốc phiện thì cũng không phải là quá xấu xa. Tuy nhiên, những người sang du học và cư trú bất hợp pháp này thường chỉ học hết cấp 2 cấp 3 ở Việt Nam nên trình độ nhận thức hạn chế, rất dễ bị cộng đồng đã và đang cư trú bất hợp pháp rủ rê làm việc xấu. Kết quả là cái nhìn về du học sinh Viêt Nam ( trong đó gồm cả những người du học thuần tuý) cũng trở nên xấu đi nhiều trong mắt người Nhật những năm gần đây. Thống kê của cảnh sát Nhật năm 2014 cho thấy, người Việt Nam đứng thứ hai trong số các vụ tội phạm ở Nhật, chỉ sau Trung Quốc. Phần lớn người Việt Nam phạm tội trong vài năm gần đây là du học sinh lao động và tu nghiệp sinh bỏ trốn khỏi nghiệp đoàn.

3. Đâu là con đường khôn ngoan, đúng đắn


Cá nhân tôi không nghĩ cứ phải du học thuần tuý- chỉ học thôi mới là đúng. Bởi thiết nghĩ, dù du học thuần tuý, học cao đẳng, đại học ở Nhật 4 năm rồi sau đó cũng là để đi làm, cũng đi lao động kiếm tiền ở Nhât. Kiếm tiền sau khi tốt nghiệp hay kiếm tiền trong khi còn mang danh đi học thì mục đích cũng không quá khác nhau. Sự khác nhau ở đây là cách thức thực hiện mục đích kiếm tiền mà thôi. Vì thế hình thức du học lao động nếu đã tồn tại thì cũng khó thay đổi được, tôi chỉ mong muốn thay đổi ít nhiều được suy nghĩ của mỗi chúng ta về việc du học lao động này.

Đối với các bạn đã sang Nhật theo hình thức du học rồi thì dù rất muốn kiếm tiền, tôi nghĩ, các bạn nên suy nghĩ lại về cơ hội của cuộc đời mình. Sang Nhật là một cơ hội học tập lớn. Kiếm tiền cũng quan trọng nhưng việc trau dồi tiếng Nhật, quyết tâm đạt được một trình độ nhất định để sau này có thể về nước dùng vốn tiếng Nhật đó làm những công việc tốt hơn là cơ hội lớn để đầu tư cho bản thân. Dù có làm việc quá giờ đôi chút, nhưng cũng nên có mức độ vừa phải để quan tâm đến học tâp. Và đặc biệt không phạm pháp kiểu ăn cắp, ăn trộm.

Đối với các bạn đang phân vân như bài báo nọ nói: đi du học lao động kiểu mới nay hay đi xuất khẩu lao động, thì tôi rất hi vọng, bài viết này cung cấp cho các bạn một cái nhìn khách quan hơn về lựa chọn của mình. Du học nên chỉ là du học- như cái nghĩa vốn có của nó- và như pháp luật cho phép. Nếu đã tính đi sang Nhật theo visa du học thì việc chính vẫn nên là học. Bởi nếu không, bạn sẽ luôn bị rủi ro pháp lí đeo đẳng, sẽ có thể đánh mất cơ hội phát triển và làm việc tốt hơn trong tương lai. Du học lao động không phải là phương pháp tối ưu để kiếm tiền như nhiều công ty tư vấn du học quảng bá.

Hãy luôn tỉnh táo, để biết mình sẽ làm gì, sẽ phải đánh đổi cái gì. Hãy thực hiện ước mơ của mình bằng cách khôn ngoan và an toàn nhất nhé. Nhớ đừng sang Nhật theo trào lưu.

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2015

5 Điều lưu ý khi đi Xuất Khẩu Lao động


Lĩnh vực xuất khẩu lao động tiềm tàng nhiều nguy cơ người lao động bị buôn bán. Hưởng ứng Đạo luật phòng chống mua bán người được Quốc hội Việt Nam thông qua tháng 3/2010, chúng tôi soạn ra tài liệu này để các bạn có mong muốn đi xuất khẩu lao động có thể tham khảo. Bạn muốn ra nước ngoài làm việc, muốn làm giàu mà vẫn có thể tránh được nguy cơ bị trở thành nạn nhân buôn người, hãy đọc kỹ những nội dung dưới đây.

Nội dung 5 điều lưu ý như sau:


1.    Bạn chỉ ký mượn tiền của ngân hàng và trả các khoản chi phí sau khi đã ký bản hợp đồng với công ty môi giới XKLĐ. Công ty môi giới XKLĐ phải đưa bản hợp đồng cho bạn ký ít ra 5 ngày trước ngày xuất cảnh.


2.    Trước khi ký kết hợp đồng bạn cần dành thời giờ để đọc kỹ các nội dung liên quan đến tên và địa chỉ của chủ sử dụng lao động nước ngoài, công việc, thời gian lao động, lương căn bản, lương phụ trội, điều kiện sinh hoạt, chi phí… và so sánh chúng với các thông báo tuyển dụng, hợp đồng cung ứng lao động mà công ty môi giới XKLĐ đã ký với chủ sử dụng lao động nước ngoài. Bạn cần giữ kỹ các bản sao hợp đồng ký với công ty môi giới XKLĐ để dùng khi có tranh chấp.

3.    Khi trả bất cứ khoản chi phí nào cho công ty môi giới XKLĐ bạn cần đòi hỏi biên lai, biên nhận. Biên lai, biên nhận phải phản ảnh đúng và đủ các khoản phí bạn đóng cho công ty môi giới XKLĐ. Bạn cần giữ kỹ các biên lai, biên nhận để dùng khi có tranh chấp.

4.    Khi có tranh chấp với chủ sử dụng lao động bạn cần gọi điện thoại, gửi thư, email, fax cho công ty môi giới XKLĐ để yêu cầu can thiệp và ghi chép lại nội dung và ngày tháng năm của những trao đổi đó.

5.    Bạn cần mang theo trong người các thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, email, địa chỉ) của đại diện công ty môi giới XKLĐ, Đại sứ quán Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ để dùng khi cần sự giúp đỡ nơi xứ lạ quê người.

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Tạo việc làm cho lao động đi Nhật Bản, Hàn Quốc trở về đúng hạn

Các doanh nghiệp, công ty Nhật Bản, Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ dành hàng trăm cơ hội việc làm cho người lao động đi làm việc từ 02 nước trở về đúng thời hạn tại 03 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn.
Để hỗ trợ người lao động về nước tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống, trung tâm Lao động ngoài nước phối hợp với Sở LĐTBXH, Trung tâm giới thiệu việc làm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn tổ chức “Hội chợ việc làm dành cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS, thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước”.


Đây là một trong các hoạt động hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Qua đó góp phần động viên người lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng, cũng như tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm phù hợp, phát huy kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản và nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Theo Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Phan Văn Minh, đa số những người lao động ở Nhật Bản, Hàn Quốc sau khi về nước không chỉ có kinh nghiệm phong phú và tay nghề tốt vì đã có 5 năm làm việc tại 2 quốc gia này mà còn có khả năng sử dụng tiếng Hàn, tiếng Nhật.

Ban tổ chức sẽ triển khai hình thức phỏng vấn trực tuyến qua Internet (doanh nghiệp tuyển dụng tại Sàn giao dịch việc làm Bắc Ninh có thể phỏng vấn tuyển dụng người lao động tại Sàn giao dịch việc làm Bắc Giang, Lạng Sơn và ngược lại).

Do đó, người lao động có thể đến một trong ba sàn giao dịch việc làm của Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn gần với nơi cư trú của mình để tham gia. Địa chỉ của 3 địa điểm như sau: Sàn giao dịch việc làm tỉnh Bắc Ninh, địa chỉ số 33 đường Nguyễn Đăng Đạo, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; Sàn giao dịch việc làm tỉnh Bắc Giang, địa chỉ số 378, đường Nguyễn Công Hãng, phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang; Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Lạng Sơn, địa chỉ số 42, đường Lê Đại Hành, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Trong thời gian tới, sẽ tổ chức hội chợ hỗ trợ giới thiệu việc làm tại khu vực miền Trung và miền Nam dành cho người lao động ở các tỉnh miền Trung trở vào.

Tránh để người dân bị lừa đảo XKLĐ, dễ hay khó?

Đây là khẳng định của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH vào sáng 3/9, tại buổi làm việc với Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Nhiều doanh nghiệp XKLĐ hoạt động kém hiệu quả

 Bà Ngân cho biết, tính đến giữa năm 2010, Bộ LĐTBXH đã cấp phép cho 171 doanh nghiệp, nhưng trong tổng số doanh nghiệp này, theo đánh giá sơ bộ chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao, 50% doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trung bình, 20% doanh nghiệp hoạt đông kém hiệu quả.

Bà Ngân cho rằng: Quản lý nhà nước sẽ phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình. Còn để xảy ra tình trạng lao động bị lừa đảo là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước.

