Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Thủ tục vay vốn ngân hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Người lao động chuẩn bị xuất khẩu lao động, gia đình gặp khó khăn có nhu cầu vay vốn, có thể liên hệ với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn – Agribank, Ngân hàng Vietinbank hoặc Ngân hàng chính sách tại địa phương để vay vốn.Thủ tục cần biết như sau:
Vay tại Ngân hàng:

-Gia đình lao động nào thuộc đối tượng chính sách thì lao động vay tại Ngân hàng chính sách (NHCS).
-Đối tượng còn lại vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN).
-Người đứng tên để vay vốn là người nhà lao động (bố, mẹ, vợ, chồng…).
-Ngân hàng chỉ không cho vay đối với những hộ gia đình đã vay Ngân hàng nhưng khoản vay đó đến hạn không thanh toán và đã chuyển thành nợ quá hạn.
Hỗ trợ hồ sơ vay vốn:
Công ty sẽ chuyển cho lao động những mẫu giấy tờ sau:
-Hợp đồng ký giữa Công ty và người lao động.
-Bản cam kết trả nợ vốn vay.
-Giấy xác nhận tuyển dụng.
-Gia đình lao động sẽ phải mang hồ sơ nói trên đến Ngân hàng làm thủ tục vay vốn.
Thủ tục vay vốn:
-Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng.
-Lao động sẽ phải mở tài khoản tại Ngân hàng.
-Khi làm xong thủ tục vay tiền, Ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu Ngân hàng.
Chuyển tiền vay:
-Tiền gia đình lao động vay từ Ngân hàng sẽ được chuyển vào tài khoản của Công ty mở tại Ngân hàng tỉnh.
Mức vay:
 Mức tiền lao động vay được dưới 30 triệu đồng không cần phải thế chấp tài sản.
Thông báo cho lao động ký hợp đồng và xuất cảnh:
Sau khi vay xong tiền Công ty sẽ thông báo cho lao động ra Công ty để ký hợp đồng và làm thủ tục xuất cảnh.
Khi đi lao động mang theo tờ Uỷ nhiệm chi, các phiếu thu của Công ty (nếu có)
Đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, có thể vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
Những điều kiện và thủ tục để vay vốn như sau:
• Người đứng tên vay vốn Ngân hàng là người nhà của lao động: bố, mẹ, vợ ( chồng )
• Gia đình người vay chưa có nợ xấu ( nợ quá hạn ) tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào.
•  Hợp đồng ký giữa Công ty và người lao động.
- Bản cam kết trả nợ vốn vay.
- Giấy xác nhận tuyển dụng.
• Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng.
- Lao động sẽ phải mở tài khoản tại Ngân hàng.
- Khi làm xong thủ tục vay tiền, Ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ Uỷ nhiệm chi, trên tờ Uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên người vay và người được vay (người lao động), nội dung vay và đóng dấu Ngân hàng.
Các thủ tục pháp lý khác.
Thông tin thêm Ngân hàng Agribank cho vay xuất khẩu lao động
Phương thức cho vay: Thực hiện cho vay đối người lao động thông qua hộ gia đình của người lao động. Trường hợp người lao động là hộ độc thân thì cho vay trực tiếp đến người lao động.
Thời gian cho vay: Căn cứ vào mức thu nhập của người lao động, khả năng trả nợ của hộ gia đình người lao động và khả năng nguồn vốn của Agribank để thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về thời hạn cho vay, nhưng tối đa không vượt quá thời hạn của hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết.
Loại tiền cho vay: cho vay bằng đồng VNĐ. Trong trường hợp người lao động có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ thì Ngân hàng sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối.
Sử dụng tiền vay: Tiền vay được chuyển thẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu lao động đề nghị bằng văn bản có thể phát tiền vay trực tiếp cho người lao động.
Hồ sơ cho vay bao gồm:
Sổ hộ khẩu, CMND của người vay vốn (Ngân hàng đối chiếu bản chính với bản kê khai trên giấy đề nghị vay vốn)
Giấy đề nghị vay vốn của đại diện hộ gia đình người lao động hoặc người lao động trong trường hợp người lao động là hộ độc thân (mẫu phụ lục kèm theo)
Giấy tờ chứng minh đi làm việc ở nước ngoài (Văn bản thông báo về việc Người lao động được tuyển dụng đi làm việc ở nước ngoài/ Hợp đồng đưa người lao đông đi làm việc ở nước ngoài giữa Doanh nghiệp xuất khẩu lao động với người lao động/ Hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với bên sử dụng lao động nước ngoài);
Giấy tờ về TSĐB và Giấy uỷ quyền xử lý TSĐB (trường hợp cho vay trực tiếp người lao động).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét