Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Chia sẻ kinh nghiệm sống tại Nhật của một Du học sinh

Nhật Bản được mọi người biết đến với cái tên đất nước hoa anh đào. Có người yêu thích Nhật Bản bởi phong cảnh đẹp như tranh vẽ, cũng có người khó lòng quên được cảnh tượng hoa anh đào muôn hình muôn vẻ dưới chân núi Phú Sỹ. Kỳ này, chúng ta hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ các bạn học sinh đang sinh sống và học tập tại đất nước hoa anh đào một điểm khác biết về đất nước và con người nơi đây.

Khi trả lời phỏng vấn, một số học sinh vẫn thường chia sẻ với phóng viên rằng người Nhật rất hay nói "xin lỗi" với người khác, thậm chí đối với chúng ta đó chỉ là nhưng việc hết sức nhỏ không đang phải như vậy. "Ví dụ như người Nhật Bản nhặt được ví tiền ở trên đường, khi người đó trả lại được vật đánh rơi cho chính chủ, dù trên trán đầm đìa mồ hôi vẫn cố gắng xin lỗi chủ nhân chiếc ví vì đã không thể đem trả lại cho họ sớm hơn". Nhiều du học sinh khi mới sang Nhật đều cảm thấy kỳ lạ, cũng giống như chúng ta hễ gặp người quen là hỏi thăm "ăn cơm chưa" thì người Nhật Bản cũng nói câu "tôi xin lỗi" như một thói quen.
"Có lúc bạn đi trên đường, trước mặt có hai bà lão đang chào tạm biệt nhau, có thể thấy được thái độ hết sức cung kính của họ đối với nhau" (một bạn du học sinh học tại Tokyo vừa cười vừa chia sẻ với phóng viên). Cô chia sẻ rằng, tiếng Nhật Bản được chia thành hai loại đơn giản và loại dùng nhiều kính ngữ. Bề dưới đối với bề trên, cấp dưới nói chuyện với cấp trên đều phải sử dụng kính ngữ.
"Ở Nhật Bản, lên lớp hay tan học, bạn bè hay tám chuyện, liên hoan cùng nhau; đi mua đồ trong siêu thị, đến làm việc gì đó ở công ty hay cơ quan của chính phủ, người trực tiếp làm việc với bạn thường sẽ khen ngợi, ngữ khí khách sáo, thái độ thân thiện". (Một du học sinh học tại đại học Tsukuba chia sẻ).
Đất nước xanh, sạch, đẹp.
"Ở công trường người ta vừa phá dỡ một tòa nhà cũ, một bên là máy móc đang phá đổ các bức tưởng, bên kia là hệ thống nước đang xả nước ào ào, căn bản không nhìn thấy bụi." (Du học sinh trường đại học Nagoya chia sẻ).
"Nhật Bản có khí hậu hải dương, vì thế ít khi có bụi. Phòng ở hai ngày không thu dọn, các đồ vật bên trong cũng không bị phủ bụi".
Không ít du học sinh chia sẻ rằng, người Nhật Bản xây nhà, sửa nhà đều phủ bạt xung quanh, ở bên trong thi công; để tránh bụi, họ gỡ bỏ những đồ vật cũ và xả nước cho sạch.
Ở những nơi công cộng luôn có nhân viên chuyên phụ trách việc quét dọn. "Buổi sáng đến công viên tập thể dục, thường nhìn thấy các cô lao công mặc đồng phục để quét dọn. Người người nhà nhà, cửa tiệm... không gian trước sau đều có người quét dọn, mặt sân đến một cái lá cây cũng không có".
Nhật Bản xem trọng vấn đề môi trường xanh sạch, từ các hộ gia đình, nhà ăn, cửa hàng... đều có vô vàn các loại thực vật xanh tươi. Có nhiều loại thực vật không phải để bày trong phòng mà để ở ngoài cửa hoặc vỉa hè lề đường, người qua đường mỗi khi qua đây lại ngửi thấy hương hoa thơm thoang thoảng. "Vào mùa xuân muôn hoa đua nở, đi qua đường, thấy hoa đỏ lá xanh, hương hoa thoang thoảng làm người ta quên đi cái mệt nhọc." (Một du học sinh chia sẻ).