Nguyên nhân được bà Ngân đưa ra là nhiều doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực hoặc do mới được cấp phép, thậm chí đang trong giai đoạn đầu tư thăm dò thị trường chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi xin cấp phép hoạt động…

Về vấn đề này, ông Nguyễn Việt Trường, Đại biểu Quốc hội, thành viên Uỷ ban Quốc phòng an ninh cho rằng: Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cũng như xử lý của các cơ quan nhà nước đối với các doanh như vậy còn có những hạn chế và mâu thuẫn.
“Nếu như chúng ta đánh giá chỉ có 30% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, 50% ở ở mức trung bình còn lại 20% là kém hiệu quả, nhưng trong suốt thời gian vừa qua chúng ta chỉ xử lý có 4 doanh nghiệp vi phạm. Việc xử lý như vậy là như thế nào?”, ông Trường băn khoăn.

Trả lời về vấn đề này trong buổi thảo luận sáng 3/9, ông Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội XKLĐ (Bộ LĐTB – XH) cho rằng: Theo luật thì chưa thể thu hồi giấy phép của doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả được. Ví dụ, có doanh nghiệp một năm chỉ đưa được 100 lao động đi XKLĐ thôi như thế là kém hiệu quả, nhưng doanh nghiệp lại không vi phạm nên không thể thu hồi giấy phép.

Tuy nhiên, dẫn chứng của ông Trào đã được ông Đặng Như Lợi, Phó chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội, thành viên giám sát bác bác bỏ, khi ông đưa ra dẫn thời gian gần đây có cả trường hợp giám đốc chi nhánh ký với người lao động vi phạm phát luật nhưng chưa được xử lý.

Về vấn đề này, bà Ngân khẳng định: Bộ sẽ xử lý nghiêm theo đúng luật. Chi nhánh chỉ được tuyển nhưng không được ký, nếu hợp đồng sai chỗ nào thì phải xử lý nghiêm.

Cũng tại buổi làm việc với Bộ LĐTB – XH sáng 3/9,  bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội cho biết: Hiện tượng lừa đảo XKLĐ vẫn còn diễn ra dù đã được tuyên truyền thông tin, thậm chí thanh tra kiểm tra.

Theo bà Mai, hiện tượng này thường tập trung vào những doanh nghiệp không có chức năng, nhất là những công ty trung gian, chi nhánh.

Về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề xã hội cho biết, việc người lao động bị lừa đảo XKLĐ còn xuất phát từ nguyên nhân là hầu hết khi cấp giấy phép hoạt động XKLĐ là cấp phép cho các tập đoàn, các  tổng công ty, đến khi chuyển xuống làm việc thì tập đoàn hoặc tổng công ty lại giao cho một giám đốc độc lập. Chính vì lẽ này nên khi các doanh nghiệp XKLĐ ra đời rồi thành lập các chi nhánh, mà các chi nhánh lại kém xa về năng lực nên có nhiều sai phạm như chuyển nhượng lao động của các chi nhánh giữa công ty này với công ty khác, thậm chí là mượn giấy phép.

Trước tình trạng lừa đảo XKLĐ đang diễn ra, bà Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: Cần phải tiếp tục đấu tranh để ngăn chặn và để làm giảm đi rủi ro cho người lao động, cái này là trách nhiệm của Cục QLLĐNN.

“Quản lý nhà nước sẽ phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình. Còn để xảy ra tình trạng lao động bị lừa đảo là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước”, bà Ngân thừa nhận.

Theo vietnamnet.vn

Xuất khẩu lao động “chui”, rủi ro cao

Xu hướng người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc qua kênh không hợp pháp gia tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro bị ngược đãi, bóc lột.

Cần tăng cường khung thể chế, bao gồm sửa đổi quy định của pháp luật để hỗ trợ tốt hơn người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài qua các kênh không chính thức là một trong 7 khuyến nghị đối với Việt Nam vừa được dự án tam giác ILO GMS của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra.

Đi hợp pháp rồi bỏ trốn

Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), 5 năm qua, bình quân mỗi năm cả nước có 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài thông qua hợp đồng cung ứng của doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ, kênh chính thức). Riêng năm 2014, số lao động XKLĐ qua kênh này đạt kỷ lục 106.000 người. Trong 6 tháng đầu năm 2015, có 56.173 lao động xuất ngoại và dự báo cả năm vượt mốc 110.000 người.

Các báo cáo của Dolab cũng cho biết hiện có khoảng 500.000 lao động đi qua kênh chính thức làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó trên 20 thị trường mà Việt Nam đã ký ghi nhớ hoặc có thỏa thuận song phương về hợp tác lao động. Dù vậy, một bộ phận không nhỏ trong số này sau khi hết hạn hợp đồng đã không về nước mà ở lại bất hợp pháp.

Tại Đài Loan, đến tháng 6-2015, có khoảng 15.000 lao động bất hợp pháp của Việt Nam, nhiều nhất so với lao động các nước. Tại Hàn Quốc, con số này là 26.340 người. Ước tính đến nay có trên 50.000 lao động bất hợp pháp của Việt Nam đang ở nước ngoài sau khi được đưa đi qua kênh chính thức. Áp lực cho công tác bảo hộ công dân ở nước ngoài đối với nhóm đối tượng này là không nhỏ. Theo Hiệp hội XKLĐ Việt Nam, vì lo ngại cảnh sát bắt giữ nên nhiều người dù bị bị ngược đãi vẫn không dám phản ứng, cầu cứu để được bảo vệ.

“Đi chui” gia tăng

Dựa trên các kết quả điều tra, ILO thông tin “bản đồ” XKLĐ của Việt Nam hiện không chỉ giới hạn trong phạm vi 40 quốc gia và vùng lãnh thổ mà đã tăng lên con số 60. Thị trường XKLĐ Việt Nam mở rộng bởi làn sóng di cư theo hình thức cá nhân hoặc qua các kênh không chính thức. Trong đó, nhiều lao động di cư không chính thức sang các nước châu Phi (chủ yếu là Angola, 1.337 người) và một số quốc gia châu Âu. Đến nay, có khoảng 18.000 lao động bất hợp pháp từ Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh châu Âu thông qua các đường dây trái phép.

Tại khu vực ASEAN, lao động Việt Nam sang Thái Lan trái phép có chiều hướng tăng với 6.108 lao động đang làm việc bất hợp pháp ở nhiều lĩnh vực như bồi bàn, bán hàng, may mặc. Hành trình di cư của NLĐ rất khó kiểm soát, thường đi bộ qua cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) sang Lào, sau đó đến cửa khẩu Mukdahan để vào Thái Lan. Theo ông Max Tunon, điều phối viên dự án tam giác ILO GMS, ở Thái Lan hay những nước mà Việt Nam chưa có quan hệ hợp tác lao động, việc bảo vệ quyền lợi cho NLĐ gặp nhiều khó khăn.

Trên thực tế, không chỉ tốn một khoản tiền môi giới quá cao, NLĐ ra nước ngoài bất hợp pháp thường bị “đem con bỏ chợ”, không được bố trí việc làm, thu nhập như cam kết. Ở Ả Rập Saudi, nơi có khoảng 5.000 lao động giúp việc gia đình Việt Nam, tình trạng lao động bị ngược đãi thường xuyên xảy ra. Tại Nga, do không có giấy tờ hợp pháp, NLĐ bị đưa vào các “xưởng may đen”, bị bóc lột thậm tệ.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang bị sức ép lớn trước tình trạng di cư bất hợp pháp nhưng gần như không kiểm soát được kênh không chính thức này. Trước tình hình trên, ILO khuyến cáo Việt Nam cần tăng cường đối thoại, đàm phán để ký ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác lao động với các nước để hợp pháp hóa cho NLĐ, đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, có cơ chế phối hợp để có thể bảo vệ quyền lợi cho họ.

Học tiếng Nhật miễn phí

Bạn yêu mến đất nước Nhật Bản - xứ sở của hoa anh đào, bạn yêu mến con người Nhật bởi tính cách nghị lực phi thường của họ hay yêu những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của Nhật và bạn mong muốn một lần được đặt chân đến Nhật, hãy chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết, điều đầu tiên đó là: Hãy học tiếng Nhật. 
Nhằm tạo điều kiện chắp cánh cho những ước mơ của các bạn Công ty Cổ Phần Phát triển nguồn Nhân lực ABC đã tổ chức khóa học tiếng Nhật miễn phí dành cho các bạn sinh viên, người lao động những người yêu mến nước Nhật. Khóa học tiếng Nhật sơ cấp 21 buổi, các bạn sẽ có những trải nghiệm vô cùng thú vị với một ngôn ngữ mới.
Học viên đăng ký tham gia sẽ được miễn phí 100% học phí của khóa học trị giá 1.800.000 VNĐ, học viên chỉ phải đóng góp 200.000 VNĐ (tương đương gần 10.000 VNĐ/buổi học) cho các chi phí gửi xe, nước uống, tài liệu tham khảo…

1. Nội dung khóa học

Trong tháng 9/2015 sẽ mở 4 lớp:

- Sáng từ 8:30 đến 11:30

- Chiều từ 13:30 đến 16:30

Tên lớp
NB101 Sáng: 2, 4,6
NB102 Sáng: 3,5,7
NB103 Chiều: 2,4,6
NB104 Chiều: 3,5,7

2. Thời lượng: 21 buổi

3. Giáo trình: Minna Nihongo1

4. Nội dung chi tiết:


5. Hướng dẫn:

Đăng ký trực tiếp trên Fanpage: www.facebook.com/abcgroup.com.vn

Hoặc gửi mail về địa chỉ:  nguyenthihue.tb.92@gmail.com

Lưu ý:

- Thời gian bắt đầu khóa học chúng tôi sẽ gửi đến các bạn sau khi chúng tôi tổng hợp số lượng học viên đăng ký và sắp xếp lớp.

Thời gian đăng ký: Từ ngày 09/09/2015 đến ngày 13/09/2015

Ngày dự kiến mở lớp: 14/09/2015

Địa chỉ: Công ty Cổ phẩn Phát triển nguồn Nhân lực ABC, số 79 Thiên Hiền, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Điểm xe bus Đình Thôn, nằm giữa bến xe Mỹ Đình và Keangnam).

Điện thoại hỗ trợ:

Ms. Ánh: 0167.6909.265

Ms. Huệ: 0169.2580.792

Hình ảnh về lớp học và tài liệu:








Lao động diện chính sách được vay 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài

Bắt đầu từ ngày 01-09- 2015, Nghị định số 61/2015/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm - trong đó có một số quy định mới về chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài. cho vay ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và NLĐ từ Quỹ quốc gia về việc làm - sẽ chính thức có hiệu lực.


Theo đó, NLĐ được vay vốn ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài từ Quỹ Quốc gia về việc làm. Đối tượng vay vốn đi xuất khẩu lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và NLĐ là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) theo quy định hiện hành. Còn NLĐ thuộc hộ cận nghèo, NLĐ là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ Quốc gia về việc làm.

Mức vay vốn đi xuất khẩu lao động đối với hộ cận nghèo, NLĐ là thân nhân của người có công với cách mạng theo hợp đồng từ Quỹ Quốc gia về việc làm tối đa là 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa NLĐ và doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Các đối tượng còn lại được vay theo quy định hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Về cho vay ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh và NLĐ từ Quỹ Quốc gia về việc làm, theo nghị định, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh không còn đối tượng là chủ trang trại, Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội. Cơ sở sản xuất, kinh doanh được vay vốn ưu đãi, bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo. Cơ sở sản xuất kinh doanh đồng thời sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật; dân tộc thiểu số; người khuyết tật và người dân tộc thiểu số được vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm được hưởng mức lãi suất vay vốn ưu đãi bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo, tương đương 3,3%/năm (lãi suất cho vay hộ nghèo đang áp dụng là 6,6%/năm).

Thời hạn cho vay đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và NLĐ từ Quỹ Quốc gia về việc làm tối đa là 60 tháng thay vì quy định theo từng nhóm dự án như trước, thời hạn vay vốn cụ thể do ngân hàng và đối tượng vay vốn thỏa thuận. Về mức vay vốn, nghị định đã nâng mức tối đa từ 500 triệu đồng/dự án lên 1 tỉ đồng/dự án và không quá 50 triệu đồng/NLĐ được tạo việc làm (trước đây không quá 20 triệu đồng/việc làm mới). Việc sử dụng Quỹ Quốc gia về việc làm nhằm tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm thay vì nhằm thu hút tạo việc làm mới như trước đây. Điều này tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và người lao động trong cả nước có thể tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
(Theo Báo Người lao động)

Lao động Nhật Bản về nước giữa chừng nguyên nhân vì đâu?

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu lao động tốt nhất Việt Nam, với thu nhập cao hơn hẳn so với các thị trường lao động khác, chế độ phúc lợi tốt. Đặc biệt, khi tham gia lao động được kiểm soát đặc biệt chặt chẽ ngay từ đầu vào, đào tạo định hướng kỹ lưỡng, hợp đồng rõ ràng và được sự thỏa thuận giữa cả hai bên chủ xí nghiệp và người lao động.

Tuy vậy, không phải không có những trường hợp phải về nước giữa chừng, và người lao động bị về nước giữa chừng vì lý do này hoặc lý do khác có thể không nói đúng sự thật. Có nhiều lý do mà người lao động đi xuất khẩu tại Nhật Bản phải về nước giữa chừng và dười đây là một trong những lý do đó:

1. Sức khỏe không đảm bảo
Nhiều trường hợp người lao động có sức khỏe không chuẩn nhưng cố gắng dấu diếm để qua mắt công ty và chủ xí nghiệp, sau khi nhập cảnh khám lại không đạt và phải về nước giữa chừng

2. Công việc không phù hợp
Một số công việc mà người lao động không tiếp xúc nhưng nghĩ rằng mình làm được và không mắc các vấn đề gì khi tiếp cận công việc. Ví dụ: sợ độ cao đi xây dựng, say sóng đi nuôi trồng thủy sản, bị mồ hôi tay đi đơn điện tử, dị ứng thủy hải sản đi đơn chế biến, mù màu ở một số công việc,… Những lao động này họ gần như không có cách nào để tiếp cận những công việc này nhưng đôi khi chính cá nhân họ cũng không biết mình gặp vấn đề đó

3. Trộm cắp bị trục xuất về nước
Rất nhiều trường hợp người lao động đi Nhật Bản gặp phải do văn hóa tại Nhật gần như không có trộm cắp vặt nên họ đôi khi không cẩn thận chú ý và bảo vệ tài sản. Trong tình huống quá dễ dàng người lao động hay “tiện tay” và gây đến hậu quả không lường trước được

4. Gây mất trật tự cộng đồng
Những tình huống gặp phải như cãi nhau, đánh nhau, kéo bè cánh gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng tới xung quanh hoặc xí nghiệp tiếp nhận. Nhiều sự việc như: vợ chồng, bạn bè, người thân trong gia đình làm việc hoặc học tập ở gần liên tục đến thăm gây ồn ào đến xung quanh, khi nhắc nhở nhiều lần không được dễ dẫn đến việc người lao động phải về nước giữa chừng

5. Đình công trong xí nghiệp
Nhiều người lao động mặc dù được đảm bảo hợp đồng khá tốt, tuy nhiên vẫn chưa bằng lòng với mức lương hiện tại, công việc hiện tại (thường so sánh với người Nhật cùng vị trí hoặc những người làm lâu). Những người này rủ rê, lôi kéo người khác trong công ty đình công, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của xí nghiệp.

6. Thu nhập không đảm bảo
Nhiều bạn trẻ khi có định hướng sang Nhật Bản làm việc có quan niệm sẽ kiếm rất nhiều tiền (có những người nghĩ rằng có thể kiếm năm bảy chục triệu mỗi tháng) nên việc sau khi nhập cảnh và mức thu nhập không đảm bảo được con số đó. Họ chán nản, muốn bỏ về cũng là điều không tránh khỏi, và khi không có tâm lý làm việc thì việc buộc phải về nước giữa chừng là điều tất nhiên
Ngoài những lý do trên đây, người lao động có thể gặp nhiều tình huống khác, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ và hiếm gặp. Việc người lao động phải về nước giữa chừng là điều không bên nào muốn gặp phải:
-Người lao động mất thời gian, vốn liếng bỏ ra.
- Công ty phái cử phải đền bù cho xí nghiệp, mất đối tác tiếp nhận, hoàn trả phần nào cho người lao động, mất uy tín trong nước. – Xí nghiệp tiếp nhận bị ảnh hưởng về kinh doanh sản xuất, mất thời gian dài để kiếm nhân sự bù vào chỗ trống.

Đặc điểm văn hóa Nhật Bản

Nhật Bản là một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử. Từ một quốc gia nghèo khổ ở Đông Á, từ một nước thất trận trong chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhanh chóng khôi phục đất nước tan hoang, hồi sinh và trở thành một trong những nước công nghiệp hàng đầu của thế giới. Trong sự phát triển đất nước, văn hóa Nhật Bản là một yếu tố nội sinh, một động lực tích cực thúc đẩy sự đổi thay của đất nước. Đặc biệt, hiện nay, khi đang gồng mình khắc phục hậu quả của thiên tai, bất chấp những cảnh tượng kinh hoàng do động đất và sóng thần, nước Nhật đã tạo được uy tín lớn bởi sự kiên cường, đoàn kết và trật tự của người Nhật. Tại sao người Nhật lại giữ được trật tự khi thiên tai xảy ra, điều mà hầu hết ở tất cả các nước không làm được?