Học cách sống tiết kiệm.
Một bạn học sinh trường đại học công nghiệp Tokyo chia sẻ với nhà báo, sống ở đây một thời gian mới phát hiện ra hàm nghĩa khác của từ "ki bo". "Mình quen biết một người Trung Quốc sống ở Nhật, xuất thân từ gia đình quý tộc, đã sống ở đây mười mấy năm rồi, hiện đang làm việc cho một doanh nghiệp Nhật Bản. Lần đầu tiên mình được cô ấy chia sẻ kinh nghiệm sống: trộn cơm nóng với trứng gà sống, như thế vừa có cơm lại vừa có thức ăn, với lại trứng gà ở Nhật Bản tương đối rẻ, vừa nhiều dinh dưỡng lại tiết kiệm tiền".
Một sinh viên khác học tại đại học Hitotsubashi cũng chia sẻ người hàng xóm của cô thường hay chia sẻ những mẹo vặt trong cuộc sống, một trong những kinh nghiệm đó là để một thùng nhựa chứa đầy nước trong phòng vệ sinh, giảm bớt số lần gạt cần nước ở bồn cầu vì như thế sẽ tốn nhiều nước hơn là dùng nước bên ngoài để dội.
"Ki bo hà tiện vốn là một từ mang nghĩa tiêu cực, nhưng nó thể hiện tinh thần chịu khó chịu khổ và phản ánh ý thức sống rất thú vị của người Nhật Bản".
Trải nghiệm tìm lại được của đánh mất.
Sinh viên học tại trường đại học Osaka kể lại câu chuyện khi mới đến Nhật Bản bị mất đồ và sau đó tìm lại được. "Lúc đó mới đến Nhật Bản, ra đường còn không thể phân biệt đông tây nam bắc, một mình đi đến ngân hàng để chuyển khoản tiền thuê phòng. Vì ở trong nước thường xuyên sử dụng máy rút tiền tự động nên nghĩ chuyện này cũng dễ thôi." Nhưng đến khi đút thẻ vào máy rút tiền, từ cái máy phát ra một loạt những câu tiếng Nhật rất nhẹ nhàng, cô bạn bắt đầu lúng túng, nhìn thấy đằng sau còn rất nhiều người đang xếp hàng đợi rút tiền, chuyển tiền, cô chỉ còn cách thao tác bừa trên máy, những ký tự chữ Hán cũng có thể đoán được phần nào. Thao tác chuyển tiền kết thúc, mồ hôi đầm đìa, sau khi nhận được hóa đơn từ máy thì ra về. "Mình thở phào nhẹ nhõm, nghĩ bụng chủ nhà nhận được tiền là ok rồi". Nhưng không ngờ vài ngày sau, ngân hàng có gửi thư về thông báo việc cô để quên thẻ rút tiền ở máy. Thì ra có người nhặt được và trả về cho ngân hàng.
Một bạn học sinh ở Kyoto cũng từng có trải nghiệm như vậy. Vào một buổi tối cuối tuần, siêu thị có chương trình giảm giá mặt hàng thực phẩm, cậu tranh thủ mua túi lớn túi nhỏ, khi mới mang đồ vào phòng, cậu cùng cậu bạn ở chung chuận bị chia chiến lợi phẩm thì ngoài cửa có tiếng chuông. Muộn lắm rồi mà còn có ai gọi cửa, hai đứa nhìn nhau một hồi rồi ra mở, trước mặt là một đôi thanh niên chưa gặp bao giờ. Bạn nam vẫy vẫy trên tay một cái ví tiền màu đen, thì ra là vì quá hứng khởi mà hai bạn bỏ quên cả ví tiền ở giọ xe. "Hai bạn ấy hóa ra cũng ở cùng một tòa nhà, khi cất xe phát hiện ra mình để quên ví tiền, trong ví có hóa đơn tiền điện mình vừa chi trả, họ nhìn theo địa chỉ ghi trên đó tìm đến cửa, mình bắt đầu có ấn tượng với người Nhật Bản từ đó".

0 nhận xét:

Đăng nhận xét