1. Một nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc

Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Có nhiều cách giải thích khác nhau về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật. Có người cho rằng, do quần đảo Nhật Bản ở xa khơi, đất nước Nhật chưa hề bị một đạo quân xâm lược nào chiếm đóng, kể từ trước 1945. Những điều kiện tự nhiên và xã hội đó dễ tạo cho dân tộc phát triển thuần nhất, phẩm chất của dân tộc thấm sâu và tạo thành truyền thống lâu bền, phong tục tập quán thành nếp sống bền vững, sở thích trong cuộc sống trở thành thị hiếu thẩm mỹ. Lại có ý kiến cho rằng, chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thơ mộng là một thử thách lớn lao và nguồn nuôi dưỡng vô tận cho sức sống của dân tộc Nhật Bản. Đất trồng trọt nghèo nàn chiếm 13% diện tích, còn lại là rừng núi hiểm trở hoang dại. Dân tộc Nhật Bản phải tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống, thực tế gay gắt ấy tạo cho con người ở nơi đây sự cần cù, bền bỉ.
Sự phân chia quyền lực trong hàng chục thế kỷ của các shogun, tinh thần võ sĩ đạo thể hiện như một lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí chiến đấu của nhiều lớp thanh niên. Giáo lý của đạo võ sĩ có tám đức tính căn bản nhất mà người võ sĩ phải rèn luyện:

Đức ngay thẳng: giúp cho con người quyết định công việc một cách nhanh chóng, thẳng thắn, hợp với lẽ phải, không trái với lương tâm.

Đức dũng cảm: nếu chỉ là dám xông vào nơi nguy hiểm, ác liệt nhất của trận chiến và hy sinh thân mình, đó là nhiệm vụ của con nhà võ. Còn thực chất của đức dũng cảm là biết sống khi cần phải sống, biết chết khi nào cần thiết. Thấy việc nghĩa không làm, không phải là dũng cảm. Đức tính này phải được rèn luyện từ nhỏ. Con trai của người võ sĩ cần được luyện tập, chịu đói khát, khổ sở để khôn lớn, xông pha vào cuộc đời để khỏi bỡ ngỡ. Luyện tập được tính dũng cảm, bình tĩnh thì lúc gặp nguy nan vẫn sáng suốt.

Đức nhân từ: là tình thương rộng lượng, nhân ái, là đức tính cao cả nhất của người võ sĩ. Nếu như tính ngay thẳng, công bằng và dũng cảm là những đức tính nam nhi thì lòng nhân từ có cái mềm mại làm nên sức mạnh nữ giới. Nhưng cái nhân từ của người võ sĩ cũng không giống như đức nhân từ của người phụ nữ. Nếu ngay thẳng quá đáng thì trở thành thô bạo, nếu nhân từ quá mức sẽ trở nên nhu nhược. Vì vậy những người dũng cảm nhất là những người dịu dàng nhất và những người giàu tình thương chính là những người dám chiến đấu dũng cảm.

Đức lễ phép: có nghĩa là làm sao cho người khác thật tình vui vẻ trước những cử chỉ lịch sự của mình. Những cử chỉ lịch sự đó phải thể hiện một cách đứng đắn, thể hiện đức từ bi, bác ái tự đáy lòng mình mà ra.

Biết tự kiểm soát mình: là biết tự kiềm chế, làm cho mình có dũng khí khác thường, làm cho xã hội vui tươi, đời sống có ý vị hơn. Những ai không tự chủ được mình để cho những điều lo lắng bên trong bộc lộ ra ngoài thì không phải là hạng người có dũng khí. Không hề tỏ ra một dấu hiệu vui mừng hay giận dỗi, đó là câu nói cửa miệng của các võ sĩ.

Chân thực: nếu không chân thực thì lễ phép chỉ là giả tạo và trò cười. Người võ sĩ phải có đức tính chân thực cao hơn các tầng lớp xã hội khác. Lời nói của người võ sĩ có trọng lượng như một lời hứa chắc chắn không cần văn tự, bởi vì danh dự của người võ sĩ còn cao hơn giá trị của văn tự nhiều.

Trung thành: lòng trung thành rất quan trọng trong mối quan hệ chủ tớ ngày xưa. Theo đạo võ sĩ thì quyền lợi giữa gia đình và những người trong gia đình đều đồng nhất, không tách rời nhau. Song giữa gia đình và Thiên hoàng, nếu phải hy sinh một bên thì người võ sĩ không ngần ngại hy sinh gia đình của mình để phụng sự Thiên hoàng. Khi người võ sĩ không đồng ý kiến với chủ soái, việc làm trung thành của anh ta là tìm mọi cách để chủ soái thấy được sai lầm của mình. Người võ sĩ có thể kêu gọi lương tâm của chủ soái và bày tỏ lòng trung thành của mình bằng cả sự hy sinh những giọt máu cuối cùng.

Trọng danh dự: là ý thức mạnh mẽ, sâu sắc về giá trị và thanh danh của người võ sĩ. Khi người khác nói xấu mình, đừng trả thù họ mà nên suy nghĩ mình đã làm tròn bổn phận chưa. Phải biết hổ thẹn khi phạm đến điều gì tổn hại đến danh dự. Biết hổ thẹn là một trong những đức tính cần được giáo dục cho tuổi trẻ.

Xã hội Nhật Bản có ba tầng lớp chính là quý tộc, võ sĩ và nông dân, thợ thủ công. Có thể nói cách sống của tầng lớp võ sĩ có ảnh hưởng đến xã hội Nhật trong lối sống nhiều nhất. Tầng lớp võ sĩ chuộng sự đơn giản nhưng sâu lắng do ảnh hưởng của thiền, họ luôn tìm thấy cái đẹp trong sự đơn giản khiết bạch. Chính tinh thần thượng võ của giới võ sĩ đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân Nhật Bản, nên nhờ vậy mà nước Nhật điêu tàn sau chiến tranh trở nên một nước hùng mạnh nhất nhì thế giới, và cũng nhờ đó mà nước Nhật tiến bộ hơn hầu hết các nước châu Á khác trước chiến tranh thế giới thứ hai.

Nhật Bản là một dân tộc có ý thức về thế giới tinh thần, rèn luyện để tạo nên sức mạnh về tinh thần. Điều này thể hiện rõ ở lĩnh vực tôn giáo. Ở Nhật, nhiều tôn giáo cùng tồn tại: đạo Shinto (Thần đạo), đạo Phật, đạo Thiên chúa và nhiều tôn giáo khác. Trong đó, rất nhiều người Nhật theo cả hai tôn giáo: đạo Phật và Thần đạo. Thần đạo không phải là một tôn giáo theo nghĩa thông thường vì không có kinh bổn và đối tượng thờ cúng duy nhất. Thần đạo thờ các vị thần linh thiêng trong trời đất, thờ tổ tiên, thờ hồn người chết, đặc biệt là thờ các anh hùng dân tộc có công lao với đất nước. Do vậy, Thần đạo gắn liền với dân tộc.

Thần đạo và Phật giáo ở Nhật Bản ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành tính cách con người nơi đây. Thần đạo mài sắc ý chí và đem lại sức mạnh tinh thần. Còn Phật giáo giúp vào sự rèn luyện thân thể. Thần đạo không ngừng thúc đẩy con người vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống thì đạo Phật lại giúp con người loại bỏ và hạn chế dục vọng để giữ gìn sự bền bỉ, kiên trì cho những mục đích của mình. Hai tôn giáo hòa quyện với nhau, tạo nên một con người Nhật luôn biết chủ động, tĩnh tâm, không vô tâm nhưng cũng không bị lôi cuốn vào vòng sắc dục.

Trong văn hóa, tôn giáo dễ được xem là những yếu tố thuộc phạm vi tâm linh không dễ đóng góp vào sự phát triển xã hội, nhưng chính Nhật Bản đã biết khai thác mặt tích cực của Thần đạo, Nho giáo và Phật giáo như một trong những động lực của sự phát triển xã hội. Các tôn giáo không đẩy tâm linh vào chỗ mê tín, dị đoan, mà ngược lại góp phần xác định sức mạnh và quyền lực của những giá trị tinh thần, của tâm linh để phục vụ cho cuộc sống.

Người Nhật như ấp ủ, nung nấu trong tâm linh, trong thế giới tinh thần những dự kiến, những tâm thức cho sáng tạo và hành động. Vì vậy, có nhiều người cho rằng, tâm hồn người Nhật có một cái gì đó thần bí, bí ẩn. Thực ra cái gọi là bí ẩn chỉ là sự kiên trì nỗ lực, nuôi dưỡng ý chí cho một mục đích đang và sẽ thực hiện, ở những thời điểm thích hợp, trước những yêu cầu của xã hội, của đất nước, sức mạnh ấy bùng lên, tỏa ra thành một lực lượng vật chất và tinh thần vĩ đại, và lịch sử đã chứng minh cho điều đó, chứng minh cho sự vươn lên thần kỳ của đất nước này.

Văn hóa Nhật Bản trong hàng ngàn năm đã tạo nên những nghi lễ, những tập quán trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống. Người Nhật quý khách nhưng không quá vồ vập tay bắt mặt mừng mà vẫn giữ nghi lễ trong cách cúi chào, trong lời mời mọc. Từ người dân trong đời sống hàng ngày đến vị nguyên thủ quốc gia trong cuộc họp lớn của nhà nước vẫn cúi mình đáp lễ như phong tục tập quán không thể khác đi của dân tộc.

Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối TK XII. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa là hòa bình, kính là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu, thanh tức là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.

Bên cạnh đó, y phục thời trang cũng là một nét sinh hoạt văn hóa của người Nhật, đặc biệt là đối với người con gái. Cách búi tóc của các cô gái Nhật rất cầu kỳ, mái tóc trước được dựng cao làm cho khuôn mặt có vẻ riêng, còn những món tóc được uốn lượn cầu kỳ là một nét thẩm mỹ đoan trang và duyên dáng. Trang phục truyền thống của người Nhật là kimono, một chiếc áo choàng được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuốn chặt vào người cùng với một số dây đai và dây buộc, ống tay áo dài và rộng thùng thình. Kimono của nam giới có vành khăn đơn giản và hẹp hơn. Kimono cho phụ nữ thường có các họa tiết hoa, lá và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên của người Nhật Bản. Ngày nay, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc kimono phổ biến hơn nam giới, phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo.

Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên cuộc sống nền nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm yếu tố nội sinh.

Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc của người Nhật là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao Nhật Bản không diễn ra tình trạng cướp bóc hay tư lợi trong thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, và có nhiều người Nhật đang trở thành đội quân cảm tử, bất chấp mạng sống của mình trong các nhà máy điện hạt nhân.

Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.

2. Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại

Văn hóa Nhật Bản tiêu biểu cho một nền văn hóa cân đối, phát triển về nhiều mặt: văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, văn hóa đô thị và văn hóa làng quê, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, văn hóa đa chủng loại của dân tộc.

Nhật Bản đã tìm được sự kết hợp hài hòa không phải ở mức liên kết mềm yếu giữa các yếu tố mà là sự liên kết giữa các đỉnh cao và trạng thái cực đoan của các yếu tố. Đó là sự kết hợp giữa núi cao, rừng sâu với biển xanh dịu dàng, giữa cơn bão tuyết với từng cánh hoa mong manh, giữa thanh kiếm sắc của các shogun với hoa anh đào mùa xuân... Trong đời sống xã hội, đó là sự kết hợp giữa Thần đạo đầy sức mạnh và linh thiêng với nét từ bi nhân ái của đạo Phật, giữa những yếu tố tâm linh vừa đè nặng vừa khơi dậy sức sống tinh thần, giàu bản sắc dân tộc với tính nhiều màu vẻ của thời đại.

Có thể nói không có dân tộc nào nhạy bén với cái mới bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những biến đổi của thế giới, đánh giá cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật Bản. Khi xác định được trào lưu đang thắng thế, họ sẵn sàng chấp nhận, nghiên cứu và học hỏi để bắt kịp trào lưu đó, không để mất thời cơ.

Sự phong phú của một nền văn hóa đa dạng, đa chủng loại trong văn hóa Nhật Bản thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, tạo nên nhân tố nội sinh đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Nhật Bản hiện đại.

Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân Nhật Bản qua nhiều thời kỳ lịch sử. Cần cù học tập để thêm hiểu biết và vận dụng kiến thức phục vụ xã hội. Hệ thống giáo dục được xem như là chìa khóa làm cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định về mặt chính trị. Việc đầu tư cho giáo dục có ý nghĩa to lớn đối với đất nước. Nhà nước, bằng mọi cách suốt hàng thế kỷ qua, đã tạo lập ra hệ thống có thể đào tạo lực lượng lao động có hiệu quả cao, đưa đất nước tiến tới hiện đại hóa. Ở cấp độ cá nhân, người Nhật ngày nay được đánh giá chủ yếu dựa vào học vấn chứ không phải địa vị gia đình, địa vị xã hội và thu nhập. Hơn nữa, sự theo đuổi học tập không phải để thỏa mãn nhu cầu tức thời nào đó mà đơn giản họ tin tưởng sâu sắc giáo dục phải là sự cố gắng suốt đời. Phần lớn người Nhật muốn hoàn thiện mình hơn và học hỏi là cách tốt nhất để đạt mục đích.

Chế độ xã hội Nhật Bản tạo cho người dân Nhật niềm tin rằng: số phận, cơ may của họ được định đoạt bởi sự chăm chỉ học hành và điều quan trọng là họ tin rằng ngay từ đầu họ đều có cơ hội bình đẳng như nhau. Do vậy, ý niệm về sự bình đẳng là một đặc điểm quan trọng của hệ thống giáo dục. Phần lớn người Nhật tin rằng họ đang sống trong một môi trường xã hội công bằng, trong đó nguồn gốc xuất thân, tài sản thừa kế không quan trọng bằng sự cố gắng bản thân.

Như vậy, nhờ giáo dục, nền văn hóa Nhật Bản phát triển trên cơ sở quần chúng nhân dân có trình độ văn hóa đồng đều, tạo điều kiện cho những giá trị nhân văn phát triển.

Học tập những thiết chế xã hội và đạo lý gia đình của Khổng tử, người Nhật có ý thức xây dựng đời sống gia đình, là tổ ấm làm nguôi quên những bất bình và bực dọc với xã hội. Gia đình là đơn vị mà con người gắn bó với nhau bằng huyết thống và quan hệ tình nghĩa. Chính vì vậy mà ở Nhật, việc giáo dục gia đình được đặc biệt chú ý. Gia đình trực tiếp giáo dục con cái thành người. Mở rộng ra, ở các xí nghiệp, nhà máy, người Nhật cũng có xu hướng vận dụng quan hệ gia đình để quản lý và người thợ nhiều khi gắn bó suốt đời với nhà máy như chính với gia đình mình. Điều này cũng lý giải tại sao người Nhật rất đoàn kết trong các tổ chức tập thể. Chính tất cả những yếu tố trên góp phần làm cho văn hóa Nhật Bản giàu tính nhân văn.

Tóm lại, văn hóa Nhật Bản là một mô hình mẫu mực của văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Nền văn hóa đó đã tạo động lực cho sự phát triển chung của xã hội về vật chất cũng như tinh thần.

Kỹ năng phỏng vấn với một công ty Nhật Bản

Các bạn đang muốn tìm một công việc để thu thập kinh nghiệm cần thiết, để khỏi bỡ ngỡ trước khi ra trường và đi xin việc.
Thế nhưng hiện nay nếu muốn tìm được một công việc thì việc đầu tiên các bạn phải qua một đợt phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết khi đi phỏng vấn với một công ty Nhật Bản.

1. Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân?

Đây là câu hỏi thường gặp tuy nhiên cũng là câu hỏi rất quan trọng đối với bạn. Nếu trả lời không khéo bạn sẽ dễ mắc vào luẩn quẩn, mâu thuẫn với các câu hỏi sau. Cũng chính nhờ câu hỏi này mà nhà tuyển dụng biết được tính cách, trình độ của bạn và tiếp tục đưa ra những câu hỏi hóc búa sau này.
Lời khuyên: Người Nhật rất hay để ý đến sắc thái gương mặt của bạn. Bạn hãy tỏ vẻ tự tin và trả lời thật thoải mái. Đừng quá sợ sệt mà mất đi phong thái của bạn tuy nhiên cũng đừng tự tin quá lại trở thành sự phản cảm đối với họ. Thay vào đó bạn hãy luôn tươi cười và hãy nhìn thẳng vào mắt của họ. Trả lời dứt khoát và đừng tốn quá nhiều thời gian cho những lời giải thích. Hãy thể hiện mình là người cẩn thận trong công việc, thật thà và luôn luôn biết lắng nghe. Đây là những đức tính được người Nhật đánh giá rất cao.

2. Bạn đã từng làm ở đâu và tại sao lại nghỉ việc tại công ty cũ?

Đây là cơ hội tốt cho bạn thể hiện sự chăm chỉ, cố gắng vươn lên trong công việc của bạn. Bạn nên tránh trả lời những câu sau: việc làm cũ nhàm chán; việc làm nhiều áp lực hoặc việc quá vất vả; Sếp khó tính; ..
Lời khuyên: Người Nhật đánh giá cao sự trung thành cũng như cố gắng hết mình trong công việc. Hãy trả lời ý như: Tôi muốn tìm một việc làm phù hợp để có thể phát huy hết bản thân; do tôi muốn được làm gần nhà; tôi muốn được làm việc tại các công ty Nhật vì tôi muốn học cách làm việc của người Nhật; hoặc lương ở công ty cũ thấp đôi khi cũng vẫn được chấp nhận…

3. Điểm mạnh của bạn là gì?

Đây là lúc thể hiện sự hiểu biết của bạn trong công việc. Bạn hãy nói một cách thật thoải mãi những gì bạn biết và nên chuyên sâu về vấn đề đó.
Lời khuyên: Bạn đừng nên kể miên man. Như vậy sẽ vừa mất thời gian mà đôi khi lại động đúng vào lĩnh vực chuyên sau của nhà tuyển dụng thì họ sẽ hỏi bạn đến cùng.

4. Nhược điểm của bạn là gì?

Đây là câu hỏi mà nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ bị mất điểm.
Lời khuyên: Hãy trả lời những điểm mà nếu có mắc phải cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc như là: Giải quyết công việc còn chậm hay chưa nắm rõ về một lĩnh vực nào đó. Nhưng nhớ là đừng trả lời những gì mà khiến cho người Nhật đánh giá bạn là không cẩn thận nhé!

5. Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Đây là câu hỏi mà thể hiện sự cẩn thận của bạn. Bạn hãy thể hiện là mình đang là người rất cần tìm việc làm và đã tìm hiểu kỹ về công việc mà công ty đang tuyển dụng.
Lời khuyên: Bạn hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và thể hiện là nếu được làm việc tại công ty thì chắc chắn là bạn sẽ gắn bó lâu dài.

6. Bạn yêu cầu mức lương bao nhiêu?

Đây có lẽ là câu hỏi khó đối và nhạy cảm với nhiều ứng viên khi đi tìm việc làm. Bởi lẽ đó cũng là 1 phần quyết định khiến cho bạn có được nhà tuyển dụng đồng ý hay không.
Lời khuyên: Hầu hết các công ty Nhật đều có một mức lương sàn cho những người mới vào. Nên bạn nên chú ý là đừng đòi hỏi quá cao. Còn việc trả lời thấp thì cũng vẫn được chấp nhận vì nếu thấp dưới mức sàn của họ thì họ sẽ vẫn cho bạn bằng mức sàn. Còn nếu tuyển dụng bạn làm quản lý thì hãy lựa mức lương phù hợp để trả lời nhé.

MỘT VÀI ĐIỂM CHÚ Ý NHO NHỎ:

Thứ nhất, điều kiện cần là năng lực tiếng Nhật, đọc hiểu ít cũng phải cấp 2, đàm thoại thì phải cấp 3. Bài kiểm tra năng lực Nhật ngữ trong các buổi phỏng vấn chủ yếu là dịch Việt – Nhật, Nhật – Việt tương đương cấp 2. Sau đó là trả lời phỏng vấn bằng tiếng Nhật với các câu hỏi thông dụng nhất, ít lắt léo hay thử thách. Khi trả lời, cách truyền đạt có thể quan trọng hơn nội dung. Do đó chỉ cần tập luyện trước ở nhà một số câu phổ biến như 自己紹介してください;今まで、経験について紹介してください;日本の印象はどうですか;自分の短所と長所を簡単に話してください。。。
Thứ hai, cũng là quan trọng nhất, là phải sử dụng thành thục kính ngữ khi nói chuyện, để bày tỏ được thái độ khiếm tốn qua ngôn từ, cách chào hỏi khi gặp, khi chào tạm biệt, cũng như thái độ biết ơn vì người ta đã dành thời gian để tiếp xúc với mình. Cách nhìn tiêu cực thì có thể cho rằng đó là sự sáo rỗng không cần thiết. Nhưng nếu biết được hoàn cảnh lịch sử và địa lý của Nhật thì sẽ hiểu được nguồn gốc của phong cách giao tiếp này, đồng thời nảy sinh sự thông cảm và dễ dàng áp dụng vào bản thân.
Thứ ba, có cần thiết bộc lộ khả năng và thành tích của bản thân hay không? Dường như người Nhật đánh giá cao sự khiêm tốn và tinh thần sẵn sàng học hỏi hơn những thành tích cá nhân! Người Nhật đề cao những giá trị giúp duy trì sự hài hòa và bình ổn của xã hội. Vì phải rất thận trọng xây đắp và gìn giữ tập thể nên dẫn đến việc người Nhật tương đối kín đáo khi bộc lộ cá tính riêng.

Những nguyên tắc này là những điều cơ bản nhất, các bạn đừng vội quên mà hãy ghi nhớ và áp dụng nó trong những buổi phỏng vấn của bạn nhé! Chúc các bạn tìm được công việc như ý.

Thực tập sinh Nhật Bản - Một sự lựa chọn đúng đắn

Thực tập sinh Nhật Bản có thể coi là một trong những cơ hội lớn dành cho những công dân Việt Nam và nước ngoài sang Nhật học tập và làm việc. Như hiện nay, con đường thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản đang là một trong những xu hướng được đông đảo các bạn trẻ Việt Nam lựa chọn.
Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về thực tập sinh và thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản Công ty Cổ phần Phát triển nguồn Nhân lực ABC xin chia sẻ một số thông tin sau đây:


1. Thực tập sinh Nhật Bản

Hiểu đơn giản, thực tập sinh Nhật Bản là cơ hội để nhiều học viên nâng cao năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc tạo điều kiện phát triển nền kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Theo đó, mỗi chương trình thực tập sinh Nhật Bản sẽ giúp đào tạo nguồn nhân lực mạnh mẽ góp phần giúp cho các doanh nghiệp Nhật Bản thúc đẩy sự năng động hoá, quốc tế hoá trong hoạt động sản xuất của mình.

Thực tập sinh Nhật Bản là một trong những con đường ngắn nhất, tốt nhất để các bạn trẻ có thể sử dụng những kỹ thuật, kỹ năng làm việc, khoa học kỹthuật, công nghệ sản xuất tiên tiến nhất đã được học trong thời gian tu nghiệp; cơ hội tiếp xúc với nền văn hoá Nhật Bản và phong cách làm việc chuyên nghiệp dành cho các bạn trẻ Việt Nam.

Theo số liệu thống kê, hiện đang có khoảng hơn 20.000 thực tập sinh Việt Nam đang làm việc ở Nhật tập trung chủ yếu tại các vùng như Gifu, Kanto, Ai-chi, Kansai, Hiroshima, Kyushu..., đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Hơn nữa, hầu hết các thực tập sinh Việt Nam tại Nhật đều được đánh giá cao hơn so với các nước trong khu vực về sự cần cù chịu khó, đức tính ham học hỏi, thích nghi nhanh với công việc.

2. Thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản

Thực tập sinh Nhật Bản nói chung và thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản nói riêng là một trong những chương trình đào tạo và rèn luyện đòi hỏi khắt khe những học viên đáp ứng được các yêu cầu khác nhau như: thi tuyển đầu vào, được phái cử sang Nhật, kỹ thuật viên, phiên dịch viên, thương mại…
Tại Nhật Bản, chương trình thực tập sinh kỹ năng và chương trình làm việc dành cho kỹ sư hay chuyên gia là hai chương trình phổ biến và được lựa chọn nhiều nhất. Có thể nói, ngoài chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và khả năng giao tiếp tiếng bản địa cũng là một trong những yếu tố cực kì quan trọng giúp bạn có thể hoàn thành tốt nhất. Ngoài ra, để nâng cao khả năng thì cũng cần đến sự rèn luyện kiên trì, học bền bỉ để khi về nước các bạn có thể dễ dàng phát triển bản thân và sự nghiệp một cách tốt nhất.

3. Cơ hội nào dành cho thực tập sinh?

Người ta dễ lầm tưởng rằng cứ sang Nhật thì đều có cơ hội làm việc với một lao động giản đơn không có kỹ năng. Thế nhưng, điều này thì ngược lại bởi đất nước Nhật bản đã luôn nhất quán tư tưởng không chấp nhận người lao động giản đơn không có kỹ năng. Bởi điều này không chỉ làm giảm cơ hội của người dân Nhật Bản mà còn làm ảnh hưởng đến nền công nghiệp đã và đang phát triển của họ.
Như hiện nay, đối với một người có tay nghề và kinh nghiệm làm việc sẽ gặp ít trở ngại hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. Đặc biệt, đối với các chương trình thực tập sinh Nhật Bản thì cũng đã tạo nhiều cơ hội hơn cho các học viên đến từ Việt Nam và nhiều nước khác.
Ngoài ra, Khi tham gia đi thực tập sinh Nhật Bản, các bạn còn có cơ hội được tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, tiếp xúc với nền văn hóa đặc sắc của Nhật Bản; được trải nghiệm những công nghệ tiên tiến và phong cách làm việc chuyên nghiệp với những mức lương cao hấp dẫn chưa từng thấy.

4. Lý do bạn lựa chọn thực tập sinh Nhật Bản

Thực tế cho thấy, hiện nay công nghệ trong nước vẫn thực sự chưa phát triển bằng nền công nghệ của Nhật Bản; nhiều sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học vẫn ít có cơ hội được thực hành và tiếp xúc trực tiếp với các công nghệ mới. Đặc biệt là một số ngành cơ khí, ô tô… Đây có lẽ là một trong ít nhiều những lý do quan trọng để đưa các bạn đến với con đường thực tập sinh Nhật Bản.
Thực tập sinh Nhật Bản dành cho mọi đối tượng là chương trình đặc biệt dành cho tất cả mọi người và chủ yếu là những học viên mới tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp nhưng ra trường làm không đúng chuyên ngành học; học viên được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật nhưng thiếu phần thực hành; lao động không được đào tạo bài bản, nhưng nhiều kinh nghiệm làm việc (tiện cơ, hàn TIG, MIG. MAG)
Không chỉ có vậy, đối với hầu hết các thực tập sinh Nhật Bản sau khi ra trường đều có cơ hội cao làm việc trong các công ty của Nhật hoặc các công ty, doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn của Nhật tại Việt Nam với các ngành nghề như: cơ khí, điện tử, dệt may, nông nghiệp, …

5. Các yếu tố giúp thuận lợi trong nghề nghiệp

- Thái độ, hành động: Qua thái độ và cử chỉ hành động của chính bạn, nhà tuyển dụng có thể hiểu được rằng bạn đang muốn gì muốn truyền đạt đến họ. Hơn nữa, nếu có thái độ và hành động tốt sẽ giúp bạn ghi điểm cao trong mắt của nhà tuyển dụng.
- Trình độ học vấn: Người Nhật và các công ty của Nhật trong và ngoài nước đều luôn đánh giá cao trình độ cũng  như năng lực của các ứng viên để làm tiêu chí xét chọn trong công việc. Qua trình độ học vấn và quá trình làm việc họ có thể khẳng định được việc làm đó có phù hợp với bạn hay không? Và chắc chắn rằng, với những người có trình độ học vấn càng cao thì những người như vậy sẽ tiếp cận với tiếng Nhật tốt hơn, học việc nhanh hơn và làm cũng tốt hơn mặc dù họ chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Ngoại hình: Đây là một trong những yếu tố cũng là một thuận lợi tốt dành cho các ứng viên. Dựa vào ngoại hình, nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được những tiêu chí nào bạn phù hợp với công việc. Ví dụ như : ngoại hình cao, to có thể phù hợp với những công việc nặng nhọc, yêu cầu thể lực; người nhanh nhẹn khéo léo phù hợp với những đơn về dây truyền sản xuất…
- Kỹ năng khác: Giỏi tiếng Nhật, am hiểu về văn hóa cũng như cách nhìn nhận tốt về ngôn ngữ cũng như con người Nhật Bản…
Trên đây là những chia sẻ tổng quan về thực tập sinh Nhật Bản - một sự lựa chọn đúng đắn dành cho những người đang có nhu cầu tìm hiểu. Hy vọng qua những thông tin này sẽ cung cấp những kiến thức thực sự bổ ích nhất cho các bạn có nhu cầu muồn đi thực tập sinh tại Nhật Bản.

Để có những tư vấn chi tiết hơn các bạn có thể liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ABC
Địa chỉ:      số 79, Thiên Hiền, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 04. 3837. 3888


Nhật Bản tăng cường tuyển chọn thực tập sinh nông nghiệp

Việc Nhật Bản tăng cường tuyển chọn thực tập sinh kỹ năng sang làm việc tăng đều đặn trong các năm gần đây là vấn đề rất rõ ràng qua các con số hàng năm. Tuy nhiên, vấn đề là thực tập sinh ngành nông nghiệp trong hai năm trở lại đây được tuyển rất nhiều, kèm theo xu hướng mong muốn làm việc theo ngành này từ những đối tượng đã có người thân đi Nhật định hướng thì chưa nhiều người nói đến. Dự kiến trong năm 2015 và các năm tới, ngành nông nghiệp dễ trở thành ngành được rất nhiều người lao động Việt Nam quan tâm khi có ý định sang Nhật Bản làm việc.

Do các ngành khác yêu cầu làm việc với cường độ rất cao, ít lao động Việt Nam thích nghi được với môi trường làm việc này. Ngành nông nghiệp có nhiều thời gian chết trong công việc, tiện cho người lao động nghỉ ngơi, không chịu áp lực căng thẳng như những dây truyền sản xuất, thêm nữa ngành nông nghiệp Nhật Bản có tính chất ổn định, nhìn chung thì có nhiều việc làm thêm do thường làm trong nhà kính, trang trại hoạt động tất cả các ngày trong tuần.

Báo Công an Nhân dân đã có một số trao đổi với ông Nguyễn Gia Liêm, Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chi tiết bài viết như sau:

“Sau năm đầu tiên cán đích kỷ lục đưa được 10 nghìn thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, năm nay Việt Nam đặt mục tiêu đưa 11 nghìn thực tập sinh sang làm việc, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng, tác phong tại đất nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến này.
Điểm đáng chú ý là trong năm 2014, theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản thì cơ hội để lao động nông nghiệp Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản sẽ rất rộng mở khi mà cả hai nước đang tăng cường thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này. Trong chuyến về nước tham dự hội nghị phổ biến các văn bản pháp luật về đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mới đây, ông Nguyễn Gia Liêm, Tham tán, Trưởng ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản đã có cuộc trao đổi với PV Báo CAND xung quanh cơ hội này.

PV: Nắm tình hình thực tế tại Nhật Bản, đồng thời tham dự nhiều cuộc tiếp xúc với các nghiệp đoàn, các doanh nghiệp Nhật Bản, ông đánh giá thế nào về khả năng tiếp nhận lao động Việt Nam trong năm nay?    
Ông Nguyễn Gia Liêm: Thị trường Nhật vẫn có cơ hội nhiều dành cho lao động Việt Nam. Điều này được khẳng định, về mặt khách quan thì quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang rất tốt. Cùng với đó là luồng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam lớn, thông qua hoạt động hợp tác lao động, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng mong muốn đào tạo nguồn nhân lực cho họ. Về mặt chủ quan thì đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản có chủ trương đẩy mạnh lĩnh vực này. Đại sứ quán đã thành lập tổ kinh tế, tập trung phát triển hợp tác về đầu tư, thương mại, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hợp tác về  nguồn nhân lực, thông qua tiếp nhận du học sinh, thực tập sinh Việt Nam. Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cũng yêu cầu bộ phận lao động trong nhiệm kỳ 3 năm, mỗi năm tăng lên 1.000 lao động. Chúng ta đã đạt được khá thành công: Năm 2011 đưa được 7.000 thực tập sinh; năm 2012 hơn 8.000, năm 2013: hơn 10.000. Năm nay phấn đấu tăng, lên 11.000 thực tập sinh.

PV: Việc tăng số lượng thực tập sinh là một dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên cùng với đó cũng tạo áp lực lớn về việc quản lý lao động, đặc biệt là về mặt kỷ luật và chất lượng lao động. Ông đánh giá thế nào về chất lượng đào tạo của các DN cung ứng trong nước?
Ông Nguyễn Gia Liêm: Đúng vậy, chúng tôi đặt mục tiêu làm sao tăng phải đảm bảo sự ổn định. Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với cơ quan quản lý trong nước cùng với DN làm tốt các hợp đồng. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đã làm khá tốt, bài bản về đào tạo, giáo dục định hướng. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý nhất là đào tạo khả năng tiếng Nhật cho lao động. Lao động Việt Nam được doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao về độ chăm chỉ, sáng tạo, chỉ duy nhất khả năng tiếng Nhật vẫn là một rào cản lớn nhất để các bạn có thể hòa nhập nhanh với công việc và cuộc sống tại Nhật Bản.

PV: Việc mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp đang là vấn đề được nhiều lao động Việt Nam quan tâm, nhưng còn băn khoăn lo ngại về mức lương và điều kiện làm việc không bằng làm việc tại nhà máy. Ông có thể cung cấp thông tin xác thực về việc này?
Ông Nguyễn Gia Liêm: Để thúc đẩy việc này, Sứ quán và các cơ quan quản lý trong nước đã thống nhất, phải tăng cường đi xuống các địa phương có nhu cầu tiếp nhận lao động nông nghiệp của Nhật Bản. Năm ngoái, đại sứ quán đã ký với tỉnh Ihime, có nhu cầu tiếp nhận 1.000 thực tập sinh ở lĩnh vực chế biến thủy sản và dệt may. Dự kiến tới đây, Cục QLLĐNN sẽ sang ký với tỉnh Ibaraki, tỉnh đứng thứ hai về nông nghiệp của Nhật Bản. Tỉnh này đang có 3.000 thực tập sinh nước ngoài, Việt Nam có khoảng 200 người. Ông Tỉnh trưởng cũng khẳng định mong muốn được tiếp nhận nhiều thực tập sinh Việt Nam. Chúng tôi đã đi đến từng hộ gia đình sử dụng thực tập sinh Việt Nam, điều kiện làm việc đảm bảo. Gia đình chủ nhà rất thoải mái, tin tưởng giao việc. Mức lương làm nông nghiệp tháng không phải vụ mùa bình quân đạt 800 USD, vào vụ mùa thì 1.400 USD/tháng. Dệt may bình quân đều đạt 1.000 USD/tháng.”

 Thu Uyên.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Những lý do ít nhắc đến khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Nhắc đến thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản ai cũng nghĩ đến thu nhập tốt, ổn định, nhắc đến mặt trái là việc phí đi cao, thời gian đi lâu. Ít ai nhắc đến nhiều lý do đặc biệt tốt khi tham gia thị trường tiếp nhận lao động này.

1. Điều kiện sinh hoạt, ăn ở, đi lại đặc biệt tốt
Đây là lý do mà những ai đã từng tham gia xuất khẩu lao động tại Nhật Bản luôn muốn quay trở lại thị trường này. Khi tiếp nhận lao động, xí nghiệp sắp xếp nhà ở, đảm bảo việc đi lại cho người lao động, đảm bảo sinh hoạt, và rất nhiều chế độ phúc lợi khác như:
- Đi lại giữa xí nghiệp và chỗ ở nếu xa thì mỗi người lao động được cấp riêng xe đạp. Trường hợp phải chuyên chở thêm vật dụng hoặc sản phẩm như các ngành mộc, nông nghiệp,... người lao động được học bằng lái ô tô và cấp ô tô phục vụ công việc. Việc này gần như không hề có ở các thị trường xuất khẩu lao động khác.
- Nhà ở: thường là 2 người/phòng, đầy đủ tiện nghi như: điện, nước, ga, điều hòa,...
- Hướng dẫn siêu thị, tàu xe, du lịch, nghỉ lễ, ngân hàng,...

2. Học được nghề và tiếp cận khoa học công nghệ hàng đầu thế giới

- Chiếm đến 90% lao động tham gia chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật Bản làm việc (theo tỷ lệ khách quan tại Công ty Cổ phần Phát triển nguồn Nhân lực ABC) là lao động phổ thông. Việc sang một trong những đất nước tiên tiến hàng đầu thế giới làm việc là điều không chỉ người lao động mong muốn mà gia đình của người lao động cũng đặt niềm tin.
- Với những gì tiếp cận được, người lao động hoàn toàn có thể tiếp tục công việc đã làm tại Nhật Bản sau khi về nước, làm giàu cho gia đình, quốc gia.
- Tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ trong các công ty trong nước trong việc chuyển giao công nghệ mới, hiện đại hơn

3. Học được tiếng Nhật

Đây cũng là điều rất khác biệt khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động bắt buộc phải học tiếng bản địa, bởi 100% người lao động khi sang đây làm việc đều chịu sự quản lý của chủ tiếp nhận là người Nhật.
Đặc biệt hơn là ngoài giờ làm, người lao động hoàn toàn có thể đăng ký học tiếng Nhật tại Nghiệp đoàn quản lý để năng lực tiếng tốt hơn, chủ xí nghiệp cũng hoàn toàn thích thú với việc này.
- Sau 3 năm làm việc, phần lớn người lao động có thể giao tiếp cơ bản với người Nhật, để có chuyên môn cao hơn vẫn mất thêm một chút thời gian nhưng sẽ phục vụ rất tốt trong việc người lao động tiếp nhận những công việc yêu cầu năng lực tiếng Nhật cao trong các công ty liên doanh Việt Nhật hoặc các công ty chuyển giao công nghệ Nhật, sử dụng nguồn vốn FDI của Nhật,...
- Tiếp cận ngôn ngữ rất bổ ích, hoàn toàn có thể làm thay đổi tương lai đối với lớp lao động trẻ, hướng đi trong tương lai chưa rõ ràng.

Trên đây là 3 lý do những người trong ngành biết rõ và thường định hướng cho người lao động khi họ thiếu ý chí trong thời gian tham gia, học tiếng để có cơ hội xuất khẩu lao động làm việc tại Nhật Bản. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là thông tin khách quan, bổ ích cho bạn đọc tham khảo.


Lần đầu tiên tới Nhật Bản: những điều gây sốc

Nhiều bạn biết tới Nhật Bản là một đất nước có phong tục và nền văn hóa rất riêng và khác lạ. Bạn có thể bắt gặp những điều chưa từng thấy tại đây. Nhiều bạn sẽ sốc khi tận mắt chứng kiến các điều ấy. Hãy cùng Công ty CP Phát triển nguồn Nhân lực ABC khám phá để không bỡ ngỡ khi lần đầu tới Nhật nhé!

1. Ai cũng thích giơ tay chữ V khi chụp ảnh

Đối với người Nhật, chỉ mỉm cười khi chụp ảnh vẫn chưa đủ mà họ còn phải có cử chỉ giơ tay chữ V.
Hành động này cũng được coi là dấu hiệu thể hiện sự hòa bình. Nó bắt nguồn từ các cầu thủ bóng chày năm 1968, hay những vận động viên trượt băng nghệ thuật của Mỹ có thói quen giơ tay chữ V khi tiếp xúc với giới truyền thông.

2. Ngồi dưới sàn nhà


Ghế cũng có trong những gia đình Nhật Bản, nhưng họ lại thích ngồi dưới sàn nhà hơn. Người nước ngoài có thể thấy bẩn khi ngồi dưới sàn, nhưng đối với người Nhật, nó thoải mái hơn ngồi trên sofa.
Bên cạnh đó, việc trải tatami (loại chiếu truyền thống của Nhật) bao phủ toàn bộ sàn nhà cho thấy sàn nhà rất sạch sẽ và bạn không được phép đi giày dép vào bên trong.

3. Húp mỳ

Gây ra tiếng ồn khi ăn có thể được coi là không lịch sử ở các nước phương Tây.
Nhưng tại Nhật, nếu bạn ăn mỳ xì xụp tạo ra tiếng, điều đó có nghĩa món ăn rất ngon. Hơn nữa, việc húp mỳ như vậy còn giúp giảm độ nóng khi ăn.

4. Văn hóa gật đầu phản ứng (Aizuchi)

Bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu khi nói chuyện với người Nhật mà họ chỉ gật đầu mỗi khi trả lời.
Tuy nhiên, hành động “aizuchi” này lại được coi là phép lịch sự và là cách tốt nhất trong cuộc đàm thoại của người Nhật.
Nó được ngầm hiểu như cách trả lời “uh-huh” hay “tôi hiểu rồi”. Nếu không có aizuchi, người Nhật có thể hiểu lầm là bạn không quan tâm đến những gì họ nói.

5. Văn hóa cúi người

Cúi người là hành động người Nhật thường làm khi chào hỏi, xin lỗi, thậm chí ngay cả khi chia buồn với người khác. Hành động này cũng thể hiện sự tôn trọng và bày tỏ cảm xúc với mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào cũng phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

6. Không tiền boa


Nếu ở Mỹ, người bồi bàn sẽ chạy theo bạn nếu bạn không để lại tiền boa (tipping), nhưng ở Nhật thì ngược lại, bồi bàn sẽ theo sau bạn nếu bạn để lại tipping.
Đối với người Nhật, khi được tip thường cảm thấy tội lỗi và xấu hổ về số tiền thêm đó, thậm chí một số người còn nghĩ như vậy là hạ thấp địa vị. Cho nên, tới Nhật bạn không cần phải boa tiền.

7. Ngủ gật khi đang làm việc (Inemuri)

Inemuri theo nghĩa đen được hiểu là “ngủ trong khi có mặt”. Đối với người Nhật, đó là dấu hiệu ngầm cam kết với công việc.
Và các công ty Nhật Bản khuyến khích nhân viên của mình ngủ khoảng 20-30 phút vào buổi trưa.
Tuy nhiên, đôi khi cũng có một số người giả ngủ inemuri để cho ông chủ của mình thấy rằng họ đang làm việc chăm chỉ.

8. Ăn gà KFC trong lễ Giáng sinh

Giáng sinh không phải là một ngày lễ quốc gia của Nhật bản nhưng ngày lễ này sẽ không hoàn chỉnh nếu thiếu món gà rán KFC.
Phong trào ăn gà KFC trong lễ Giáng sinh bắt đầu từ những năm 1970 khi một nhóm người nước ngoài mua để thay thế gà tây cho ngày này.
Sau đó, KFC cảm thấy đây là một cơ hội thương mại nên chiến dịch tiếp thị “Kurisumasu ni wa kentakkii!” (Kentucky cho Giáng sinh) ra đời vào năm 1974. Từ đó, KFC thu được doanh thu cao nhất vào những ngày Giáng sinh.

9. Đeo khẩu trang ở mọi nơi

Người nước ngoài lần đầu tới Nhật chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi thấy ở đâu mọi người cũng đeo khẩu trang.
Từ trường học, tàu điện ngầm, nơi làm việc hay trên đường phố, nhưng mục đích không chỉ là vấn đề sức khỏe.
Trên thực tế, người Nhật đeo khẩu trang vì nhiều lý do khác nhau: ngăn chặn lây nhiễm cho người khác khi bị ốm, che mặt khi ra ngoài mà không trang điểm, hay đôi khi nó chỉ là một phụ kiện thời trang.